Hông là bộ phận giáp ranh giữa xương chậu và xương đùi, bao gồm nhiều bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm gắn kết hai đoạn xương này, đồng thời giúp cơ thể xoay mình và di chuyển dễ dàng. Bất kỳ thương tổn nào xuất hiện ở những bộ phận trên đều gây nên triệu chứng đau hông.
Thực tế, mọi người đều có thể đã từng bị đau hông ít nhất một lần trong đời, đặc biệt là người cao tuổi hoặc những người thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh. Phần lớn trường hợp, các cơn đau chỉ mang tính tạm thời và có thể nhanh chóng biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống lâu dài nếu không được chữa trị kịp thời.
Vậy, nguyên nhân sức khỏe nào dẫn đến đau hông? Đâu là cách điều trị tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
Đau hông cảnh báo bệnh gì?
Bên cạnh những yếu tố như thường xuyên hoạt động mạnh, sai tư thế, thói quen mang giày cao gót, thừa cân hay béo phì… triệu chứng đau hông còn có khả năng là “thông điệp” của cơ thể về một số căn bệnh đang âm thầm tiến triển. Một số bệnh lý phổ biến gây đau ở hông có thể kể đến như:
1. Thoái hóa và gai cột sống thắt lưng
Theo thời gian, cột sống sẽ bị thoái hóa dần, khiến những bộ phận xung quanh như sụn khớp, đĩa đệm cũng bị bào mòn, suy yếu. Không những vậy, các đốt xương sống còn mất đi độ bền vững, chắc khỏe. Nếu quá trình thoái hóa trên xảy ra ở khu vực cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau hông – thắt lưng khó tả khi có lực trực tiếp tác động đến vị trí này, dù cường độ không đáng kể.
Mặt khác, nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu, cột sống thắt lưng bị thoái hóa có nguy cơ dẫn đến sự hình thành gai xương tại đây. Các chỏm gai xương do canxi lắng đọng có thể chèn ép đến những rễ thần kinh gần đó, gây tê mỏi và đau nhức vô cùng.
2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tương tự gai xương, thoát vị đĩa đệm cũng là một trong các hệ lụy của bệnh thoái hóa cột sống. Lúc này, đĩa đệm sẽ trượt khỏi vị trí ban đầu và đè lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến các cơn đau nhức khó chịu. Hầu hết người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ bắt gặp triệu chứng đau hai bên hông.
3. Đau thần kinh tọa
Bệnh đau dây thần kinh tọa có mối liên hệ mật thiết với tình trạng thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Theo nhiều bác sĩ, vấn đề sức khỏe này ảnh hưởng đến 70% người bị đau hai bên hông.
Dây thần kinh tọa bắt đầu từ thắt lưng và chạy dọc xuống đến chân. Do đó, trong một số trường hợp, phạm vi đau nhức của cơn đau thần kinh tọa không chỉ diễn ra ở hông mà còn có nguy cơ lan rộng xuống mông và thậm chí là chi dưới. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến công việc và hoạt động hàng ngày của người bệnh, bao gồm cả việc đơn giản như đi lại. Ngoài ra, cường độ đau nhức có xu hướng dữ dội vào sáng sớm (thường sau khi thức dậy) và ban đêm.
4. Bàn chân bẹt
Hội chứng bàn chân bẹt đề cập đến bàn chân không có vòm hoặc độ lõm quá nông. Ít ai biết rằng, triệu chứng đau hông dai dẳng có khả năng cao đến từ vấn đề sức khỏe này.
Thực tế, vòm bàn chân đóng vai trò chịu toàn bộ áp lực của cơ thể khi đi đứng, đồng thời góp phần hỗ trợ cơ thể giữ thăng bằng. Vì vậy, ở những người mắc hội chứng bàn chân bẹt, các bộ phận như đầu gối, mắt cá, hông, thắt lưng… sẽ bị đau mỏi nghiêm trọng nếu đứng lâu hoặc di chuyển liên tục.
Thêm vào đó, nếu không có biện pháp kiểm soát tốt ngay từ đầu, người bị bàn chân bẹt còn có nguy cơ đối mặt với tình trạng biến dạng cấu trúc xương khớp, từ đó kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt thường ngày.
Cần làm gì khi bị đau hông?
Mỗi người sẽ có phương pháp trị đau hông riêng, tùy vào vấn đề người đó gặp phải là gì. Trong quá trình điều trị, một số bệnh nhân có thể muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau thông dụng để mau chóng đẩy lui cảm giác khó chịu này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại thuốc này không có tác chữa tận gốc các bệnh về cơ xương khớp – cột sống hay bàn chân bẹt nên triệu chứng đau hông vẫn sẽ tiếp tục tái phát trong thời gian ngắn.
Mặt khác, đôi khi đau hai bên hông còn có nguy cơ là triệu chứng bệnh thận. Nếu bạn tự ý dùng thuốc giảm đau trong trường hợp này, bệnh có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng hơn do một số loại thuốc này có tác dụng phụ làm suy yếu khả năng hoạt động của thận và các cơ quan khác như gan và dạ dày. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị cũng như phục hồi về sau.
Vì vậy, đối với trường hợp đau hông do bệnh lý cụ thể gây nên, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm y khoa uy tín để tiếp nhận phương pháp chữa trị hiệu quả.
Bị đau hông nên đi khám ở đâu mới tốt?
Ngày nay, chữa đau không dùng thuốc hay phẫu thuật là hướng điều trị được ưa chuộng nhất dành cho tình trạng đau hông do thoái hóa cột sống thắt lưng và những vấn đề liên quan. Nguyên nhân là vì thuốc giảm đau không có tác dụng chữa lành các thương tổn này. Trong khi đó, tuy phẫu thuật có thể điều trị tận gốc nhưng lại mang quá nhiều rủi ro tiềm ẩn. Không những vậy, cơn đau ở hông vẫn có khả năng tái phát kể cả khi phẫu thuật thành công.
Ở Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống hiện đang là một trong các đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này. Với châm ngôn ưu tiên sức khỏe của người bệnh trên hết, các bác sĩ tại ACC sẽ dựa vào nguyên nhân cụ thể gây đau hông của bệnh nhân để đề xuất phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất có thể, chẳng hạn như:
Đau hông do ảnh hưởng của bàn chân bẹt
Đối với trường hợp này, giải pháp an toàn và hiệu quả nhất là sử dụng đế chỉnh hình bàn chân. Chiếc đề này không chỉ giúp phân tán bớt sức ép tác động đến hông mà còn góp phần kích thích sự phát triển của vòm bàn chân, giúp bàn chân mau chóng cải thiện chức năng. Nhờ đó, rủi ro đau nhức tái phát cũng giảm thiểu đáng kể.
Tuy nhiên, những đế chỉnh hình có sẵn trên thị trường hầu hết được làm theo kích cỡ chung nên không dễ tìm được chiếc đế vừa khít với chân bạn. Điều này khiến hiệu quả điều trị có thể không như mong muốn.
Phòng khám ACC sở hữu công nghệ CAD-CAM hiện đại có khả năng lấy số đo mật độ lòng bàn chân chính xác nhất. Nhờ vậy, các chuyên gia có thể làm ra chiếc đế “đo ni đóng giày” cho từng bệnh nhân, đảm bảo việc mang đề chỉnh hình sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, phòng khám còn cẩn thận trong việc lựa chọn vật liệu chất lượng cao khi làm đế chỉnh hình bàn chân, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái khi phải mang đế liên tục trong thời gian dài.
Đau hông do thoái hóa cột sống thắt lưng và các vấn đề liên quan
Nhìn chung, gai xương phát triển, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa hay thoái hóa đốt sống thắt lưng đều liên quan đến tình trạng cấu trúc xương khớp – cột sống sai lệch, gây chèn ép các rễ thần kinh ở khu vực thắt lưng – hông và dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu. Để khắc phục và chữa lành những thương tổn này, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) sẽ là cách điều trị tối ưu nhất.
Chiropractic hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng lực tay phù hợp để nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch trở về vị trí cấu tạo, từ đó giải phóng sức ép đè nặng lên các rễ thần kinh gây đau. Hiện nay, số lượng bác sĩ có thể triển khai và phát huy tối đa hiệu quả của Trị liệu Thần kinh Cột sống ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu là vì Chiropractic là thủ thuật điều trị y khoa phức tạp, cần được thực hiện bởi người có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi đó, lĩnh vực Thần kinh Cột sống vẫn còn rất mới ở Việt Nam nên chưa có chương trình đào tạo bài bản, chính quy.
Do đó, không ít người tự nhận có thể thực hiện liệu pháp này mặc dù thực chất họ chỉ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn kéo dài vài tháng thay vì 6 – 8 năm như chương trình chính quy. Điều này cũng có nghĩa rằng cả kiến thức cũng như kỹ thuật của họ không đủ để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Không những vậy, đôi khi sự thiếu sót này còn dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang” ngoài ý muốn.
Với việc sở hữu đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống 100% đến từ các quốc gia phát triển mạnh về Chiropractic như Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc… phòng khám ACC tự hào đã chữa đau hoàn toàn cho hàng chục nghìn người Việt gặp vấn đề về cơ xương khớp – cột sống mà không cần phẫu thuật hay uống thuốc. Ngoài ra, ACC còn là đơn vị chuyên về Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
Bên cạnh đó, nhằm giúp bệnh nhân sớm quay lại cuộc sống thường ngày, bác sĩ ACC còn thiết kế chương trình tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của thiết bị, máy móc hiện đại giúp các bộ phận ở khu vực thắt lưng, hông bị thương tổn có thể khôi phục khả năng hoạt động trong thời gian ngắn.
Như vậy, có thể thấy triệu chứng đau hông không đơn giản chỉ là hệ quả của một số thói quen sống không lành mạnh. Nếu bạn nghi ngờ bất kỳ bệnh lý nào đang đứng sau các cơn đau ở vùng hông – thắt lưng, hãy nhanh chóng tìm gặp các chuyên gia uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời, hiệu quả nhé.