Hội chứng ống cổ tay (còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay) gây ra nhiều khó chịu với các biểu hiện tê bì và ngứa ran các ngón tay, thậm chí là mất cảm giác và suy yếu khả năng cầm nắm. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này, trong đó có phẫu thuật cổ tay. Vậy mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành và có nên thực hiện không? Mời bạn cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau!
- 1. Khi nào cần phẫu thuật hội chứng ống cổ tay?
- 2. Các phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay hiện nay
- 3. Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành?
- 4. Các biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay bạn cần biết
- 5. Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
- 6. Nếu không phẫu thuật, nên điều trị hội chứng ống cổ tay thế nào?
1. Khi nào cần phẫu thuật hội chứng ống cổ tay?
Thông thường, trước khi tiến tới phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hội chứng ống cổ tay bằng các phương pháp không xâm lấn như dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, dùng nẹp cổ tay,… Phẫu thuật sẽ là phương án điều trị cuối cùng. Khi thực hiện bác sĩ sẽ cắt bỏ dây chằng ngang cổ tay, giúp giải phóng sự chèn ép dây thần kinh cổ tay, từ đó giảm đau và tê bì rõ rệt.
Hiện nay, bác sĩ sẽ chỉ định mổ hội chứng ống cổ tay cho các trường hợp:
- Không đáp ứng với các phương pháp điều trị đã được bác sĩ chỉ định trước đây.
- Xuất hiện các biến chứng nặng của hội chứng ống cổ tay như teo cơ, các ngón tay tê liên tục,…
- Cảm nhận thấy các cơ bàn tay yếu, đe dọa mất chức năng vĩnh viễn như khó khăn khi cầm nắm hoặc kẹp đồ vật,… do chèn ép dây thần kinh cổ tay nghiêm trọng.
- Bị đau, tê và ngứa ran mà không biến mất hoặc thuyên giảm sau 6 tháng, dù đã điều trị nội khoa.
Hội chứng ống cổ tay gây ra cảm giác tê bì, đau nhức khó chịu.
>> Xem thêm:
- Tê tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?
- Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- Cảnh báo các nguy cơ bệnh xương khớp khi tê nhức mỏi tay chân
2. Các phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay hiện nay
Hiện tại có 2 phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay đó là:
Phẫu thuật mở (hở)
Là phương pháp phẫu thuật truyền thống và được tiến hành phổ biến tại các bệnh viện. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ trên cổ tay, sau đó cắt lớp da và dây chằng nhằm tăng không gian cho các dây thần kinh giữa cũng như giảm sự chèn ép dây thần kinh tại đây.
Phẫu thuật hở có ưu điểm là dễ thực hiện, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, lại mất nhiều thời gian hồi phục và dễ để lại sẹo xấu.
Phẫu thuật nội soi
Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại. Thông qua hai vết cắt rất nhỏ trên tay, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ, mỏng, bên trong có chứa máy ảnh và một ống khác chứa các dụng cụ can thiệp vào bên trong. Sau đó, từ các hình ảnh nhận được từ máy ảnh được chiếu lên màn hình, bác sĩ sẽ điều khiển các dụng cụ bên trong ống để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dây chằng ở cổ tay.
Mổ nội soi có vết mổ rất nhỏ nên hạn chế để lại sẹo lớn, vì vậy có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi cơ sở y tế phải có máy móc, trang bị hiện đại và bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn vững vàng và giàu kinh nghiệm thì mới thực hiện được.
Hình ảnh mổ hội chứng ống cổ tay (Nguồn: General MUSC Health Line)
3. Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành?
Tay là bộ phận tham gia rất nhiều vào các hoạt động thường ngày nên thời gian lành thương sau khi phẫu thuật được nhiều người quan tâm.
Thông thường thời gian hồi phục sau khi mổ hội chứng ở cổ tay là từ 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, thời gian cụ thể còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cách chăm sóc sau phẫu thuật, chế độ ăn uống hay vận động,..
Trong thời gian đợi vết thương lành lại, bạn cần lưu ý:
- Trong 1 tuần đầu: Sau phẫu thuật, cổ tay được quấn băng để bảo vệ vết mổ và người bệnh có thể ra về trong ngày. Người bệnh cần đợi khoảng 10 ngày để cắt chỉ, lúc này người bệnh có thể cử động các ngón tay nhẹ nhàng và nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tránh tình trạng cứng khớp.
- Từ 2 – 4 tuần sau khi mổ: Cổ tay vẫn còn nhức nhưng cơn đau đã giảm dần và ít hơn trước. Người bệnh có thể hoạt động tay nhẹ nhàng.
- Từ 4 – 6 tuần: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể dễ dàng viết chữ, lái xe,… Tuy nhiên lưu ý chỉ nên vận động tay nhẹ nhàng, không nên tham gia các hoạt động nặng nhọc.
- Từ 6 – 8 tuần: Người bệnh gần như là phục hồi hoàn toàn, sức mạnh cổ tay cũng được khôi phục.
>> Tìm hiểu ngay những lợi ích của tập phục hồi chức năng sau phẫu thuậy TẠI ĐÂY.
4. Các biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay bạn cần biết
Cũng giống với nhiều ca phẫu thuật khác, mổ hội chứng ống cổ tay cũng tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định. Những biến chứng sau phẫu thuật chứng ống cổ tay có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng: Vết mổ có dấu hiệu bị sưng, đỏ, hoặc tụ dịch, sẽ cảm thấy đau. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện tình trạng sưng hoặc chảy mủ từ vết mổ nông. Tình trạng nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân như bác sĩ không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, điều kiện khu phẫu thuật không kiểm soát nhiễm trùng, vệ sinh vết mổ không đúng cách,…
- Tổn thương dây thần kinh giữa: Thường người bệnh sẽ thấy khó cử động bàn tay, cảm giác đau và tê có thể không biến mất sau khi mổ.
Tay sưng đau, khó cử động là một trong những biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay.
Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật ống cổ tay cũng phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện, đặc biệt là mổ nội soi. Vì vậy người bệnh chỉ nên phẫu thuật cổ tay ở những cơ sở uy tín, có bác sĩ đầu ngành và giàu kinh nghiệm.
5. Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
Việc chăm sóc phục hồi chức năng sau mổ hội chứng ống cổ tay rất quan trọng. Vì điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian lành thường cũng như giúp hạn chế các biến chứng sau khi mổ.
Dưới đây là những lưu ý chăm sóc cổ tay sau khi phẫu thuật:
- Vệ sinh vết mổ đúng cách: Trong quá trình thay băng gạc, rửa vết mổ bạn cần phải rửa tay sạch sẽ, thực hiện đúng quy trình vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung đủ dưỡng chất: Bạn cần tăng cường bổ sung vitamin C, thực phẩm giàu vitamin B, nên ăn các món mềm, loãng. Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…
- Để tay nghỉ ngơi: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để vết thương nhanh phục hồi, tránh nâng vật nặng, vận động tay nhiều.
- Tập các bài tập để nhanh lành thương: Có thể thực hiện các bài tập sau mổ hội chứng ống cổ tay như lắc tay đơn giản, xòe ngón tay kết hợp duỗi cổ tay,… Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
- Một số thói quen tốt khác: Bạn nên giữ cổ tay thẳng để tránh gây áp lực lên vết mổ, giữ ấm cổ tay,…
Thực hiện một số bài tập để nhanh phục hồi sau khi mổ hội chứng ống cổ tay.
Trên đây là những giải đáp mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành và cách chăm sóc sau phẫu thuật để nhanh hồi phục. Lưu ý là phẫu thuật chỉ nên là lựa chọn cuối cùng và được bác sĩ chỉ định, các giải pháp điều trị không xâm lấn, lành tính vẫn nên được ưu tiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, giảm nguy cơ rủi ro.
>> Dành cho bạn: Cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe xương khớp mỗi ngày
6. Nếu không phẫu thuật, nên điều trị hội chứng ống cổ tay thế nào?
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được xem là phương pháp tối ưu trong việc giải phóng chèn ép lên dây thần kinh giữa của cánh tay, bác sĩ Chiropractic sẽ nắn chỉnh phần cổ và khuỷu tay của bệnh nhân, từ đó làm giảm triệu chứng và cơn đau do hội chứng ống cổ tay mang lại.
Bác sĩ Hoisang Gong đang thăm khám tình trạng cổ tay của bệnh nhân
Ngoài Chiropractic, liệu trình kết hợp cùng Vật lý trị liệu hiện đại như tia Laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave giúp tăng tốc độ phục hồi. Bác sĩ ACC còn hướng dẫn cặn kẽ các bài tập vật lý trị liệu tại nhà, nhằm ngăn ngừa tình trạng đau tái phát hiệu quả.
Bác sĩ Hoisang Gong đang thực hiện Vật lý trị liệu chiếu tia laser thế hệ IV lên cổ tay của bệnh nhân
Hoạt động với phương châm “Chữa đúng cách – Lành cơn đau”, ACC đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay. 100% bác sĩ nước ngoài cùng cơ sở vật chất tiên tiến, kế hoạch điều trị cá nhân hóa sẽ giúp bạn nhanh chóng “thoát khỏi” cơn đau khó chịu.
Đặt hẹn ngay với bác sĩ ACC để được tư vấn chi tiết về tình trạng của bạn.