Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người thường xuyên hoạt động nặng. Bệnh lý này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để tránh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- 1. Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì và dấu hiệu nhận biết sớm?
- 2. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay
- 3. Viêm bao hoạt dịch cổ tay có nguy hiểm không?
- 4. Cách chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay
- 5. Điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay như thế nào?
- 6. Cách phòng tránh bao hoạt dịch cổ tay bị viêm
1. Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì và dấu hiệu nhận biết sớm?
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là tình trạng chất lỏng dư thừa tích tụ nhiều trong bao hoạt dịch của khớp cổ tay, gây viêm, sưng, đau nhức ở cổ tay, làm cho bạn cử động khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày. Bao hoạt dịch là những túi chất lỏng nhỏ nằm giữa xương, cơ, gân và da, chúng có tác dụng bôi trơn khớp để khớp chuyển động dễ dàng, tránh ma sát mạnh..
Các dấu hiệu nhận biết khi bị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là:
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức cổ tay, đặc biệt khi duỗi (uốn cong về phía sau); cơn đau giống như có vật nặng đè lên khớp cổ tay.
- Cơn đau sẽ nặng hơn khi bạn di chuyển hoặc ấn vào. Cơn đau có thể xuất hiện bất thình lình và kéo dài khi vận động, tập thể dục.
- Cảm thấy ấm nóng khi chạm vào cổ tay. Ngoài ra, cổ tay có cục u nhỏ hay sưng tấy kèm theo tình trạng đỏ sẫm ngoài da.
- Khớp cổ tay thiếu linh hoạt, khó khăn khi cầm nắm vật gì đó, đồng thời nếu thực hiện xoay cổ tay sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu.
- Sốt cao kèm theo chóng mặt, choáng váng, buồn nôn. Đây có thể là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch liên quan tới nhiễm trùng.
Nếu cổ tay có cục u xuất hiện kèm theo sưng tấy rất có thể là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay.
2. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay
Người bệnh bị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
2.1 Ảnh hưởng từ tuổi tác
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt ở người trên 40 tuổi. Bởi vì khi càng lớn tuổi, phần sụn ở đệm cổ tay dần bị hao mòn, khiến cho không gian trong khớp bị thu hẹp lại. Điều này sẽ tạo áp lực lên bao hoạt dịch gây viêm sưng, đau nhức.
2.2 Thường xuyên cử động cổ tay
Người lao động chân tay nhiều, người làm các công việc phải lặp đi lặp lại một hoạt động nhiều lần (như họa sĩ, người làm vườn, nhạc công,…) hoặc vận động viên thể thao thường xuyên thực hiện các hoạt động ở cổ tay sẽ rất dễ mắc viêm bao hoạt dịch. Ngoài ra, tình trạng có thể xảy ra do chấn thương tác động mạnh vào túi hoạt dịch gây viêm và kích ứng.
2.3 Viêm bao hoạt dịch cổ tay do bệnh lý
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể là do những bệnh lý như sau:
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm bao hoạt dịch cổ tay là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch gặp trục trặc và tấn công nhầm vào các mô lành trong cơ thể. Điều này sẽ gây viêm bao hoạt dịch khiến cho khớp cổ tay trở nên sưng, nóng, đỏ và đau.
- Bệnh gout: Đây là một dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra do axit uric (chất hóa học trong cơ thể) dư thừa tích tụ lại tạo nên các tinh thể có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn. Khi cọ xát vào lớp niêm mạc mềm của khớp, được gọi là bao hoạt dịch, sẽ gây sưng đau và viêm.
- Lupus ban đỏ: Là bệnh lý tự miễn, gây rối loạn hệ miễn dịch, khiến hệ thống này tấn công nhầm vào mô lành lặn trong cơ thể. Từ đó, gây ra một số triệu chứng đau khớp, các khớp bị sưng, viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay,…
- Đái tháo đường loại 1: Đây là một bệnh lý tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng thành, do cơ thể nhận dạng tuyến tụy là một bộ phận lạ và phản ứng bằng cách tấn công những tế bào sản xuất insulin ở đảo beta của tuyến tụy. Theo đó, khi bị bệnh đái tháo đường cũng kích hoạt phản ứng viêm khớp, trong đó có viêm bao hoạt dịch khớp.
3. Viêm bao hoạt dịch cổ tay có nguy hiểm không?
Viêm bao hoạt dịch cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Suy giảm khả năng vận động khớp: Do cảm giác đau dữ dội ở cổ tay, khiến người bệnh không thể cầm nắm hoặc nâng vác đồ vật, ảnh hưởng đến các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nhiễm trùng bao hoạt dịch: Biến chứng này thường thấy ở một số bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch khớp do vi khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bao hoạt dịch có thể sinh sôi phát triển và khiến chất dịch bên trong lẫn màng hoạt dịch bên ngoài bị nhiễm trùng.
Do đó, khi nhận thấy khớp cổ tay thường xuyên đau nhức, xuất hiện cục u nhỏ, sưng tấy,… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm bao hoạt dịch cổ tay nếu không điều trị sớm rất dễ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
4. Cách chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay
Những phương pháp chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay, bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ đánh giá trực quan thông qua việc sờ nắn xương và mô mềm ở cả hai cổ tay để xác định xem bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay không. Chẳng hạn như nóng, sưng đỏ tại khớp cổ tay.
- Phân tích dịch khớp: Bác sĩ tiến hành lấy lượng dịch quanh khớp viêm rồi mang đi xét nghiệm. Dựa vào kết quả sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay và có cách xử lý phù hợp.
- Chụp X-quang, MRI hoặc siêu âm: Các phương pháp này giúp bác sĩ loại trừ khả năng gãy xương, gai xương hoặc dị vật khác. Ngoài ra, còn giúp quan sát và kiểm tra tình trạng sưng ở bao hoạt dịch khớp cổ tay.
5. Điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay như thế nào?
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh viêm bao hoạt dịch ở khớp cổ tay, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
5.1 Các cách giảm đau khớp cổ tay tại nhà
Trong quá trình tìm kiếm cách chữa viêm bao hoạt dịch cổ tay, nhiều người khá thắc mắc tình trạng này có tự khỏi không? Tùy vào nguyên nhân, tình trạng viêm, bệnh có thể tự khỏi trong vài tuần với các phương pháp điều trị tại nhà kết hợp điều chỉnh thói quen hằng ngày như:
- Chườm đá trong 48 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng viêm để giảm sưng. Sau đó bạn chườm ấm để kích thích máu lưu thông về vùng bị đau; đồng thời hỗ trợ điều hòa thần kinh cảm giác, giúp cảm nhận cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn.
- Để cổ tay được nghỉ ngơi sau khi thực hiện các bài tập và hoạt động lặp đi lặp lại ở cổ tay; cho đến khi cơn đau và tình trạng viêm thuyên giảm.
- Giảm các hành động gây căng thẳng lên cổ tay như viết, gõ bàn phím, chơi nhạc cụ, làm vườn, một số môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền,…
- Sử dụng nẹp cổ tay hoặc găng tay hỗ trợ để tăng thêm sự ổn định, sẽ làm giảm áp lực cho mô bị thương, giảm nguy cơ chấn thương nặng hơn ở khớp cổ tay. Lưu ý không nên sử dụng thường xuyên, vì chúng có thể hạn chế sự phát triển của cơ và cản trở quá trình chữa lành mô cơ.
- Có thể dùng các thiết bị hỗ trợ như dụng cụ mở nắp, xoay chìa khóa. Sử dụng đồ dùng có tay cầm lớn để giảm áp lực quá nhiều lên cổ tay khi cầm nắm.
Để giảm đau do viêm bao hoạt dịch cổ tay bạn nên để cổ tay được nghỉ ngơi, giảm tác động mạnh lên khu vực này như đánh máy, viết,…
Bác sĩ Timothy Gallivan - với 20 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) đến từ Phòng khám ACC chia sẻ, việc thực hiện các bài tập chữa đau khớp cổ tay phù hợp là một trong…
5.2 Sử dụng thuốc
Nếu đã thực hiện các cách giảm đau và thay đổi thói quen sinh hoạt mà triệu chứng viêm bao hoạt dịch cổ tay không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm để ức chế quá trình viêm, giúp giảm sưng đau nhanh chóng. Một số loại thuốc thường dùng đó là:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đối với các trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay giai đoạn đầu có triệu chứng chỉ sưng và đau, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen và naproxen.
- Thuốc chống viêm corticosteroids: Thuốc này được sử dụng đối với trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn. Thuốc corticosteroids giúp giảm viêm, giảm sưng và đau nhức, tuy nhiên không áp dụng khi bị viêm bao hoạt dịch liên quan đến nhiễm trùng.
- Thuốc kháng sinh: Khi bị viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thuốc này sẽ tiêu diệt triệt để mầm mống gây bệnh và chữa lành các khu vực bị viêm nhiễm trong bao hoạt dịch.
- Tiêm thuốc: Khi tình trạng sưng đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm thuốc corticosteroid trực tiếp ở vị trí bao hoạt dịch bị viêm.
Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách. 1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…
Lưu ý: Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ, tuân thủ đúng liều (không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng), đúng thời điểm (uống trước hoặc sau khi ăn theo chỉ định) và đúng thời gian điều trị (không dùng thuốc quá lâu).
5.3 Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu
Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu được cho là cách chữa viêm bao hoạt dịch cổ tay có độ lành tính cao, giúp kích thích quá trình chữa lành cơn đau của cơ thể, cải thiện khả năng vận động hiệu quả.
- Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Khi điều trị, các bác sĩ sẽ dùng tay với một lực phù hợp để nắn chỉnh đưa cấu trúc xương khớp sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ vậy mà giảm áp lực chèn ép dây thần kinh gần đó, đồng thời kích thích quá trình tự chữa lành những tổn thương tại khu vực khớp cổ tay. Từ đó, cơn đau nhức thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.
- Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các bài tập kéo giãn cơ, nhằm giảm áp lực cho khớp cổ tay, giúp giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, còn áp dụng điều trị với các thiết bị hiện đại có chức năng tăng cường tuần hoàn máu và tái tạo các mô, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu giúp giảm cơn đau một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Nhờ ứng dụng liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu, phòng khám ACC đã giúp nhiều khách hàng loại bỏ tình trạng đau nhức khớp cổ tay và phục hồi sức khỏe, vận động linh hoạt như bình thường. Điều này nhờ ACC sở hữu các ưu thế nổi bật như:
- 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống có bằng cấp chứng chỉ. Các bác sĩ được đào tạo chuyên môn bài bản, dày dặn kinh nghiệm thực tế đã từng điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân đau khớp gối, cổ tay,… từ mức độ nhẹ đến phức tạp.
- Bác sĩ xây dựng liệu trình điều trị cá nhân hóa, dựa theo tình trạng bệnh của mỗi người, mang lại hiệu quả tối ưu mà vẫn đảm bảo an toàn đồng thời giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
- Kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với trang thiết bị hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… giúp giảm đau hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe của xương khớp.
- Bác sĩ luôn theo dõi sát sao quá trình tập luyện, đảm bảo thực hiện tư thế đúng để mang lại hiệu quả điều trị cao. Đồng thời, bác sĩ chia sẻ các bài tập luyện tại nhà, sinh hoạt và ăn uống để đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Đến khi kết thúc liệu trình điều trị, còn hướng dẫn tận tình cách chăm sóc để xương khớp khỏe mạnh hơn, phòng ngừa cơn đau tái phát do viêm bao hoạt dịch cổ tay.
- Chi phí điều trị minh bạch, được công khai rõ ràng khi thăm khám. Đặc biệt, phòng khám ACC thường tổ chức các chương trình ưu đãi, để bệnh nhân có thể tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh về xương khớp, cột sống,… theo tiêu chuẩn quốc tế với mức giá tiết kiệm.
Các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tại ACC 100% là người nước ngoài, nhiều kinh nghiệm giúp chữa lành cơn đau viêm bao dịch khớp cổ tay hiệu quả.
>> Chữa đúng cách từ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh giúp giảm đau một cách tự nhiên, an toàn, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Liên hệ đặt hẹn ngay ACC để được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị cơn đau viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay!
Viêm bao hoạt dịch cổ tay có cần phẫu thuật không? Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể được cải thiện bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật cắt bỏ túi hoạt dịch rất hiếm khi xảy ra và chỉ được chỉ định trong trường hợp bao hoạt dịch bị viêm nghiêm trọng và không đáp ứng với điều trị bảo tồn. |
6. Cách phòng tránh bao hoạt dịch cổ tay bị viêm
Để giảm nguy cơ viêm bao hoạt dịch cổ tay, bạn cần lưu ý:
- Tăng cường tập luyện cho vùng khớp cổ tay.
- Tránh thực hiện lặp đi lặp lại những động tác yêu cầu dùng đến cổ tay trong thời gian dài.
- Tập thể dục với cường độ vừa phải. Nếu chơi thể thao, cần mang đồ bảo hộ khớp.
- Duy trì lối sống khoa học, kiểm soát tốt cân nặng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm giúp chống viêm như rau chân vịt, cải xoăn, bí đỏ, cà rốt, táo, nho, việt quất, dâu tây, hạnh nhân,… Đồng thời hạn chế ăn đậu phộng; đậu nành; lúa mạch đen; đồ ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ; rượu; bia;…
Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch cổ tay ở giai đoạn đầu có thể được cải thiện khi bạn nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, khi cơn đau nhức ở cổ tay kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và có hướng xử trí kịp thời.
Xem thêm: >>> Cứng khớp cổ tay do đâu và điều trị như thế nào? >>> Hội chứng ống cổ tay là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị >>> Tràn dịch khớp cổ tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả