Ngón tay cò súng là bệnh cơ xương khớp phổ biến ở chi trên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tính thẩm mỹ, mà còn khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ về nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa hội chứng này, hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết sau.
- 1. Ngón tay cò súng là gì và thường gặp ở đối tượng nào?
- 2. Dấu hiệu của ngón tay cò súng
- 3. Nguyên nhân và yếu tố gây ra hội chứng ngón tay cò súng
- 4. Ngón tay cò súng có nguy hiểm không?
- 5. Cách chẩn đoán ngón tay bật lò xo
- 6. Cách điều trị hội chứng ngón tay cò súng
- 7. Biện pháp phòng ngừa ngón tay cò súng hiệu quả
1. Ngón tay cò súng là gì và thường gặp ở đối tượng nào?
Hội chứng ngón tay cò súng (hay ngón tay bật, ngón tay kẹt) là tình trạng ngón tay của người bệnh bị co cứng cố định ở tư thế gập. Sau đó, ngón tay bị kẹt đột ngột duỗi thẳng kèm theo tiếng ‘bật’ hoặc ‘tách’ – giống như đang bóp cò súng.

Ngón tay bật khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong đó, nhóm đối tượng có khả năng bị bệnh cao bao gồm:
- Người trên 45 tuổi.
- Nữ giới có tỷ lệ bị bệnh ngón tay kẹt cao hơn nam giới.
- Người làm công việc vận động ngón tay thường xuyên như nha sĩ, thợ may, nhạc công piano,…
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý như đái tháo đường, hội chứng ống cổ tay, viêm gân De Quervain, suy giáp, viêm khớp dạng thấp, gout, bệnh thận mạn.
2. Dấu hiệu của ngón tay cò súng
Ngón tay bật có thể xuất hiện ở bất kỳ ngón tay nào, nhất là ngón đeo nhẫn và ngón cái. Tùy vào mức độ bệnh mà bạn sẽ gặp các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
- Cấp độ 1: Đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc, gân gấp của ngón tay.
- Cấp độ 2: Ngón tay bị kẹt cố định ở tư thế gập, sau đó đột ngột bật thẳng ra.
- Cấp độ 3: Ngón tay bị khóa, lúc này bạn cần dùng tay khác đẩy ngón tay co cứng duỗi thẳng ra.
- Cấp độ 4: Ngón tay bị khóa cố định, không thể cử động.
Ngoài ra, người bị ngón tay bật lò xo còn gặp những triệu chứng khác:
- Cứng khớp ngón tay, nhất là vào buổi sáng.
- Xuất hiện tiếng kêu ‘răng rắc’ hoặc ‘lách tách’ khi bạn cử động ngón tay bị kẹt.
- Cảm giác đau nhức đột ngột khi gập hoặc duỗi ngón tay.
- Đau nhức hoặc có u sưng trong lòng hay gốc ngón tay bị ảnh hưởng.

3. Nguyên nhân và yếu tố gây ra hội chứng ngón tay cò súng
Ngón tay có thể duỗi thẳng hoặc cong lại được là nhờ hệ thống dây kéo bao gồm gân gấp và gân duỗi. Theo đó, khi cong ngón tay gân gấp sẽ trượt vào bao gân tương tự như một sợi dây ròng rọc giúp gân gập sát xương. Khi lớp mô quanh gân ngón tay (bao gân) bị viêm lâu ngày sẽ xuất hiện các ‘cục’ gân khiến gân bị kẹt trước ròng rọc A1. Tình trạng này làm ngón tay bị khóa tại chỗ, không thể duỗi thẳng gây nên hiện tượng cò súng.
Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng ngón tay bật lò xo bao gồm:
- Trong 6 tháng đầu phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay, người bệnh có nguy cơ cao bị ngón tay bật.
- Hội chứng co thắt Dupuytren (co rút do xơ dày cân gan bàn tay) khiến các mô liên kết trong lòng bàn tay dày lên. Tình trạng có thể làm một hoặc nhiều ngón tay co cứng, không thể duỗi thẳng.
- Các bệnh lý như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay,… không được điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng gây ra hiện tượng ngón tay bật.
- Khi bị bệnh gout, khớp ngón tay có thể bị viêm sưng và kẹt cố định ở tư thế gập, không thể duỗi thẳng dẫn đến hiện tượng cò súng.
- Amyloidosis là tình trạng protein bất thường (amyloid) tích tụ tại các cơ quan, có thể tiến triển nặng khiến ngón tay khóa cứng, không thể duỗi thẳng.
- Tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất đủ hormone cần thiết cũng làm tăng nguy cơ bị ngón tay bật.
- Bệnh De Quervain ảnh hưởng đến gân ngón tay cái gây ra tình trạng khóa cố định kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu.
4. Ngón tay cò súng có nguy hiểm không?
Hiện tượng ngón tay bật lò xo ít khi xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Nhưng hội chứng này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn và bất tiện khi thực hiện các công việc hàng ngày như cầm nắm, bê đồ vật, vặn tay nắm cửa,… Hơn nữa, tình trạng ngón tay bật không thể tự khỏi, cần đến bác sĩ thăm khám để có hướng can thiệp phù hợp. Vì nếu trì hoãn điều trị, bệnh có nguy cơ khiến ngón tay bị co vĩnh viễn (cứng khớp).

5. Cách chẩn đoán ngón tay bật lò xo
Với tình trạng ngón tay bật, bác sĩ chủ yếu chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng. Trước tiên bác sĩ đưa ra câu hỏi đơn giản để tìm hiểu bệnh sử của người bệnh. Sau đó, bác sĩ cho ngón tay cử động để lắng nghe âm thanh ‘lách cách’ đặc trưng. Ngoài ra, bác sĩ cũng quan sát cách bệnh nhân mở và nắm bàn tay để đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân cũng như mức độ bệnh.
Thông thường, thăm khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán bệnh ngón tay bật lò xo. Nhưng trong số ít trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp X-quang, siêu âm hoặc các xét nghiệm khác để khảo sát bệnh lý đi kèm.
6. Cách điều trị hội chứng ngón tay cò súng
Để điều trị hội chứng ngón tay bật lò xo, bạn có thể áp dụng các cách dưới đây:
6.1 Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Trường hợp ngón tay bật cấp độ 1 hoặc giai đoạn đầu của cấp độ 2, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid không kê đơn như aproxen, ibuprofen,… Nhòm thuốc này có khả năng kiểm soát và thuyên giảm cảm giác đau nhức do bao gân bị kẹt gây ra hiệu quả.
Mặc dù cải thiện cơn đau ở ngón tay và bàn tay tức thì, song bạn không nên dùng thuốc NSAID lâu dài. Vì nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm thận kẽ cấp, suy thận,…
6.2 Điều trị bảo tồn
Với tình trạng ngón tay bật mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn dưới đây để cải thiện:
- Nghỉ ngơi: Hạn chế cử động hay sử dụng khớp ngón tay bật thường xuyên để giúp gân có thời gian phục hồi.
- Đeo nẹp: Sử dụng nẹp hay băng buddy tape để giữ cố định ngón tay bật lò xò vào ban đêm trong tối đa 6 tuần. Biện pháp này giúp thư giãn các cơ gân, từ đó cải thiện cảm giác cứng khớp khi thức dậy.
- Thực hiện các bài tập giãn cơ: Bạn nên thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn để điều trị ngón tay cò súng. Cách này sẽ giúp gân ngón tay lấy lại độ linh hoạt, từ đó cử động co duỗi trơn tru hơn.

6.3 Tiêm steroid
Thuốc Steroid bao gồm 2 loại glucocorticoid và mineralocorticoid. Đây là nhóm thuốc kháng viêm mạnh, thường được dùng để tiêm vào bao gân ở gốc ngón tay bị kẹt. Loại thuốc này được đánh giá là mang đến hiệu quả giảm sưng đau nhanh chóng. Tuy vậy thuốc steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, tăng nguy cơ nhiễm trùng, yếu cơ, dễ loét dạ dày hay tá tràng,… Do đó, bạn chỉ nên tiêm steroid trị ngón tay kẹt khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
6.4 Phẫu thuật
Trong các trường hợp ngón tay cò súng ở cấp độ 3 hoặc 4, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật để xử lý tình trạng viêm và kẹt bao gân. Quá trình này thường bao gồm một đường rạch nhỏ tại gốc ngón tay để tiếp cận ròng rọc A1 – nơi gân bị kẹt. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể xử lý thêm phần ròng rọc hình tròn và ròng rọc A2. Với các trường hợp cấp độ 4 có biểu hiện cứng khớp kéo dài, bác sĩ có thể kết hợp thêm thủ thuật giải phóng khớp liên đốt.
Cần lưu ý, phẫu thuật ngón tay cò súng thực chất chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, thường không mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng – đa số bệnh nhân có thể hồi phục sau khoảng 2 tuần. Tuy vậy, cũng như bất kỳ thủ thuật y khoa nào, phẫu thuật vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng vết mổ, sẹo lồi, đau hoặc cứng khớp tạm thời, thậm chí tổn thương dây thần kinh. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau mổ và tái khám định kỳ để đảm bảo phục hồi hiệu quả.
6.5 Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu
Với các trường hợp ngón tay bật liên quan đến bệnh cơ xương khớp như hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu được chứng minh là phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị tiên phong áp dụng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong chữa bệnh lý xương khớp do sai lệch cấu trúc, trong đó có tình trạng ngón tay bật. Qua đó xoa dịu tình trạng sưng đau, co cứng ở ngón tay một cách tự nhiên. Cụ thể:
- Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Chiropractic dày dặn kinh nghiệm tại ACC sử dụng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng cột sống và các khớp trên cổ tay, bàn tay và ngón tay để điều chỉnh sai lệch cấu trúc, giải phóng áp lực lên hệ thần kinh và phục hồi chức năng vận động tự nhiên cho bàn tay. Thao tác này còn góp phần cải thiện lưu thông máu, tăng cường linh hoạt cho gân cơ – yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tình trạng viêm dính bao gân của ngón tay cò súng.
- Bên cạnh đó, phương pháp Graston – kỹ thuật trị liệu mô mềm bằng dụng cụ (IASTM) cũng được ứng dụng hiệu quả trong điều trị ngón tay cò súng. Kỹ thuật này sử dụng các dụng cụ kim lọa· chuyên biệt để tác động vào mô mềm bị viêm hoặc kết dính, từ đó hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, cải thiện tầm vận động và giảm cảm giác đau cứng ngón tay. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp Graston với bài tập trị liệu và các kỹ thuật trị liệu thủ công khác để thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm các hạn chế về cân mạc.
- Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng: Phương pháp giúp ngón tay phục hồi khả năng cử động như bình thường, hạn chế tái phát bệnh trong tương lai. Cụ thể, bác sĩ ACC chỉ định bệnh nhân tập vật lý trị liệu với máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… với tác dụng hỗ trợ giảm đau, sưng viêm từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Ngoài ra, bệnh nhân còn được hướng dẫn các bài tập chuyên biệt giúp cải thiện sức mạnh cơ ngón tay, phòng ngừa tái đau hiệu quả.

Gần 20 năm qua, với liệu trình điều trị trên ACC đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng ngón tay bật, trở lại cuộc sống bình thường. Nếu bạn đang gặp các bất thường ở khớp ngón tay, hãy liên hệ ACC để thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị cá nhân hóa.
7. Biện pháp phòng ngừa ngón tay cò súng hiệu quả
Để giảm thiểu nguy cơ bị ngón tay bật lò xo, đồng thời nâng cao sức khỏe xương khớp bạn đừng bỏ qua những biện pháp sau:
- Để ngón tay được nghỉ ngơi vài phút sau 30 – 45 phút làm việc.
- Thường xuyên thực hiện động tác kéo giãn ngón tay để thư giãn các gân, cơ.
- Ăn uống đủ chất (canxi, vitamin D), hạn chế bia rượu, thuốc lá và tránh căng thẳng.
- Giảm lực và thả lòng ngón tay khi gõ phí, viết bài, thao tác với máy tính tiền,…
- Tránh thực hiện các hành động gây hại như bẻ khớp ngón tay, uốn cong ngón tay quá lâu,…
- Hạn chế sử dụng ngón tay để lặp đi lặp lại động tác nắm chặt hoặc véo mạnh.
- Mang dụng cụ bảo hộ ngón tay khi chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ hoặc đánh máy tính, chơi piano,…
- Tránh sử dụng các thiết bị, đồ vật có độ rung lắc mạnh.
Nhìn chung, hội chứng ngón tay cò súng không quá nghiêm trọng nhưng có thể khiến bạn gặp bất tiện khi sinh hoạt. Hơn nữa, bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ cứng khớp ngón tay nếu không điều trị sớm. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân đang gặp vấn đề này, bạn hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa, uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhé.