1. Nguyên nhân gây đau gối phổ biến
Khớp gối là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể nên nó rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng đầu tiên báo hiệu cấu trúc bên trong khớp gối đang gặp vấn đề là những cơn đau đầu gối, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung ở người trung niên và cao tuổi. Có 2 nguyên nhân gây đau gối chủ yếu là do chấn thương và các bệnh lý về xương khớp.
Chấn thương đầu gối do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động có thể dẫn đến bong gân, gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng hoặc tổn thương sụn chêm, gây ra các cơn đau hoặc cũng có thể làm khớp gối bị cứng.
Ngoài ra, đau đầu gối còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý cơ xương khớp khởi phát như: thoái hóa khớp gối (xảy ra khi hệ thống sụn khớp bị bào mòn, gây biến đổi bề mặt khớp), viêm khớp dạng thấp (bệnh lý tự miễn gây tổn thương nghiêm trọng đến khớp gối), bệnh gout (hàm lượng axit uric tích tụ quá nhiều trong khớp xương) hoặc bàn chân bẹt (khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh hoạt động chạy nhảy, dẫn đến xoay lệch khớp đầu gối, gây ra hiện tượng viêm đau, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối).
Tìm hiểu thêm một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đau đầu gối: > Dấu hiệu của bệnh đau đầu gối khi leo cầu thang và phương pháp điều trị > Đau đầu gối khi đá bóng là do đâu? Cách điều trị hiệu quả
2. Người đau khớp gối có nên đi bộ không?
Không giống như cơ bắp, sụn khớp không nhận được chất dinh dưỡng từ máu, mà được nuôi dưỡng từ dịch khớp (chất nhờn). Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng tạo nên dịch khớp nuôi dưỡng sụn, đồng thời giúp bôi trơn khớp gối, giảm tình trạng khô khớp, ngăn ngừa cứng khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đi bộ đúng cách giúp giảm đau rõ rệt, tốt cho người đang bị cứng khớp hoặc viêm khớp gối.
Ngoài ra, đi bộ còn giúp duy trì khối lượng cơ, tăng tính linh hoạt của xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giảm áp lực đè nén lên đầu gối, nhờ vậy cơn đau cũng được cải thiện. Tuy nhiên, người đau khớp gối nên đi bộ đúng phương pháp, xây dựng chế độ luyện tập phù hợp, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
3. Đi bộ như thế nào là đúng cách?
– Lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng, ưu tiên giày có kích cỡ phù hợp, thoải mái, đế giày mềm dẻo với bề mặt tiếp xúc có nhiều rãnh nhỏ để tăng độ bám, tránh giày cao gót mũi nhọn. Đối với trường hợp bàn chân bẹt, nên đi giày có đế chỉnh hình để giữ cho bàn chân luôn ở vị trí đúng và ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống.
– Trước khi đi bộ, cần khởi động kỹ để làm nóng cơ và khớp bằng các động tác gập duỗi, căng cơ trong khoảng 5 – 10 phút.
– Để tránh gây áp lực lên khớp gối, chỉ nên đi bộ khoảng 6.000 bước mỗi ngày, không nên sải bước quá dài hoặc di chuyển với tốc độ quá nhanh, điều này càng tạo thêm áp lực lên phần khớp đang bị tổn thương. Thay vào đó, hãy đi chậm rãi, vừa sức, giữa hai lần bước chỉ nên cách nhau 1 hoặc 2 bàn chân. Thời gian đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
– Môi trường đi bộ cần trong lành, không nắng gắt. Nên đi bộ ở những nơi bằng phẳng để dễ dàng kiểm soát vận động của khớp gối, tránh địa hình trơn trợt hay dốc cao.
Đi bộ là hình thức hoạt động dễ thực hiện nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Nếu đầu gối đau không thể đi bộ được, bạn có thể lựa chọn những bộ môn khác như chạy xe đạp, bơi lội hoặc tập dưỡng sinh. Tuy nhiên, trước khi luyện tập cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mọi trường hợp đau gối dù xuất phát từ nguyên nhân nào cũng cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị sớm, tránh để lâu gây nên biến chứng nguy hiểm.
4. Cách chữa đau gối hiệu quả, không dùng thuốc – không phẫu thuật tại ACC
Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống nhận thấy nhiều bệnh nhân tự ý uống hoặc tiêm thuốc để giảm đau ở khớp gối. Tuy nhiên cách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro (có thể gây viêm loét dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan, thận…) và không mang lại hiệu quả chữa bệnh dứt điểm.
Tại Phòng khám ACC, bác sĩ Wade và các chuyên gia xương khớp ưu tiên áp dụng phương pháp điều trị tận gốc chứng đau đầu gối cấp và mãn tính, ngăn ngừa tái phát lâu dài. Liệu trình chữa đau gối tại ACC bao gồm:
- Trị liệu thần kinh cột sống nắn chỉnh tất cả cấu trúc sai lệch ảnh hưởng đến khớp gối, giải phóng chèn ép, từ đó cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, khôi phục cấu trúc xương khớp mà không cần dùng đến thuốc.
- Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt nhằm hỗ trợ điều trị giảm đau, tăng cường cơ bắp, phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng.
- Chỉnh hình bàn chân điều trị chứng bàn chân bẹt, cải thiện cơn đau gối do bàn chân bẹt gây ra, cũng như chữa một số chứng đau có liên quan ở chân, lưng hoặc hông.
- Sử dụng sóng xung kích Shockwave tác động vào những điểm đau với tần suất phù hợp, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô và tế bào, chữa lành các tổn thương nhanh hơn, giúp giảm đau rõ rệt qua từng liệu trình điều trị.
- Chiếu tia laser thế hệ IV với bước sóng rộng và cường độ mạnh nhằm thâm nhập sâu vào khu vực mô tổn thương bên trong, kích thích quá trình phục hồi các mô sinh học, hỗ trợ giảm viêm, giảm đau, nhờ đó cấu trúc sụn ở khớp gối có thể tái tạo hoàn toàn tự nhiên.
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường chất nhờn, nuôi dưỡng sụn khớp như Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM…
> Xem thêm: Bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh tràn dịch khớp gối
Các bác sĩ ACC luôn theo sát phác đồ của bệnh nhân trong quá trình điều trị, giải thích cặn kẽ tình trạng bệnh cũng như hướng dẫn lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và luyện tập tốt cho khớp gối.
Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên khoa Thần kinh cột sống đến từ nước ngoài, máy móc và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn hiện đại nhất của Hoa Kỳ, Phòng khám ACC tự hào mang đến những dịch vụ chữa bệnh tối ưu, hiệu quả lâu dài, chi phí hợp lý.
Xem thêm: > 6 bài tập chữa đau khớp gối đơn giản, hiệu quả > Người đau khớp gối nên ăn gì để giảm đau nhanh? > Đau khớp gối ở người trẻ tuổi nguyên nhân do đâu?