Giải phẫu khớp cổ chân: Cấu tạo, bệnh lý thường gặp và điều trị

bác sĩ Eric Balderree
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Eric Balderree
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Cổ chân là bộ phận quan trọng, không chỉ chịu tải trọng từ toàn bộ cơ thể mà còn giúp bàn chân thực hiện các cử động linh hoạt trong sinh hoạt hằng ngày và khi chơi thể thao. Việc tìm hiểu về giải phẫu khớp cổ chân giúp bạn nắm bắt cấu trúc và vai trò của bộ phận này, đồng thời chủ động phát hiện, phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở cổ chân để an tâm vui sống. Hãy cùng bài viết dưới đây khám phá kiến thức về giải phẫu cổ chân ngay bạn nhé.

1. Khớp cổ chân là gì?

Khớp cổ chân là một khớp hoạt dịch nằm ở chi dưới, kết nối cẳng chân với bàn chân. Thành phần chính của khớp cổ chân là ròng rọc khớp và thân xương sên, cùng với mắt cá trong của xương chày và mắt cá ngoài của xương mác. Các bộ phận kết nối với nhau bằng dây chằng tạo thành một cấu trúc vững chắc được gọi là cổ chân. Bao quanh khớp cổ chân còn có các nhóm cơ, gân, bó mạch thần kinh giúp ổn định cấu trúc, đồng thời hỗ trợ bộ phận thực hiện các chuyển động hoàn chỉnh.

cấu tạo xương khớp cổ chân
Khớp cổ chân thuộc chi dưới của cơ thể có cấu tạo phức tạp và đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng.

2. Khớp cổ chân có vai trò thế nào?

Cấu tạo xương cổ chân vững chắc nên có thể chịu được tải trọng của toàn bộ cơ thể. Qua đó tạo ra sự cân bằng cho bàn chân khi đứng trên mặt phẳng, tránh tình trạng té ngã. Bên cạnh đó, cổ chân còn có vai trò tạo ra các chuyển động phức tạp như gấp lòng bàn chân, gập lưng bàn chân, xoay cổ chân. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện được nhiều tư thế đứng và chuyển động phức tạp như đi lại, chạy, bật nhảy,…

3. Giải phẫu khớp cổ chân (cấu tạo khớp cổ chân)

Khớp cổ chân được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, cụ thể như:

3.1 Xương cổ chân

Khớp cổ chân được cấu tạo từ 3 xương chính bao gồm xương chày, xương mác và xương sên. Trong đó:

  • Xương chày: Đầu xa xương chày nối với một đoạn xương nhỏ của xương mác để tạo thành cổ chân. Xương chày có nhiệm vụ chính là nâng đỡ trọng lượng cơ thể, ổn định cổ chân và làm điểm bám cho gân cơ xung quanh.
  • Xương mác: Đầu xa xương mác nối với xương chày tạo thành phần trên của cổ chân. Phần xương này có chức năng chịu tải trọng của cơ thể, ổn định khớp cổ chân và làm điểm bám cho gân cơ.
  • Xương sên: Đây là đoạn xương nằm ở mắt cá chân hướng về phía sau bàn chân. Ở người trưởng thành, xương sên dài khoảng 5cm và được chia thành 3 đoạn đầu, thân, cổ. Trong đó, thân của xương sên có hình dạng vòm hơi cong. Đây là bộ phận liên kết xương chày và xương mác để tạo thành khớp cổ chân.

3.2 Khớp cổ chân

Khớp cổ chân là điểm tiếp giáp giữa xương chày, xương mác và xương sên. Khớp cổ chân có 2 thành phần chính gồm khớp ròng rọc và thân xương sên. Bộ phận này có vai trò hỗ trợ các xương chuyển động nhịp nhàng với nhau để thực hiện các cử động gập duỗi của bàn chân.

3.3 Dây chằng cổ chân

Dây chằng cổ chân là các dải collagen có nhiệm vụ liên kết các xương chày, xương mác và xương sên. Sự liên kết này giúp cấu trúc khớp cổ chân được ổn định, hỗ trợ vận động trơn tru và hạn chế tình trạng trật khớp. Dây chằng cổ chân gồm 3 nhóm chính dưới đây:

  • Dây chằng ngoài: Nhóm dây chằng gồm dây chằng mác sên trước và sau, dây chằng mác gót.
  • Dây chằng trong: Đây là tập hợp các dây chằng delta – dây chằng hình tam giác ở mắt cá chân bên trong (ở giữa), khỏe và chắc hơn dây chằng bên ngoài.
  • Dây chằng Syndemostic: Đây là nhóm dây chằng gồm dây chằng mác trước, dây chằng chày mác dưới trước, dây chằng chày mác dưới sau và dây chằng liên cốt.
giải phẫu khớp cổ chân
Theo giải phẫu khớp cổ chân, dây chằng giúp duy trì sự ổn định của bộ phận và hỗ trợ bàn chân thực hiện các cử động phức tạp.

3.4 Cơ cổ chân

Cơ cổ chân có nhiệm vụ truyền lực giúp cơ xương thực hiện cử động gập duỗi để bàn chân di chuyển. Cụ thể, khi hệ thần kinh trung ương nhận được tín hiệu cơ thể muốn đi sẽ truyền thông tin về cơ cổ chân. Lúc này, cơ cổ chân sẽ co bóp và tạo lực truyền đến xương cổ chân để thực hiện chuyển động đi lại. Ngoài ra, cơ cổ chân còn có chức năng sinh nhiệt và tuần hoàn máu.

3.5 Dây thần kinh cổ chân

Dây thần kinh cổ chân bao gồm dây thần kinh chày, dây thần kinh mác nông và dây thần kinh mác sâu. Trong đó:

  • Dây thần kinh chày: Là dây thần kinh trải dài từ trên đầu gối (mặt sau của chân) đến bàn chân có vai trò cung cấp thông tin chuyển động và cảm giác giữa não & cẳng chân, bàn chân.
  • Dây thần kinh mác nông: Dây thần kinh có nhiệm vụ thực hiện các cử động lật, gập lưng bàn chân.
  • Dây thần kinh mác sâu: Loại dây thần kinh này có vai trò thực hiện các cử động co duỗi cổ chân, ngón chân, bàn chân và lật, gấp lưng bàn chân.

3.6 Gân cổ chân

Gân cổ chân là bộ phận truyền lực từ cơ đến nhóm xương để thực hiện các cử động gập duỗi. Có tính chất cứng hơn cơ, gân cổ chân có thể chịu được sức ép lớn mà không ảnh hưởng đến hình dạng ban đầu.

3.7 Mạch máu

Mạch máu cổ chân có chức năng dẫn máu đến và nuôi dưỡng các bộ phận trong cấu tạo xương cổ chân. Ở cổ chân có 3 động mạch chính bao gồm động mạch chày trước, động mạch chày sau và động mạch mác.

xương khớp cổ chân
Theo giải phẫu khớp cổ chân, mạch máu cổ chân duy trì sự lưu thông máu và trao đổi các chất cần thiết cho cơ và mô.

4. Dấu hiệu cho thấy khớp cổ chân đang gặp vấn đề

Cổ chân thuộc chi dưới nên phải chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể, giữ thăng bằng và thực hiện các chuyển động từ đơn giản đến phức tạp. Do đó, cổ chân có nguy cơ cao bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý cao.

Để nhận biết sớm các vấn đề tổn thương ở cổ chân, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

  • Cổ chân bị đau âm ỉ hoặc dữ dội, mức độ đau tăng lên khi di chuyển.
  • Vùng cổ chân bị sưng tấy và bầm tím.
  • Khi chạm vào cổ chân, bạn có cảm giác ấm nóng.
  • Mất khả năng đi lại và gặp khó khăn khi cử động khớp cổ chân.
  • Mắt cá chân biến dạng, lệch vị trí và đau khi chạm vào.
  • Khớp cổ chân phát ra tiếng kêu lục cục.

5. Các chấn thương và bệnh lý thường gặp ở khớp cổ chân

Cổ chân có thể bị tổn thương bởi bất cứ nguyên nhân nào, dẫn đến chấn thương hoặc một số bệnh lý. Cụ thể như:

5.1 Chấn thương

Trong quá trình sinh hoạt, bạn có thể gặp một số chấn thương khớp cổ chân như:

  • Bong gân cổ chân: Đây là tình trạng dây chằng ở khớp cổ chân bị giãn hoặc rách do va chạm, té ngã trong lúc làm việc hoặc chơi thể thao. Bong gân cổ chân có nhiều cấp độ, trong đó mức 3 là nguy hiểm nhất bởi nếu không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến sưng đau khớp dai dẳng, lỏng khớp, tái chấn thương,…
  • Trật khớp cổ chân: Chấn thương xảy ra khi đoạn xương ở cổ chân bị lệch khỏi vị trí cấu tạo sinh lý bình thường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của khớp. Phần lớn trường hợp trật khớp chân xảy ra do té ngã, va chạm, lặp lại một động tác nhiều lần liên tục,…
  • Viêm gân và điểm bám gân cổ chân: Chấn thương xảy ra khi các gân hoặc điểm bám gân ở cổ chân bị rách do thực hiện động tác kéo giãn cổ chân liên tục. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm, thậm chí gây đứt gân, ảnh hưởng đến chức năng cổ chân.
  • Gãy xương cổ chân: Đây là tình trạng bị gãy đầu xa xương chày, xương mác hoặc xương sên do té ngã, xoắn hay cặn cổ chân quá nhiều,…. Tình trạng gãy xương cổ chân được chia thành 2 loại gồm gãy phạm khớp (đường gãy thông vào khớp) hay không phạm khớp (đường gãy không thông vào khớp).
  • Lật sơ mi cổ chân: Lật sơ mi cổ chân là tình trạng dây chằng bao quanh cổ chân bị rách hoặc đứt. Tình trạng này được chia thành 2 dạng gồm lật bên ngoài cổ chân (bàn chân xoay vào trong) và lật bên trong cổ chân (bàn chân xoay ra ngoài). Lật sơ mi cổ chân thường xảy ra do khởi động không kỹ khi chơi thể thao, té ngã, trượt chân (nhất là khi đi giày cao gót),…
  • Giãn hoặc đứt dây chằng cổ chân: Khi có lực tác động khiến bàn chân xoay vào trong hoặc té ngã làm toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào cổ chân, dây chằng xung quanh khớp cổ chân giãn quá mức dẫn đến rách hoặc đắt. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương mắt cá, toác khớp,…
chấn thương khớp cổ chân
Hình minh họa tình trạng đứt dây chằng ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp cổ chân.

5.2 Bệnh lý

Ngoài chấn thương, khớp cổ chân còn có thể mắc một số bệnh lý xương khớp dưới đây:

  • Hội chứng ống cổ chân: Đây là tình trạng dây thần kinh chày sau ở ống cổ chân bị chèn ép khiến cổ chân tê bì, khó gập duỗi. Từ đó, làm bạn di chuyển khó khăn, thậm chí liệt chân hoặc dáng đi bất thường. Hội chứng xảy ra do các nguyên nhân như chấn thương (bong gân, gãy xương,…), hội chứng bàn chân bẹt, bệnh lý (viêm khớp, u nang hạch,…).
  • Viêm khớp cổ chân: Đây là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp ở khu vực cổ chân gây đau nhức và cứng khớp. Bệnh xảy ra do các nguyên nhân như chấn thương đột ngột, thoái hóa khớp cổ chân, bệnh lý tự miễn (viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp,…) viêm phần mềm quanh khớp,… Nếu không điều trị sớm, viêm khớp cổ chân có thể tiến triển nặng tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng di chuyển.
  • Tràn dịch khớp cổ chân: Đó là tình trạng bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp hơn so với bình thường. Khi bị bệnh, khớp cổ chân bị sưng tấy, đau nhức và gặp nhiều khó khăn trong quá trình cử động. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương, nhiễm trùng, viêm khớp, u nang hoạt dịch,…
  • Thoái hóa khớp cổ chân: Tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, khiến xương lộ ra ngoài và cọ vào nhau khi di chuyển. Kết hợp cùng phản ứng viêm nên gây đau nhức, cứng khớp và nhiều triệu chứng khác cho người bệnh. Bệnh thoái hóa khớp chân xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là nhóm người trên 45 tuổi.

6. Chẩn đoán các vấn đề ở khớp cổ chân

Khi cổ chân xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời. Tại phòng khám, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cử động cổ chân (xoay tròn, nhón gót lên cao,…) để đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra chẩn đoán sơ bộ. 

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng như:

  • Chụp X-quang: Với kết quả chụp X-quang, bác sĩ có thể chẩn đoán một số vấn đề như trật khớp cổ chân, gãy xương sên, gãy xương gót, viêm khớp, thoái hóa khớp cổ chân.
  • Chụp MRI: Thông qua hình chụp MRI khớp cổ chân, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp cổ chân và hội chứng ống cổ chân.
  • Chụp CT: Phương pháp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán các tình trạng như thoái hóa khớp cổ chân, viêm khớp, gãy xương,…
  • Siêu âm: Phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề vùng cổ chân như bong gân cổ chân, viêm khớp, viêm gân, tràn dịch khớp cổ chân, hội chứng đường hầm cổ chân,…
  • Hút dịch khớp: Phương pháp hút dịch khớp được bác sĩ chỉ định nhằm xác định tình trạng nhiễm trùng khớp, viêm khớp do tinh thể, tràn dịch khớp cổ chân,…
  • Xét nghiệm máu: Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định bệnh nhân có gặp các tình trạng như viêm khớp cổ chân, viêm gân hoặc điểm bám cổ chân,…
điều trị chấn thương khớp cổ chân
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ bác sĩ xác định loại chấn thương hoặc bệnh lý mà khớp cổ chân đang gặp phải.

7. Phương pháp điều trị các vấn đề liên quan khớp cổ chân

Để điều trị các vấn đề liên quan đến khớp cổ chân, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng các cách dưới đây:

7.1 Biện pháp điều trị tại nhà

Trường hợp chấn thương nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các cách giảm đau, sưng tại nhà như sau:

  • Nghỉ ngơi: Bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế cử động cổ chân trong vòng 48 giờ sau khi chấn thương. Điều này giúp giảm tác động lên vùng bị thương, ngăn ngừa tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm lạnh: Phương pháp giúp làm giảm triệu chứng sưng tấy và đau nhức ở khớp cổ chân nhanh chóng. Để thực hiện cách này, bạn hãy sử dụng khăn để bọc đá và chườm vào vị trí cổ chân bị tổn thương 15 – 20 phút, lặp lại sau 4 – 6 tiếng.
  • Băng cổ chân: Bạn hãy dùng băng thun để quấn (không nên quấn quá chặt) từ bàn chân lên đến đầu gối, lưu ý không quấn quá chặt. Cách này sẽ giúp cố định cổ chân, từ đó cải thiện triệu chứng sưng đau cũng như hạn chế tổn thương tiến triển nặng hơn.
  • Nâng chân lên cao: Phương pháp này giúp hạn chế lưu lượng máu chảy xuống cổ chân, từ đó giảm triệu chứng đau và sưng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên giơ chân cao tầm 8 – 12cm (so với tim), tránh nâng chân quá cao sẽ dẫn đến tê bì và đau nhiều hơn.

7.2 Dùng thuốc giảm đau, chống viêm

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen,… Cách này có thể kiểm soát tạm thời tình trạng sưng đau ở khớp cổ chân. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,…

7.3 Chiropractic kết hợp Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng

Với nền y học hiện đại ngày nay, các vấn đề chấn thương hay bệnh lý liên quan đến khớp cổ chân luôn được khuyến khích chữa trị bằng biện pháp bảo tồn. Tuân thủ theo phương châm này, Phòng khám ACC (thành viên của Tập đoàn FV) đã tiên phong ứng dụng liệu trình chữa các tổn thương cổ chân do sai lệch cấu trúc (như bong gân, trật khớp, hội chứng ống cổ chân, thoái hóa khớp cổ chân,…) bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng.

phương phasp điều trị chấn thương khớp cổ chân

Bên cạnh phương pháp điều trị kết hợp hiệu quả, đến phòng khám ACC bạn còn hoàn toàn an tâm bởi:

  • Điều trị trực tiếp cùng 100% bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống chuyên môn giỏi với hàng chục năm kinh nghiệm hành nghề tại Mỹ, Canada, Đông Nam Á,… Nhờ đó, bác sĩ không chỉ sở hữu kiến thức sâu rộng mà còn có khả năng chẩn đoán và điều trị các vấn để xương khớp một cách chính xác và hiệu quả.
  • ACC chú trọng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, không gian tiện nghi và sạch sẽ. Đặc biệt, tất cả chi nhánh ACC đều được đầu tư trang thiết bị – máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế như sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương, tránh tái phát trong tương lai.
  • Luôn có bác sĩ và kỹ thuật viên hướng dẫn khi tập vật lý trị liệu, theo dõi và đồng hành trong suốt quá trình điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ còn cho lời khuyên về dinh dưỡng, sinh hoạt, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

> Đừng để các triệu chứng bất thường ở cổ chân ảnh hưởng sinh hoạt, cuộc sống của bạn. Hãy LIÊN HỆ ACC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình phục hồi hiệu quả.

7.4 Phẫu thuật

Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng như đứt dây chằng khớp gối, gãy xương,…  nếu các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc thay khớp cổ chân. Sau phẫu thuật, cơn đau có thể thuyên giảm, nhưng khả năng vận động có thể không còn linh hoạt như trước. Ngoài ra, quá trình hồi phục cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, và nếu không chăm sóc vết mổ đúng cách thì dễ có nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

8. Cách phòng ngừa bệnh lý và chấn thương khớp cổ chân

Để phòng tránh chấn thương và bệnh lý liên quan đến khớp cổ chân, bạn nên:

  • Cho chân nghỉ ngơi 1 – 2 phút hoặc thay đổi tư thế khi vận động (đi bộ, đứng,…) quá lâu.
  • Khởi động đầy đủ trước khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ khớp cổ chân khi chơi các môn thao phải thay đổi hướng liên tục như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như omega-3, vitamin và khoáng chất (canxi, magie, photpho,…). Song song đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, muối, bia, rượu,…
  • Hạn chế mang giày cao gót và giày có gót mòn.
  • Không nên tập thể dục hoặc chơi thể thao khi cơ thể mệt mỏi hoặc đau ở cổ chân.
  • Mang giày vừa vặn với kích cỡ bàn chân, phù hợp với hoạt động leo núi, đi bộ đường dài, dạo phố,…
phòng ngừa chấn thương khớp cổ chân
Mang giày thể thao vừa vặn, phù hợp với hoạt động để di chuyển thoải mái tránh các tình huống té ngã gây chấn thương khớp cổ chân.

Với những thông tin về giải phẫu khớp cổ chân trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo và vai trò của bộ phận quan trọng này. Đồng thời, việc nắm bắt cách chăm sóc và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở cổ chân sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống nhé.

Câu hỏi thường gặp

Khớp cổ chân kêu lục cục là bệnh gì?

Khớp cổ chân xuất hiện tiếng lục cục có thể do bị bong gân, chệch khớp cổ chân. Khi phát hiện tình trạng này, bạn nên sớm đến bác sĩ thăm khám và điều trị, nhằm tránh bệnh tiến triển thành mạn tính với các triệu chứng như sưng đau kéo dài, lỏng khớp, dễ tái phát chấn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Bị đau khớp cổ chân nhưng không sưng có cần đi khám?

Nếu bị đau khớp cổ chân nhưng không sưng, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay lập tức. Vì tình trạng này có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp như hội chứng ống cổ chân, thoái hóa khớp cổ chân. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng dẫn đến biến dạng khớp, dáng đi bất thường, tổn thương phần mềm xung quanh khớp,…

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục