Đau gân chân ngỗng là tình trạng tổn thương dây chằng khá phổ biến, gây ra nhiều đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Nếu không xử lý đúng cách, tình trạng có thể tiến triển thành bệnh mãn tính và tái chấn thương. Vậy chính xác chấn thương gân cơ chân ngỗng là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
- 1. Chấn thương gân cơ chân ngỗng là gì?
- 2. Nguyên nhân chấn thương gân chân ngỗng do đâu?
- 3. Triệu chứng nhận biết chấn thương gân cơ chân ngỗng
- 4. Khi nào cần đến bác sĩ thăm khám?
- 5. Điều trị chấn thương gân chân ngỗng như thế nào hiệu quả?
- 6. Cần lưu ý gì khi điều trị chấn thương gân Hamstring tại nhà?
- 7. Các thắc mắc thường gặp khác
1. Chấn thương gân cơ chân ngỗng là gì?
Chấn thương gân chân ngỗng (cơ Hamstring) là tình trạng rách hoặc căng cơ ở nhóm cơ và gân ở mặt sau đùi. Theo đó, cơ Hamstring có liên kết với xương chậu, xương cẳng chân,… giúp đầu gối thực hiện động tác như di chuyển, gập chân, chạy nhảy một cách dễ dàng hơn. Khi gân chân ngỗng bị tổn thương có thể làm thay đổi cách hoạt động của các cơ và gân khác, làm tăng nguy cơ bị chấn thương và đau ở các vùng khác trên cơ thể.
Chấn thương cơ Hamstring là tính trạng cơ và gân ở mặt đùi sau bị đau dữ dội, đột ngột.
2. Nguyên nhân chấn thương gân chân ngỗng do đâu?
Nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương cơ Hamstring là do cơ phải hoạt động quá mức và khởi động không đầy đủ, đúng cách. Theo đó các yếu tố nguy cơ gây chấn thương là:
- Thực hiện thường xuyên các động tác như chạy, nhảy, đá, gập và mở rộng hông.
- Chơi các môn thể thao cần thay đổi phương hướng và tốc độ đột ngột như bóng đá, chạy nước rút, bóng rổ,…
- Chế độ tập luyện không phù hợp như nâng tạ nặng quá mức, tập thể dục mạnh với tần suất cao sau một thời gian dài ít vận động.
- Duy trì tư tư thế cong thắt lưng trong thời gian dài.
- Người bệnh từng bị chấn thương cơ Hamstring trước đó mà không điều trị đúng cách.
- Người trên 40 tuổi có tỷ lệ bị chấn thương gân Hamstring cao.
3. Triệu chứng nhận biết chấn thương gân cơ chân ngỗng
Khi bị chấn thương gân cơ Hamstring, người bệnh có các dấu hiệu như:
- Đau đột ngột, dữ dội ở mặt sau đùi.
- Có thể bị sưng, bầm tím dọc theo vùng da phía sau chân.
- Khó cử động hoặc uốn cong đầu gối khi di chuyển.
- Cơ mặt sau của đùi bị yếu.
- Cảm giác ngứa ran chạy từ lưng dưới xuống phía sau chân.
Trong vài giờ đầu sau khi chấn thương, các triệu chứng sẽ tiến triển trầm trọng và có xu hướng giảm dần. Các cơn đau sưng, cứng khớp có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi tập thể dục, vận động nhiều hoặc duy trì tư thế trong thời gian dài (ngủ hoặc ngồi lâu).
Chấn thương cơ Hamstring khiến người bệnh bị đau nhức vùng mặt sau đùi, kèm theo hiện tượng đùi yếu, khó vận động.
4. Khi nào cần đến bác sĩ thăm khám?
Gân chân ngỗng bị tổn thương có thể làm cản trở các hoạt động thể chất và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh nên đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Chân xuất hiện các cơn đau dữ dội, đột ngột.
- Chân không thể chịu lực và di chuyển.
- Mất cảm giác ở lưng dưới, mông hoặc chân.
- Bề mặt đùi sần sùi, biến dạng.
- Sưng và bầm tím nghiêm trọng ở mặt sau của đùi.
5. Điều trị chấn thương gân chân ngỗng như thế nào hiệu quả?
Trước khi gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để sơ cứu và xoa dịu cơn đau, chẳng hạn như:
– Khi phát hiện chấn thương cơ Hamstring, bạn nên tạm ngưng các hoạt động rèn luyện thể chất, tránh thực hiện bất kỳ hành động nào kích thích gân trong 48 giờ đầu tiên.
– Bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu đối với trường hợp bị chấn thương gân cơ chân ngỗng, cụ thể:
- Nghỉ ngơi (Rest): Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế hoạt động khu vực đùi ít nhất 48 giờ.
- Chườm lạnh (Ice): Bạn sử dụng khăn để bọc đá và chườm vào vị trí gân ở mặt sau đùi trong khoảng 10 phút, lặp lại 2 – 3 lần/ngày. Cách này giúp giảm lưu thông máu, cải thiện tình trạng sưng viêm do chấn thương cơ Hamstring gây ra.
- Băng bó (Compression): Bạn có thể dùng băng vải hoặc băng thun để giúp giảm sưng tấy đáng kể. Lưu ý, không nên băng quá chặt vì có thể gây cản trở lưu thông máu, khiến cơn đau ở mặt sau đùi trầm trọng hơn.
- Nâng cao (Elevation): Bạn nên kê cao vùng đùi bị chấn thương cơ Hamstring cao hơn tim giúp giảm đau cũng như sưng viêm.
– Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, không kê đơn như ibuprofen và naproxen. Cách này có thể kiểm soát cơn đau ở nhóm cơ và gân ở mặt sau đùi trong những ngày đầu sau chấn thương. Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Mặc dù những phương pháp trên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhưng chỉ mang tính chất đẩy lui triệu chứng tạm thời. Để điều trị tận gốc vấn đề trên, người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ từ các đơn vị chuyên khoa uy tín về cơ xương khớp.
Nếu bạn băn khoăn không biết nên khám chấn thương gân cơ chân ngỗng ở đâu thì có thể tham khảo Phòng khám ACC (thành viên của tập đoàn FV). Bệnh nhân đến ACC được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thăm khám kỹ càng và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả – tối ưu – an toàn, phù hợp với thể trạng. Qua đó tăng tốc độ phục hồi, giúp người bệnh sớm quay về cuộc sống bình thường.
Bác sĩ Marc Tafuro phòng khám ACC đang kiểm tra tình trạng chấn thương gân chân ngỗng cho bệnh nhân.
Cụ thể, liệu trình điều trị chấn thương gân cơ Hamstring tại ACC có thể bao gồm các liệu pháp sau:
– Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu là một trong những giải pháp tối ưu giúp điều trị hiệu quả chấn thương cơ Hamstring. Với tác động trị liệu bằng tay được thực hiện bởi những chuyên viên giàu kinh nghiệm, kết hợp cùng dụng cụ vật lý trị liệu sẽ tác động sâu vào mô cơ vùng đùi sau. Qua đó giúp người bệnh nhanh chóng ‘thoát khỏi’ tình trạng căng cơ, giảm đau nhức, cảm thấy thoải mái hơn cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
– Với những trường hợp gân cơ chân ngỗng đã xuất hiện vết rách, bác sĩ ACC có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm liệu trình điều trị bằng sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ IV. Đây là những thiết bị tân tiến, nhập khẩu chính hãng từ Mỹ, có khả năng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo xương, gân và các mô mềm khác. Qua đó chữa lành thương tổn, thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào; đồng thời giảm đau và khôi phục khả năng vận động.
– Để hạn chế mỏi cơ và đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương, bác sĩ có thể sử dụng thêm băng dán cơ RockTape. Bởi vì, khi dán lên mặt sau đùi RockTape hỗ trợ vận động, nâng đỡ cơ Hamstring và giảm sưng, đau cho vùng này. Nhờ đó, người bệnh có thể hồi phục chức năng vận động, sớm quay về cuộc sống ngày thường.
Phác đồ điều trị chấn thương cơ Hamstring tại ACC được thiết kế cá nhân hóa, phù hợp với từng tình trạng sức khỏe giúp rút ngắn thời gian chữa trị đáng kể.
>> Nếu bị chấn thương cơ chân ngỗng, đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám ACC để kiểm tra chấn thương, phục hồi khả năng vận động nhanh chóng, hiệu quả.
6. Cần lưu ý gì khi điều trị chấn thương gân Hamstring tại nhà?
Một số lưu ý giúp ngăn chấn thương tiến triển nghiêm trọng và ngừa tái phát:
- Mang giày dép phù hợp và sử dụng thêm đồ bảo hộ khi chơi thể thao.
- Trước và sau khi tập nên thực hiện động tác căng giãn gân cơ đùi sau đúng kỹ thuật.
- Bạn không nên vận động quá sức. Đồng thời chú ý tránh tập nặng, đột ngột mà nên tăng dần cường độ tập luyện.
- Thực hiện các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng khi ngồi bằng cách ngồi trên sàn và duỗi thẳng hai chân. Sau đó, bạn gấp chân không bị thương lại và đặt lên mặt sàn. Bạn nghiêng người về phía trước trong khi chân bị thương duỗi thẳng. Duy trì tư thế trong 10 – 20 giây.
- Thực hiện kéo giãn cơ Hamstring khi đứng bằng cách đứng thẳng, đặt chân không bị thương lên ghế, giữ lưng thẳng và rướn người về phía trước. Giữ tư thế này trong 30 giây.
7. Các thắc mắc thường gặp khác
Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến chấn thương cơ Hamstring. Người bệnh nên tham khảo để tích lũy các kiến thức hữu ích:
7.1 Ai dễ bị chấn thương gân cơ Hamstring?
Chấn thương gân cơ chân ngỗng thường gặp ở những vận động viên chơi các môn thể thao di chuyển với tốc độ cao ngay khi bắt đầu hoặc dừng đột ngột khi đang chạy nhanh (như điền kinh, bóng đá, bóng rổ, quần vợt) hoặc người có tiền sử chấn thương trước đó.
7.2 Làm thế nào để chẩn đoán chấn thương gân chân ngỗng?
Để chẩn đoán tình trạng chấn thương cơ Hamstring, bác sĩ thăm khám lâm sàng bằng cách kiểm tra biểu hiện bên ngoài (sưng, bầm tím), khả năng cử động ngón chân, mức độ đau, vùng bị ảnh hưởng từ cơn đau. Đồng thời, bác sĩ hỏi bệnh nhân các thông tin như chấn thương xảy ra khi nào? Đã dùng thuốc gì? Cơn đau đã kéo dài bao lâu?… Để tăng chính xác cho kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp cộng hưởng từ (MRI).
7.3 Chấn thương gân cơ Hamstring có tự khỏi không?
Chấn thương gân Hamstring không thể tự khỏi. Bạn phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để các tổn thương phục hồi hiệu quả, tránh tái phát. Ngoài ra, nếu bạn ngưng việc vận động hoặc tập thể dục quá lâu, cơ gân chân ngỗng có thể bị teo lại và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
7.4 Chấn thương gân cơ chân ngỗng có cần phẫu thuật không?
Đa số các trường hợp bị chấn thương gân chân ngỗng đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu chấn thương khiến cơ Hamstring bị rách thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.
Qua bài viết này, hẳn là bạn đã biết chấn thương gân chân ngỗng là gì, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Theo đó, nếu bạn bị chấn thương hay nghi ngờ rách gân Hamstring ở mặt sau đùi thì không nên lơ là hay chủ quan. Tốt nhất, bạn nên khám ngay để có hướng điều trị kịp thời, tránh để cơn đau kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Xem thêm: >>> Đứng lâu bị đau chân có sao không và cách giảm đau mỏi hiệu quả >>> Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả >>> Đứt dây chằng đầu gối: Cần nhận biết sớm và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra