Dây chằng chéo trước giữ vai trò liên kết các đoạn xương ở vùng đầu gối, nhằm ổn định sụn khớp và giúp hoạt động đi lại của cơ thể diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, vì một số tác động khiến dây chằng bị đứt nên nhiều người buộc phải phẫu thuật tái tạo dây chằng. Vậy mổ đứt dây chằng bao lâu đi lại được? Cần làm gì để nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
1. Mổ dây chằng bao lâu thì đi lại được?
Trung bình 2 – 3 tuần sau mổ, dây chằng gối sẽ trở về biên độ vận động ban đầu và bệnh nhân có thể đi lại như bình thường. Với những người làm công việc nặng nhọc đòi hỏi phải nâng nhấc, ngồi xổm hoặc đi lại nhiều, thời gian dự kiến là khoảng 6 tuần đến 2 tháng sau phẫu thuật.
Đối với những người chơi thể thao, sau khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước thì cần mất từ 7 – 9 tháng mới hồi phục hoàn toàn và sẵn sàng cho các hoạt động luyện tập như trước. Một số trường hợp có thể hồi phục sớm hơn nếu người bệnh kiên trì tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của đội ngũ bác sĩ bác sĩ hoặc chuyên viên phục hồi chức năng.
Tham khảo thêm: > Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? > Đau đầu gối khi ngồi xổm là triệu chứng của bệnh gì?
Nhìn chung, phương án phẫu thuật tái tạo thường được chỉ định vào thời điểm sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương, hoặc khi dây chằng chéo trước bị rách hoàn toàn, không thể tự lành và mất vững khớp gối. Đây là một phẫu thuật tương đối khó, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải đảm bảo không làm tổn thương đến các dây chằng chéo khác. Đồng thời, cần có kỹ thuật cố định vùng mổ thật chắc và phải đặt đúng vị trí của dây chằng chéo ban đầu để tái tạo lại.
Do đó trên thực tế, với thắc mắc mổ dây chằng bao lâu đi lại được có thể lâu hơn dự kiến, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mức độ tổn thương dây chằng, dinh dưỡng, luyện tập, cách chăm sóc…
Bài viết tham khảo: > Mổ dây chằng chéo trước có cần thiết không? > Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
2. Sau mổ dây chằng khớp gối, cần lưu ý gì để nhanh hồi phục?
Để việc hồi phục sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo được cải thiện tốt hơn và nhanh chóng trở về sinh hoạt bình thường, bệnh nhân cần lưu ý:
2.1. Sau mổ không được tự ý bỏ nẹp:
Để không gây ảnh hưởng đến việc phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo, người bệnh buộc mang nẹp trong mọi thao tác đi, đứng và kể cả lúc ngủ, trừ trường hợp nghỉ ngơi tại chỗ.
2.2. Trong 2 tuần đầu, tập co duỗi các khớp ngón chân, cổ chân và tăng cường sức mạnh cơ xung quanh vùng đầu gối:
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có những bài tập phục hồi chức năng riêng, để đạt hiệu quả hồi phục cao, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi tập luyện.
2.3. Từ 2 tuần trở đi, tập đi lại với nạng:
Để làm quen các bước với nạng, tốt nhất hãy áp dụng nguyên tắc “Lên – Chân tốt => Chân phẫu thuật => Đi nạng” và “Xuống – Chân phẫu thuật => Chân tốt => Đi nạng”.
2.4. Tránh thực hiện một số tư thế:
Mổ dây chằng chéo trước bao lâu đi lại được phụ thuộc một phần vào các tư thế, hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Theo đó, trong giai đoạn hồi phục, nên hạn chế lên xuống cầu thang, tự lái xe 2 bánh, ngồi xổm…
2.5. Tư vấn chế độ dinh dưỡng:
Trường hợp chấn thương dây chằng đầu gối ảnh hưởng đến sụn, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung dưỡng chất Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM. Các dưỡng chất này sẽ giúp tái tạo sụn & duy trì dịch nhờn sụn khớp, qua đó tăng cường kết cấu sụn và độ linh hoạt cho khớp.
Song song đó, để có thể hồi phục sớm khả năng vận động, sức mạnh cơ, toàn bộ chức năng của khớp gối và khả năng hoạt động độc lập, bệnh nhân cần kết hợp tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại các cơ sở uy tín, có sự giám sát của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng giỏi. Thông qua việc tập thăng bằng và dáng đi, phục hồi chức năng cũng góp phần giúp bạn trở lại các hoạt động thể thao ở cường độ như trước một cách an toàn.
Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào…
Là đơn vị chuyên khoa đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật cho các bệnh lý và chấn thương liên quan đến cơ xương khớp – cột sống, phòng khám ACC mang đến liệu trình chữa trị hiệu quả, an toàn cho các bệnh nhân gặp vấn đề đứt dây chằng đầu gối.
Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp các liệu pháp Vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, nhằm hồi phục các tổn thương cấu trúc khớp gối, tăng quá trình tuần hoàn, đồng thời hạn chế biến chứng thoái hóa khớp. Ngoài ra để tăng cường chức năng cho khớp gối và hỗ trợ sức mạnh cho các khối gân, cơ, người bệnh còn được chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng phù hợp thể trạng.
Tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu tập phục hồi chức năng không đúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp gối. Chính vì thế, người bệnh nên tập phục…
Tham khảo các bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ tránh cứng khớp ở giai đoạn 1 trong 4 tuần đầu sau mổ, được hướng dẫn bởi chuyên viên Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Phòng khám ACC:
Trên đây là giải đáp thắc mắc mổ đứt dây chằng bao lâu thì đi lại được và các lưu ý chăm sóc sức khỏe mà bệnh nhân cần biết. Tốt nhất, để giúp tăng cường các cơ xung quanh gối và cải thiện tính linh hoạt, người bệnh nên kết hợp tập vật lý trị liệu & kiên trì tuân theo hết liệu trình điều trị của bác sĩ. Để được hỗ trợ thời gian thăm khám sớm nhất, bạn có thể đặt hẹn TẠI ĐÂY.
Xem thêm: Cách tập luyện phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước