Hội thảo tầm soát sức khỏe bàn chân và cột sống dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Ngày 03.06.2020 vừa qua, phòng khám ACC đã phối hợp với trường mầm non song ngữ Teddy Bear tổ chức hội thảo với chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe bàn chân và cột sống” dành cho trẻ em. Hơn 50 phụ huynh và học sinh lứa tuổi mầm non của trường Teddy Bear đã đến tham dự và giao lưu với bác sỹ Aubrey C. Gail về các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ nhỏ và phương pháp phòng tránh các bệnh lý này ở trẻ em.

Hội thảo tầm soát sức khỏe bàn chân và cột sống dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Theo bác sỹ, trẻ em trong độ tuổi phát triển, nhất là độ tuổi từ ba đến bảy tuổi là độ tuổi vàng để theo dõi và can thiệp điều chỉnh các sai lệch trong cấu trúc xương, đảm bảo hệ xương của trẻ được phát triển khỏe mạnh. Trong đó, bệnh lý mà độ tuổi này dễ mắc phải đó là “Bàn chân bẹt”. Bàn chân khi mới sinh ra đều có bề mặt phẳng, trải qua quá trình vận động (trườn, bò, tập đi..) cơ bàn chân trẻ bắt đầu phát triển cứng cáp, giúp hỗ trợ nâng đỡ vòm lõm bàn chân hình thành. Ngoài nguyên nhân do gen di truyền và chế độ dinh dưỡng, môi trường cũng là yếu tố quan trọng trong việc hình thành vòm lõm bàn chân ở trẻ. Khác với trẻ em Châu Âu thường mang các loại giày thể thao ngay từ nhỏ, trẻ em Châu Á thường đi chân trần trong nhà và thường xuyên tiếp xúc với bề mặt sàn phẳng và cứng nên vòm lõm bàn chân của các bé thường kém phát triển.

kiểm tra chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Vòm bàn chân sẽ giúp giữ cân bằng cơ thể, phân bổ trọng lực đều qua các vùng khớp, hỗ trợ vận động di chuyển nhẹ nhàng và linh hoạt hơn. Bàn chân bẹt có cấu tạo bàn chân bị đổ vào phía trong, gân gót chân cong vểnh ra ngoài gây ra sai lệch trong cấu trúc bàn chân, điều này sẽ kéo theo tình trạng khớp cổ chân và khớp gối xoay đổ vào bên trong, khiến cơ thể bị lệch trục và mất cân bằng.

Ở độ tuổi này, bố mẹ nên duy trì cho bé kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi các biểu hiện bàn chân để sớm can thiệp trong trường hợp cần thiết, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Dưới đây, bác sỹ Aubrey Gail cũng hướng dẫn một số phương pháp đơn giản để nhận biết bàn chân tại nhà cho bé:

  • Bàn chân phẳng, tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
  • Bàn chân bị xoay đổ vào phía trong và gân gót chân cong vểnh ra ngoài.
  • Khớp đầu gối bị xoay chụm vào phía trong, tạo thành chân chữ X.

dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt

Cha mẹ nên đưa con đi thăm khám ngay khi có các triệu chứng đặc thù như trên. Nếu được phát hiện sớm, bàn chân bẹt có thể được điều trị dễ dàng và hiệu quả, đặc biệt là khi trẻ ở độ tuổi vàng từ ba đến bảy tuổi.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục