1. Người bệnh thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
Khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh có triệu chứng đau và cứng khớp, do đó thường có xu hướng hạn chế vận động và tập luyện. Tuy nhiên nếu không vận động, chất nhờn không được lưu thông tốt, khiến tình trạng thoái hóa sụn khớp diễn ra nhanh hơn. Vì vậy để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên biết cách vận động và lựa chọn một bộ môn luyện tập phù hợp.
Khớp gối là bộ phận rất quan trọng, vừa giúp cơ thể thực hiện các chức năng vận động, vừa hỗ trợ chống đỡ trọng lực toàn bộ cơ thể. Cứng khớp khối là triệu chứng ban đầu, báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng như hư tổn sụn khớp,…
Thực tế, nhiều người đã chọn yoga vì nó khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà và không mất quá nhiều thời gian. Bộ môn này xuất phát từ Ấn Độ, bao gồm các động tác hữu ích cho thể chất và tinh thần của người tập.
Yoga được chứng minh là hữu ích với người bị thoái hóa khớp gối, tác dụng tích cực nhất là xoa dịu cơn đau, tỏ ra hữu hiệu trong giai đoạn cấp của đau khớp. Sau một thời gian, người bệnh cảm thấy ổn định phần khớp, tăng cường sức mạnh các cơ ở vùng này, giữ thăng bằng cho khớp gối và mở rộng phần hông. Tập luyện hiệu quả giúp tăng cường sự dẻo dai của khớp gối nói riêng và hệ xương khớp nói chung. Ngoài ra, yoga còn là một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện tốt tâm trạng và tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi do triệu chứng bệnh mang lại.
Tuy nhiên, muốn tập yoga bạn cần biết những nguyên tắc cơ bản, đặc biệt là những người mắc bệnh xương khớp như thoái hóa khớp gối cần chú ý nhiều hơn. Nếu không, việc luyện tập không mang lại hiệu quả như mong muốn, mà ngược lại, nó có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc hoặc càng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Những lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi tập yoga
– Trước khi bắt đầu luyện tập, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
– Lựa chọn các bài tập yoga phù hợp, tránh những động tác tạo áp lực đè nặng lên khớp gối.
– Các bài tập yoga nói chung đều rất quan trọng nhịp thở. Người tập cần hít sâu và thở dài để tăng lượng oxy và giảm lượng oxit cacbon bơm vào máu và các múi cơ.
– Nên tập tại không gian rộng rãi và thoáng mát, ưu tiên tập cùng thảm yoga.
– Thời điểm tốt nhất để thực hiện những bài tập là vào buổi sáng sớm.
– Duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày hoặc 3 – 4 buổi/tuần, mỗi buổi kéo dài khoảng 30 phút – 1 giờ.
– Nên khởi động kỹ trước khi tập và thư giãn sau khi tập.
– Cần dừng ngay nếu gặp phải cơn đau bất thường trong quá trình luyện tập.
3. Một số bài tập yoga phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp gối
Tư thế đạp xe
– Nằm ngửa, thẳng lưng trên sàn, sau đó ngẩng đầu lên, hai tay ôm lấy đầu.
– Nhẹ nhàng co hai chân lên, bắt đầu thực hiện động tác đạp xe 5 vòng, hít thở đều.
Tư thế gập người vươn mình
– Ngồi duỗi dài hai chân, hai tay đặt nhẹ nhàng vào khớp háng, lưng giữ thẳng, thả lỏng và thư giãn.
– Hít vào, vươn hai tay lên, thẳng cánh tay sát tai, đẩy ngực về trước, lưng giữ thẳng.
– Thở ra, từ từ hạ tay xuống và đặt vào khớp háng, thở hết và vuốt từ khớp háng, vươn dài cơ thể theo chân, cánh tay vươn xa nhất có thể.
– Lặp lại 5 lần động tác này.
– Sau đó, vuốt từ khớp háng, vươn dài tay qua chân, hai tay nắm giữ hai đầu bàn chân, giữ yên tư thế trong khoảng 5 – 10 giây.
– Trở về tư thế ngồi thẳng ban đầu.
Tư thế cây cầu
– Nằm thẳng trên sàn, co hai chân lại gần sát mông, hai đầu gối hướng lên trần nhà và song song với nhau, hai tay đặt song song thân mình.
– Hít sâu, nâng phần hông và ngực lên càng cao càng tốt. Giữ yên tư thế trong 5 – 10 giây.
– Từ từ hạ hông và ngực xuống, lặp lại động tác 3 – 5 lần.
Ngoài yoga, các môn thể thao khác như đạp xe hoặc dưỡng sinh cũng hữu ích cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
4. Điều trị thoái hóa khớp gối từ khi nào?
Theo ghi nhận của phòng khám ACC với hơn 15 năm hoạt động, hơn 80% trường hợp thoái hóa khớp gối đến điều trị muộn, ở giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng. Nguyên nhân là do trước đây người bệnh chủ quan với các triệu chứng, ngại điều trị và sợ phẫu thuật, chỉ uống thuốc giảm đau tạm thời. Một số bệnh nhân còn tự ý chữa trị bằng các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, tiêm thuốc trực tiếp vào đầu gối nên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Xem ngay: > Những lưu ý trước khi dùng thuốc trị viêm khớp gối > Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?
Như vậy, việc đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây đau và tiếp cận đúng hướng điều trị rất quan trọng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, đau gối khi ngồi xổm hoặc leo cầu thang, khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo. Trong giai đoạn này, người bệnh cần đi khám ngay để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không được xem nhẹ các dấu hiệu bất thường để tránh nguy cơ tàn phế.
Bác sĩ Wade cho biết, tùy vào từng giai đoạn bệnh với các biểu hiện khác nhau mà có những phương pháp điều trị thích hợp. Tại ACC, liệu trình chữa trị thoái hóa khớp gối dựa trên phác đồ không dùng thuốc, không phẫu thuật, bao gồm Trị liệu Thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương), chỉnh hình bàn chân (đối với trường hợp đau đầu gối do bị tật bàn chân bẹt), nhằm khôi phục sự cân bằng của cả cơ thể và giảm áp lực ở khớp đầu gối. Đồng thời để đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô sụn và giảm sưng viêm, giảm đau bệnh nhân có thể được chỉ định chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV hoặc sóng xung kích Shockwave tiên tiến.
Bác sĩ Wade cũng khuyên mỗi người nên có biện pháp chăm sóc sụn khớp khoa học, luyện tập đều đặn, không làm việc quá sức, tránh thực hiện các tư thế không phù hợp, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và nên bổ sung những chế phẩm chứa Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate tham gia vào quá trình tổng hợp chuyển hóa nên thành phần sụn, góp phần đẩy lùi tiến trình thoái hóa khớp.
XEM THÊM NGUYÊN NHÂN ĐAU ĐẦU GỐI VÀ CÁCH CHỮA TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM ACC:
Dành cho bạn: