Bước sang tuổi 40, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, điển hình là tình trạng đau nhức cơ xương khớp. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao phụ nữ trung niên dễ mắc các bệnh xương khớp hơn so với nam giới.
Chia sẻ với bác sĩ Erik W.Waardenburg – chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống đã có 17 năm kinh nghiệm, bệnh nhân nữ tên Hiền (40 tuổi, Hà Nội) cho biết, chị bị đau nhức dữ dội toàn thân bên phải từ cổ xuống gót chân. Trong đó nơi đau nặng nhất là vùng thắt lưng khiến cho khả năng vận động của chị bị hạn chế nhiều.
Thông qua kết quả phim chụp MRI, bác sĩ Erik phát hiện chị Hiền bị thoái hóa đốt sống cổ từ đốt C3-C5 và thoái hóa cột sống thắt lưng từ L4-S1.
Sau đó, nữ bệnh nhân được chỉ định 18 buổi điều trị với các phương pháp nắn chỉnh cột sống, Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng với tần suất 4 buổi/tuần. Sau 6 buổi điều trị kết hợp chườm nóng tại nhà, cơn đau nhức ở thắt lưng đã giảm đáng kể. Sau 1 tháng, bệnh nhân đã hồi phục 70%.
1. Nguyên nhân phụ nữ tuổi trung niên dễ mắc bệnh cơ xương khớp
Thoái hóa xương khớp sớm ở phụ nữ tuổi trung niên ngày nay không còn là hiện tượng hiếm gặp. Bác sĩ Erik cho biết, hầu hết người bệnh thường lơ là các dấu hiệu ban đầu của triệu chứng đau nhức xương khớp cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng mới quyết định đi khám bác sĩ.
Ví dụ gần đây, một phụ nữ 51 tuổi đã đến phòng khám ACC để kiểm tra về triệu chứng đau ở thắt lưng và tê chân khi đi lại. Mặc dù đã dùng thuốc trong nhiều tháng nhưng hầu như cơn đau không có sự cải thiện. Sau khi xem phim chụp MRI, bác sĩ Erik phát hiện bệnh nhân bị phình đĩa đệm L3-S1, thoái vị nội xốp và thoái hóa cột sống.
Chỉ sau 3 buổi điều trị, bệnh nhân đã cảm thấy đỡ đau và có thể di chuyển quãng đường xa hơn. Sau liệu trình điều trị 13 buổi, cơn đau đã chấm dứt hoàn toàn, bệnh nhân không còn bị tê chân nữa, đi đứng như người bình thường.
Bác sĩ Erik còn cho biết, theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh xương khớp cao hơn nam giới khoảng từ 10 đến 15%, có gần 40% phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.
>> Xem thêm: 5 bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau tuổi 40
Phụ nữ tuổi trung niên thường gặp các triệu chứng đau nhức ở vị trí như lưng, cổ, đầu gối, cột sống và đĩa đệm. Những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề xương khớp này là quá trình lão hóa, tính chất công việc phải ngồi quá lâu và ít vận động,…
“Hormone estrogen tạo ra hàng rào bảo vệ khớp, kháng viêm; mất đi hàng rào này dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa, đau khớp. Bên cạnh đó, mật độ xương ở nữ giới cũng mỏng yếu hơn, các yếu tố khác như mang thai, sinh đẻ, chấn thương… cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp”, bác sĩ Erik phân tích.
2. Chiropractic: điều trị bệnh xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là liệu pháp điều trị bệnh xương khớp tiên tiến không dùng thuốc, không phẫu thuật. Chiropractic dựa trên nguyên lý liên kết hệ thần kinh cột sống và sức khỏe toàn diện của cơ thể. Đây là liệu trình phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả người già, phụ nữ mang thai và trẻ em.
Các bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractor) thực hiện kỹ thuật nắn chỉnh đốt sống bị sai lệch, giải phóng áp lực lên dây thần kinh xung quanh, giúp cột sống khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên mà không cần phẫu thuật, giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau hiệu quả.
Tại Phòng khám ACC, liệu trình Chiropractic sẽ kết hợp với chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng bằng các máy móc hiện đại như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV, hệ thống máy tập Pneumex PneuBack (Mỹ) giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
>>Xem thêm: Đau xương khớp toàn thân cảnh báo bệnh gì và cách điều trị ra sao?
Bên cạnh việc điều trị, bác sĩ Erik cũng khuyến khích các chị em phụ nữ nên tăng cường thể dục thể thao để tăng mức độ chịu lực tốt cho các nhóm cơ, khớp; ăn uống đa dạng các nhóm chất; ngủ đủ giấc để sức khỏe xương khớp được phục hồi; tầm soát cơ xương khớp định kỳ để phát triển sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Để tìm hiểu chi tiết về liệu trình Chiropractic điều trị bệnh xương khớp không dùng thuốc hay phẫu thuật, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY.
Bài viết tham khảo:
>> Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp?
> Vì sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn nam giới?