Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp nguy hiểm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người quan tâm đến phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm. Nhưng do đây là phương pháp mới nên mọi người cũng khá băn khoăn liệu nó có mang đến hiệu quả tốt hay không. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp cấy chỉ thoát vị đĩa đệm, cùng tìm hiểu ngay!
1. Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ là phương pháp điều trị theo y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, thực hiện bằng cách đưa một đoạn chỉ tự tiêu (chỉ Catgut) đem cấy vào trong huyệt đạo. Sau khi được cấy vào, chỉ tự tiêu sẽ tạo ra các phản ứng hóa sinh, có tác dụng tăng tái tạo protein, hydratcarbon, tăng dinh dưỡng cho cơ, tăng tuần hoàn máu đồng thời giải phóng các rễ thần kinh xung quanh vùng cấy chỉ, qua đó giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra.
Các bác sĩ cho biết, phương pháp cấy chỉ được chỉ định trong giai đoạn đầu khởi phát bệnh, lúc các tổn thương đĩa đệm ở mức nhẹ đến trung bình, chưa bị rách bao xơ (nhân nhầy chưa tràn ra bên ngoài gây chèn ép dây thần kinh xung quanh). Số lần điều trị phụ thuộc vào sức khỏe ban đầu cũng như tình trạng tổn thương đĩa đệm của người bệnh. Thông thường liệu trình cấy chỉ cần 3 – 5 đợt và mỗi đợt cách nhau 20 – 30 ngày.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những vấn đề cột sống thường gặp xuất phát do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời…
2. Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có thực sự hiệu quả?
Tùy vào nhu cầu chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm cột sống lưng mà bác sĩ sẽ cấy chỉ vào những huyệt đạo phù hợp. Phương pháp được đánh giá là kỹ thuật điều trị xâm lấn cho hiệu quả tích cực:
- Tác dụng giảm đau nhanh và lâu tái phát: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ là kỹ thuật xâm lấn nhỏ, đưa chỉ Catgut vào đúng vị trí tổn thương, nhờ đó có tác động giảm đau hiệu quả và ổn định trong thời gian dài. Thông thường, người bệnh cảm nhận rõ được hiệu quả trong khoảng 7 – 14 ngày sau mỗi lần cấy chỉ.
- Phục hồi chức năng vận động tốt: Chỉ Catgut sau khi cấy vào cơ thể hỗ trợ tăng sản sinh các chất nội sinh giúp chống viêm, tái tạo và phục hồi các tế bào xương. Điều này hỗ trợ người bệnh giảm áp lực cho phần đĩa đệm hiệu quả, giúp việc vận động dễ dàng hơn.
Từ các nội dung trên có thể thấy cấy chỉ để chữa thoát vị đĩa đệm mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trong việc giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, thời gian bao lâu khỏi và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình trạng bệnh nhẹ hay nặng, có kết hợp phương pháp khác không, tuổi tác, tay nghề của bác sĩ, cơ địa mỗi người.
3. Những lưu ý cần biết khi cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Để đạt hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn khi cấy chỉ, người bệnh cần lưu ý các điều sau:
3.1 Đối tượng chống chỉ định cấy chỉ
Nhằm đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến cơ sở uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn tình trạng của mình có thể thực hiện cấy chỉ hay không. Theo đó, phương pháp cấy chỉ thoát vị đĩa đệm không được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân đái tháo đường (đường huyết cao > 140 mg/dL hoặc chưa ổn định), cao huyết áp (huyết áp giao động), có tiền sử dị ứng với chỉ Catgut, phụ nữ có thai,…
3.2 Cần kết hợp cấy chỉ với các phương pháp khác
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm sẽ chỉ áp dụng được với những trường hợp bệnh từ mức độ nhẹ đến trung bình. Do đó, để hỗ trợ cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên kết hợp cấy chỉ với phương pháp khác, trong đó Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được đánh giá cao bởi có cơ chế giải quyết tận gốc thoát vị đĩa đệm.
Theo đó, nguyên lý điều trị của Chiropractic là bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống sẽ dùng tay thực hiện các kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh các sai lệch cột sống về vị trí tự nhiên ban đầu, nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và kích thích khả năng chữa lành của cơ thể, làm giảm cơn đau đáng kể.
Kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với các phương pháp như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt… sẽ tác động sâu vào các mô tổn thương, kích thích quá trình tái tạo mô và tế bào, thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
Điều trị thoát vị đĩa đệm tại ACC an toàn, hiệu quả cao Hiện nay, ACC là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng liệu trình kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, giúp mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm. Chọn điều trị tại ACC, người bệnh hoàn toàn an tâm bởi:
Không dừng lại ở đó, để khách hàng có trải nghiệm điều trị thoải mái, hài lòng nhất, phòng khám ACC còn mang đến:
>> Đặt hẹn cùng ACC ngay hôm nay để được bác sĩ hàng đầu khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, chữa đúng cách giúp chấm dứt cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. |
3.3 Lưu ý trong sinh hoạt sau khi cấy chỉ
Sau khi cấy chỉ, người bệnh cần ngồi nghỉ tại phòng bệnh 10 – 15 phút, nghe những tư vấn của bác sĩ và lịch cấy chỉ trong những lần tiếp theo. Đồng thời, để việc cấy chỉ đạt hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm, việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng. Theo đó dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên biết:
- Hạn chế vận động mạnh hoặc lao động quá sức.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá,… và món ăn từ gạo nếp (xôi, bánh chưng,…).
- Nghỉ ngơi điều độ và theo dõi phản ứng của cơ thể người bệnh sau khi cấy chỉ.
- Chỉ nên tắm sau 4 – 6 giờ cấy chỉ, nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Tái khám và thực hiện những lần cấy chỉ theo đúng lộ trình bác sĩ đưa ra.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có thực sự tốt hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp này. Do vậy, tốt nhất bạn nên thăm khám ở cơ sở y tế uy tín và có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa để biết có nên cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm hay không. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm như đau lưng dữ dội/âm ỉ, ho/hắt hơi cũng đau, đau hơn khi đi lại,… người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.
Xem thêm: >>> Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả >>> Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì? Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa >>> Top các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà