Ngày nay, đau đầu gối khi tập squat không phải là vấn đề hiếm gặp. Bên cạnh cân nhắc lại chương trình cũng như cường độ luyện tập, người bệnh cũng nên kiểm tra sức khỏe đầu gối.
Với hàng loạt lợi ích sức khỏe cho người tập, từ lâu squat đã góp mặt trong chương trình rèn luyện thể chất của không ít người. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, người tập squat có nguy cơ gặp phải vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, chẳng hạn như đau đầu gối.
Do đâu đầu gối lại đau khi đang tập squat? Có thể làm gì để cải thiện tình trạng này? Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.
1. Vì sao bạn lại bị đau đầu gối khi tập squat?
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân gây đau đầu gối khi tập squat có thể đến từ những yếu tố sau đây, bao gồm:
Tập luyện sai cách
Mục đích chính của bài tập squat là tăng cường thể lực cho các nhóm cơ ở phần thân dưới, cụ thể hơn là cơ đùi và cơ mông. Thông qua đó, khớp gối cũng có thể nhận được một số lợi ích tích cực.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn luyện tập đúng cách. Việc thực hiện các thao tác squat không chính xác rất dễ gây thêm áp lực đè nặng lên đầu gối, kéo theo tình trạng đau nhức ở bộ phận này trong suốt quá trình tập luyện. Đôi khi trật khớp gối cũng có nguy cơ phát sinh bởi nguyên nhân này.
Nếu tình trạng đau đầu gối khi tập squat vẫn tiếp tục kéo dài sau khi bạn đã điều chỉnh lại cách rèn luyện, hãy tìm gặp bác sĩ để kiểm tra liệu có bất kỳ vấn đề gì đang xảy ra ở khớp gối không.
Nhuyễn sụn bánh chè
Chứng nhuyễn sụn bánh chè xảy ra khi phần sụn ở mặt dưới xương bánh chè mềm đi bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, hoạt động thể thao với cường độ cao là nguyên nhân phổ biến nhất. Vì vậy, tình trạng sức khỏe này còn có tên gọi khác là “runner’s knee”.
Lớp sụn khớp ở xương bánh chè yếu đi khiến đầu gối dễ phát đau ở mỗi cử động, kể cả những động tác đơn giản như squat.
Có thể bạn quan tâm: > Nguyên nhân và cách ngăn ngừa đau gối sau khi chạy bộ > Đau đầu gối khi đá bóng: chớ nên xem thường! > Đau đầu gối khi leo cầu thang – Dấu hiệu chớ nên coi thường
Bong gân
Dây chằng đóng vai trò kết nối các đoạn xương ở đầu gối, giúp bộ phận này hoạt động ổn định. Một người vận động quá sức có thể khiến những dải mô mềm này kéo căng, có thể gây đau và sưng ở đầu gối. Tình trạng này gọi là bong gân.
Trong lúc tập squat, thực hiện động tác vặn, xoay chuyển đầu gối sai cách là nguyên nhân chủ yếu khiến khớp gối phát đau.
Viêm khớp
Tình trạng viêm khớp có khả năng phát sinh ở hầu hết các khớp trong cơ thể. Trong đó, đầu gối thường xuyên chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Viêm khớp gối có hai dạng chính gồm:
- Viêm xương khớp (thoái hóa): lớp sụn khớp ở đầu gối bị bào mòn theo thời gian, kéo theo một loạt triệu chứng như sưng đau, cứng khớp gối…
- Viêm khớp dạng thấp: một dạng bệnh lý tự miễn ở toàn bộ khớp trong cơ thể. Lúc này, tế bào bạch cầu sẽ tấn công các mô khỏe mạnh xung quanh khớp, gây đau, sưng và cứng khớp.
Thực tế, dù người bệnh rơi vào bất kỳ trường hợp nào, đau đầu gối khi tập squat vẫn là điều khó có thể tránh khỏi nếu khớp gối đã có vấn đề trước khi tập luyện.
Hội chứng dải chậu chày
Dải chậu chày là một dải mô mềm đi từ hông đến xương chày ở đầu gối. Nhiệm vụ chính của dải mô liên kết này là hỗ trợ hông cũng như đầu gối chuyển động linh hoạt. Ngoài ra, dải chậu chày còn đóng vai trò bảo vệ đùi ngoài.
Trong các bài tập squat, co duỗi đầu gối liên tục là thao tác thường thấy. Hoạt động này thường xuyên diễn ra với cường độ cao có dẫn đến hội chứng dải chậu chày. Khi đó, dải mô mềm này sẽ trở nên căng cứng, siết chặt, từ đó tạo ma sát ở đầu gối và gây đau mỗi khi bạn co chân lại. Đôi khi triệu chứng còn bao gồm cả đau hông.
Bàn chân bẹt
Hội chứng bàn chân bẹt đề cập đến lòng bàn chân phẳng lỳ, không có vòm của một người.
Thực tế, mỗi người khi vừa chào đời đều không có lõm bàn chân. Trong quá trình trưởng thành, những nhóm cơ ở lòng bàn chân mới bắt đầu phát triển, hình thành nên độ lõm cần thiết. Lúc này, tình trạng độ lõm bàn chân quá nông hoặc vòm bàn chân không phát triển mới được chẩn đoán là bàn chân bẹt.
Vòm bàn chân đảm đương nhiệm vụ thuyên giảm áp lực từ mặt đất tác động lên cơ thể của một người khi họ đứng hoặc di chuyển. Chính vì vậy, người có bàn chân bẹt thường phải chịu đựng các cơn đau khó chịu ở một số bộ phận hỗ trợ chống đỡ cơ thể như mắt cá chân hoặc đầu gối. Tình trạng đau nhức có xu hướng tệ hơn mỗi khi người bệnh vận động, bao gồm cả lúc tập squat.
Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến, có đặc điểm đặc trưng là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm cong tự nhiên khi đứng trên sàn nhà. Bệnh bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn,…
2. Làm thế nào để điều trị hiệu quả tình trạng đau đầu gối khi tập squat?
Đầu gối bị đau khi tập squat không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện thể chất mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống. Do đó, làm sao để giải quyết cơn đau nhanh chóng luôn là mối bận tâm của những người không may rơi vào trường hợp này.
Hiện nay, những phương pháp chữa đau đầu gối khi tập squat thường đi theo hai hướng sau:
Điều chỉnh chương trình tập luyện
Nếu nguyên nhân đau đầu gối khi tập squat đến từ vấn đề thực hiện sai cách, sai thao tác hoặc luyện tập với cường độ quá cao, điều chỉnh lại chương trình tập luyện là điều cần thiết. Ngoài ra, đừng quên khởi động trước khi tập luyện. Điều này có thể giúp hạn chế phát sinh tình trạng đau nhức ở đầu gối.
Mặt khác, bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia uy tín để được tư vấn về một chế độ tập luyện hiệu quả và an toàn nhất.
Điều trị chấn thương ở đầu gối không dùng thuốc hay phẫu thuật
Trong trường hợp các cơn đau kéo đến do chấn thương đầu gối, người bệnh sẽ cần biện pháp chữa trị đặc thù hơn. Thuốc giảm đau và phẫu thuật là hai lựa chọn phổ biến đối với tình trạng khớp gối bị tổn thương. Mặc dù vậy, các chuyên gia không đánh giá cao hai phương pháp này.
Cũng chính vì vậy, xu thế hiện nay của giới y học là chữa đau tận gốc không dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Hướng điều trị này đã phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada…
Ở phòng khám ACC, sức khỏe của người bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu. Do đó, các bác sĩ ACC sẽ dựa vào kết quả kiểm tra mức độ chấn thương, thể trạng đặc thù của bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây đau đầu gối để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Các biện pháp có thể bao gồm:
Đối với tình trạng thoái hóa, trật khớp gối hoặc nhuyễn sụn
Nếu nguyên nhân đằng sau các cơn đau dai dẳng là thoái hóa hay trật khớp, nhuyễn sụn, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) sẽ là giải pháp điều trị tốt nhất. Liệu pháp này hoạt động theo cơ chế nắn chỉnh lại những sai lệch trong cấu trúc xương khớp, khiến chúng trở lại vị trí vốn có.
Đồng thời, thao tác nắn chỉnh còn kích thích cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể hoạt động. Như vậy, cơn đau đầu gối có thể mau chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.
Nếu nguyên nhân đau đầu gối là do bàn chân bẹt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng đế chỉnh hình y khoa. Bàn chân là bộ phận quan trọng vì là nền tảng của toàn bộ cơ thể. Những người bị tật bàn chân bẹt nặng sẽ dẫn đến biến chứng xoay khớp cổ chân, xoay khớp gối gây đau, viêm và lâu dần dẫn đến thoái hóa khớp nếu không được điều trị tận gốc.
Để đem lại hiệu quả cao nhất có thể, Trị liệu Thần kinh Cột sống phải do những chuyên gia, bác sĩ được đào tạo chính quy từ 6 – 8 năm chuyên ngành này. Ở ACC, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài hoàn toàn đáp ứng tiêu chí trên.
Mặt khác, ACC cũng là phòng khám đầu tiên chuyên về Trị liệu Thần kinh Cột sống được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp nhận điều trị tại đây.
Đối với hội chứng dải chậu chày hoặc bong gân
Hội chứng dải chậu chày và bong gân đều liên quan đến chấn thương mô mềm. Do đó, thay vì áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống như trên, bác sĩ ACC sẽ đề xuất giải pháp hiệu quả hơn là sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ IV. Sự kết hợp của hai phương pháp này sẽ tác động sâu đến vùng mô mềm bị tổn thương, thông qua đó kích hoạt quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy cơ thể tự chữa lành thương tổn.
Đối với vấn đề bàn chân bẹt
Mục đích chính của việc điều trị bàn chân bẹt là kích thích vòm bàn chân phát triển, từ đó cải thiện chức năng của bộ phận này. Thời điểm vàng để tầm soát và điều trị hiệu quả bằng đế chỉnh hình y khoa là từ 3 – 8 tuổi. Đối với người trưởng thành xương đã cứng không thể tái tạo vòm bàn chân như ở trẻ nhỏ, vì vậy việc điều trị bàn chân bẹt bằng cách mang đế chỉnh hình y khoa sẽ giúp giảm áp lực tác động lên đầu gối, cơn đau cũng từ đó dần dần biến mất.
Phòng khám ACC sở hữu công nghệ CAD-CAM đến từ Hoa Kỳ có công dụng lấy số đo mật độ lòng bàn chân chính xác nhất. Từ đó, chiếc đế chỉnh hình cho từng người bệnh sẽ được “đo ni đóng giày” hoàn hảo. Nhờ vậy, việc điều trị có thể đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Thêm vào đó, quá trình chữa bàn chân bẹt cần rất nhiều thời gian. Vì vậy, các chuyên gia ở ACC còn đặt nhiều lưu ý trong việc lựa chọn vật liệu chất lượng cao khi chế tạo đế chỉnh hình bàn chân. Nhờ đó, người mang đế chỉnh hình sẽ cảm thấy thuận tiện và hoạt động thoải mái.
Như vậy, có thể thấy đau đầu gối khi tập squat không chỉ do rèn luyện sai cách mà còn có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau sẽ giúp việc điều trị trở nên thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Xem thêm: > Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì? > Đau đầu gối khi ngồi xổm là triệu chứng của bệnh gì? > Đột nhiên đau đầu gối: nguyên nhân do đâu?