Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân) do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn này, nếu hõm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.
Như bác sĩ Wade Brackenbury có chia sẻ, trẻ em từ 3 đến 7 tuổi là “độ tuổi vàng” điều trị bàn chân bẹt ở trẻ, bởi nếu chữa trị đúng cách trẻ có thể có một cuộc sống bình thường, không hạn chế trong các hoạt động. Nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây mất cân bằng cả cơ thể, hạn chế vận động và chạy nhảy dễ bị ngã. Ngoài ra, dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
– Biến dạng bàn chân
– Viêm hoặc thoái hóa khớp gối
– Tăng nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý khác: Cong vẹo cột sống, viêm khớp bàn chân, viêm cân gan chân…
KHI MẮC BÀN CHÂN BẸT, TRẺ CẦN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Đế chỉnh hình là một dụng cụ hỗ trợ, được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi bé, đặt vào giày nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.
Tại ACC – Phòng khám trị liệu thần kinh cột sống hàng đầu hiện nay, các bác sĩ sẽ kiểm tra chính xác độ bẹt bàn chân của mỗi trẻ nhờ sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ. Từ các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ đánh giá độ cân bằng chân và mô phỏng hình 3 chiều của bàn chân để chỉ định làm đế chỉnh hình có kích thước, độ cứng phù hợp với mỗi trẻ, giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân tốt nhất. Đồng thời, hỗ trợ hiệu quả việc điều trị các chứng đau liên quan đến bàn chân bẹt.
Cùng tìm hiểu về bệnh lý Bàn chân bẹt và cách khắc phục hiệu quả cùng bác sĩ Wade Brackenbury – tổng giám đốc phòng khám ACC trong chương trình “Nụ cười ngày mới” của kênh truyền hình HTV7 nhé: