Đau xương cụt sau sinh do đâu và cách điều trị nhanh, hiệu quả

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Mặc dù hành trình mang thai đã kết thúc, nhưng với nhiều bà mẹ, cơn đau xương cụt vẫn còn kéo dài sau sinh. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng đau xương cụt sau sinh và có cách nào để giảm đau nhanh chóng, hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân tiềm ẩn và phương pháp điều trị phù hợp giúp mẹ nhanh chóng hồi phục để thoải mái chăm sóc bé yêu.

1. Các nguyên nhân gây đau vùng xương cụt sau khi sinh

Tình trạng đau xương cụt sau sinh là cảm giác đau âm ỉ hay đau nhói ở phần cuối của cột sống sau khi trải qua quá trình “vượt cạn”. Phần lớn phụ nữ bị đau xương cụt sau sinh thường, nhưng đôi khi cũng có thể bị đau xương cụt sau sinh mổ, xuất phát từ việc cơ thể có những biến đổi trong quá trình mang thai và sau khi sinh con.

Bị đau xương cụt sau khi sinh có thể lan xuống hông và chân khiến cho việc đi lại khó khăn hơn, đôi khi còn cảm thấy đau nhói xương cụt khi đi vệ sinh hoặc quan hệ.

Thông thường đau xương cụt thường sẽ cải thiện sau khi sinh nở, nhưng nếu kéo dài và không thuyên giảm có thể do các nguyên nhân sau: 

  • Cơ thể mẹ bị thiếu canxi do quá trình mang thai và sinh con, còn có nguy cơ bị loãng xương cột sống sau sinh.
  • Chế độ ăn uống sau khi sinh của mẹ không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và thiếu chất.
  • Mẹ sau sinh nghỉ ngơi thiếu khoa học, làm việc quá sức hoặc ngồi nhiều khiến các dây chằng cột sống, vùng xương chậu không được hồi phục tốt.
  • Mẹ sau sinh gặp một số bệnh lý về cột sống như chấn thương, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, gai cột sống,…
  • Một số bệnh phụ khoa, viêm cơ quan sinh dục cũng là nguyên nhân gây tình trạng bị đau xương cụt sau khi sinh.

đau xương cụt sau sinh

Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống thiếu chất là những nguyên nhân gây tình trạng đau vùng xương cụt sau sinh.

2. Dấu hiệu đặc trưng của đau xương cụt sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị đau xương cụt có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu đặc trưng dưới đây:

  • Đau và căng cứng ở vùng lưng dưới; có thể lan sang hai bên lưng, hông, đi xuống mông và chân.
  • Cơn đau thường trở nặng hơn khi bạn đứng lên, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, đi vệ sinh hoặc khi quan hệ.
  • Phần lớn mẹ sau sinh sẽ cảm nhận cơn đau một cách âm ỉ và đôi khi đau nhói.
  • Cảm giác đau nhức khó chịu dẫn đến khó ngủ.

3. Sau sinh bị đau xương cụt có sao không?

Các triệu chứng đau xương cụt sau sinh khiến mẹ khó đứng được và đau nhói khi ngồi, đồng thời gây khó khăn khi thay đổi tư thế. Những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và việc chăm sóc con nhỏ.

Tuy nhiên tình trạng sau sinh đau xương cụt nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa trị triệt để. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

4. Các phương pháp chữa đau xương cụt sau khi sinh

Tình trạng sau sinh bị đau xương cụt có thể gây nhiều phiền toái cho các bà mẹ, nhưng may mắn là có nhiều cách để giảm đau hiệu quả và an toàn. Dưới đây là những phương pháp chữa đau vùng xương cụt sau khi sinh mẹ không nên bỏ qua:

4.1 Thực hiện bài tập giảm đau xương cụt sau sinh

Xương cụt và cơ sàn chậu có mối liên kết với nhau, vì thế mẹ có thể áp dụng các bài tập sàn chậu để giúp giảm đau xương cụt sau khi sinh. Các mẹ có thể tham khảo những bài tập sau đây:

– Bài tập 1: Co thắt cơ sàn chậu

  • Bạn bắt đầu với tư thế nằm ngửa, co đầu gối lại và đặt bàn chân trên mặt sàn.
  • Siết chặt cơ hậu môn và sau đó siết chặt cơ thắt tiểu tương tự như đang cố gắng không cho phân và nước tiểu ra ngoài. Lưu ý, bạn không nên sử dụng cơ bụng và các cơ ở bắp đùi để trợ lực cho động tác này.
  • Trong 10 lần đầu tiên, bạn hãy siết chặt và giữ trong 1 giây rồi thư giãn trong 1 giây. Đến 10 lần sau đó, bạn hãy siết chặt và giữ trong 3 – 5 giây. Có thể tăng thời gian giữ lên 10 giây nếu có thể.
  • Đồng thời, bạn giữ nhịp thở đều trong suốt quá trình thực hiện động tác, sau đó thả lỏng trong 6 giây cho mỗi lần co thắt.

phụ nữ sau sinh bị đau xương cụt

– Bài tập 2: Duỗi lưng bằng một chân

  • Bạn bắt đầu với tư thế nằm ngửa.
  • Sau đó, dùng tay ôm một đầu gối và kéo áp sát vào ngực, chân còn lại giữ thẳng hoặc co nhẹ.
  • Bạn giữ tư thế duỗi này trong 30 giây rồi lặp lại động tác với chân còn còn lại.

sau sinh bị đau xương cụt

Bài tập duỗi lưng bằng một chân có thể cải thiện cơn đau xương cụt sau sinh.

– Bài tập 3: Động tác ép xương cụt

  • Bạn nằm ngửa và gấp đầu gối lại để bàn chân đặt trên sàn.
  • Sau đó, hít vào và khi thở ra, nhẹ nhàng hóp bụng dưới về phía cột sống.
  • Đồng thời, bạn ấn phần xương cụt xuống dưới sàn để làm phẳng đường cong của thắt lưng.
  • Bạn giữ ở tư thế này trong 2 – 3 phút và thở đều, sau đó thư giãn rồi lặp lại động tác.

4.2 Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một phương pháp đơn giản nhưng khá hữu hiệu giúp giảm đau xương cụt sau sinh. Đối với chườm lạnh, mẹ bỉm có thể sử dụng túi đá hoặc khăn lạnh đặt lên vùng xương cụt trong khoảng 20 – 30 phút. Cách này giúp giảm viêm, làm dịu các cơ và mô bị căng. Còn khi chườm nóng, bạn hãy sử dụng túi sưởi hoặc khăn ấm, giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm giãn các cơ xung quanh xương cụt, giảm co cứng và cảm giác đau nhức.

4.3 Điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt và khi nằm

Để làm giảm tình trạng bị đau xương cụt sau khi sinh, mẹ bỉm nên điều chỉnh tư thế sinh hoạt của mình, chẳng hạn như: Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, khi ngồi nên chọn ghế có tựa lưng, đặt một chiếc gối mềm hoặc khăn cuộn ở lưng dưới để hỗ trợ vùng xương cụt. Đồng thời nên giữ lưng thẳng và đặt cả hai chân chắc chắn trên sàn khi đứng lên hoặc di chuyển.

Ngoài ra, khi nằm nghỉ mẹ bỉm nên chọn tư thế nằm nghiêng, sử dụng gối ôm hoặc gối kê giữa hai đầu gối để giảm áp lực lên cột sống và xương cụt. Tư thế này giúp cơ thể thư giãn, đồng thời làm giảm căng thẳng lên vùng xương cụt, giúp mẹ sau sinh cảm thấy thoải mái hơn và hạn chế cơn đau xương cụt kéo dài.

đau xương cụt sau sinh mổ

Nằm nghiêng hoặc kê gối giữa hai chân khi ngủ có thể làm giảm áp lực lên xương cụt và cải thiện các cơn đau.

4.4 Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Hiện nay, Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là hai phương pháp giúp khắc phục cơn đau xương cụt sau sinh an toàn, nhẹ nhàng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, được phòng khám ACC áp dụng nhiều năm qua.

Trong đó, với Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic), bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ dùng tay nắn chỉnh nhẹ nhàng lên cột sống để điều chỉnh cấu trúc sai lệch trở về trạng thái cân bằng, giải phóng hệ thần kinh cột sống khỏi các áp lực chèn ép. Lúc này những cơn đau xương cụt sau sinh sẽ thuyên giảm một cách tự nhiên.

bài tập giảm đau xương cụt sau sinh

Bác sĩ Luke Hamman đang thực hiện thao tác nắn chỉnh Trị liệu thần kinh cột sống để điều trị cho bệnh nhân.

Đối với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đó là áp dụng các bài tập vận động, xoa bóp, chườm nóng/ lạnh,… giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt, thăng bằng và khôi phục khả năng vận động nhanh chóng cho mẹ sau sinh.

Đặc biệt, khi điều trị đau xương cụt sau sinh tại ACC, mẹ bỉm hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • Phương pháp Chiropractic có 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Chiropractic, đầy đủ chứng chỉ hành nghề và dày dặn kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị. Qua đó đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
  • Liệu trình kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng còn có sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại (siêu âm điều trị, điện xung giảm đau, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu…) và áp dụng các bài tập vận động phù hợp. Đồng thời, bác sĩ luôn theo dõi sát sao quá trình tập luyện, đảm bảo thực hiện đúng động tác đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh.
  • Phòng điều trị riêng tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ và nhân viên hướng dẫn tận tình sẽ mang đến trải nghiệm thoải mái nhất cho mẹ bỉm.
  • Khi đến ACC, mẹ bỉm sẽ được tư vấn kế hoạch cũng như chi phí điều trị rõ ràng trước khi quyết định điều trị. Qua đó, bệnh nhân có thể dễ dàng chủ động tài chính, giúp quá trình chữa trị thuận lợi hơn.

bị đau xương cụt sau khi sinh

Bác sĩ ACC sẽ tư vấn chi tiết về phác đồ điều trị cũng như chi phí cụ thể để bạn chủ động tài chính trước khi quyết định điều trị.

>> Liên hệ ACC để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và chấm dứt tình trạng đau xương cụt sau sinh, cải thiện chất lượng cuộc sống và chăm sóc con yêu tốt hơn!

Cơn đau xương cụt sau sinh tuy không mấy dễ chịu, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục. Bằng cách áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp và chú trọng chăm sóc cơ thể, mẹ bỉm sẽ nhanh chóng hồi phục, trở lại với cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ bỉm nên sớm thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị đúng cách!

>>> Xem thêm:
Vì sao mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai?
Lý do khiến mẹ hay bị đau nhức xương khớp sau sinh
Đau lưng sau sinh mổ do đâu và phải làm gì?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục