7 cách trị đau gót chân tại nhà đơn giản, hiệu quả

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Đa phần các cơn đau gót chân là triệu chứng báo hiệu một số bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa xương sụn, viêm bao hoạt dịch khớp… Nếu không điều trị ngay có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, gây ra sự khó chịu và cản trở việc đi lại hàng ngày, thậm chí là ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Vậy làm sao để hết đau gót chân? Dưới đây là các cách trị đau gót chân tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả có thể bạn chưa biết.

1. Mẹo trị đau gót chân tại nhà bằng chườm đá

Chườm đá lạnh là mẹo chữa đau gót chân, giảm sưng và chống viêm tại nhà đơn giản. Để thực hiện, bạn cho đá vào trong túi, dùng miếng vải hoặc khăn mỏng quấn xung quanh rồi đặt vào gót chân trong khoảng 15 phút, thực hiện thao tác này từ 3 – 4 lần/ngày.

Chườm lạnh trị đau gót chân tại nhà
Lưu ý không chườm lạnh quá lâu hay đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm tổn thương các mô cơ

2. Giảm đau gót chân thông qua giảm cân

Bạn có biết, tình trạng viêm cân gan chân gây cứng khớp và đau gót chân mỗi sáng thường khởi phát do áp lực cơ thể quá lớn đè nặng lên bàn chân. Chính vì thế, điều bạn cần làm để gót chân có thể phục hồi là hãy giảm cân, bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

3. Dùng đế chỉnh hình bàn chân tiêu chuẩn y khoa

Với trường hợp đau gót chân do bàn chân bẹt gây ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng đế chỉnh hình bàn chân. Đây là một dụng cụ hỗ trợ được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi người, đặt vào giày hoặc dép nhằm giữ cho bàn chân ở vị trí đúng và ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống gây đau nhức.

Chỉnh hình bàn chân

Những cơn đau không bao giờ là một phần cuộc sống! Đau ở bàn chân hoặc bất cứ vị trí nào đều là dấu hiệu của sự bất thường. Càng lớn tuổi không có nghĩa bạn hay người thân của bạn phải chịu đựng những cơn đau. Viêm bao hoạt…

Nổi bật với những công nghệ và trang thiết bị tiên tiến như máy đo mật độ lòng bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sĩ, phòng khám ACC tự hào là đơn vị tiên phong trong việc sở hữu và vận hành một phòng lab về dụng cụ chỉnh hình bàn chân tiên tiến nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Tại ACC, người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ, chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm đánh giá độ cân bằng chân và mô phỏng hình 3 chiều của bàn chân để chỉ định làm đế chỉnh hình có kích thước, độ cứng phù hợp. Từ đó, giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân tốt nhất cũng như hỗ trợ hiệu quả việc điều trị các chứng đau liên quan đến bàn chân bẹt.

Đo lòng bàn chân bằng công nghệ Cad-Cam tại ACC
Bác sĩ Wade Brackenbury đang thực hiện đo lòng bàn chân bằng công nghệ Cad-Cam

4. Băng dán cố định cơ Rocktape giảm sưng đau hiệu quả

RockTape là băng dán cơ thể thao rất được các vận động viên ưa chuộng. Với kết cấu co giãn 180% và đàn hồi nhanh, loại băng dán này sẽ hỗ trợ và tạo sức ổn định cơ bắp, cho phép vận động tối đa, giúp kéo dài sức bền và giảm sưng, đau gót chân hiệu quả.

5. Cách chữa đau gót chân bằng nẹp bàn chân

Nẹp bàn chân là cách trị đau gót chân tại nhà có thể áp dụng được vào ban đêm trong khi ngủ. Việc sử dụng thanh nẹp giúp giữ gót chân ở vị trí cố định và hỗ trợ kéo căng cân cơ, giảm đau khá tốt.

CTA cột sống

6. Sử dụng thuốc không kê đơn

Người bệnh đau gót chân phải làm sao để xoa dịu triệu chứng ngay? Trên thực tế, một số loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (diclofenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib…) có thể cắt cơn đau tạm thời.

Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc này vì có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch, gan thận, xương khớp… Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, các đối tượng mắc viêm loét đường tiêu hóa, hen phế quản, bệnh lý tim mạch cần thận trọng trước khi dùng.

Thuốc trị đau gót chân chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời
Cách trị đau gót chân tại nhà bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể chữa dứt điểm cơn đau

7. Thực hiện các động tác duỗi chân và bàn chân

Việc di chuyển quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau gót chân. Do vậy, để giảm áp lực lên bàn chân bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, song song đó là kết hợp thực hiện các bài tập căng duỗi gân gót và căng gan bàn chân. Hiệu quả từ các bài tập này mang lại giúp hỗ trợ tăng cường cơ chân, giảm cảm giác đau nhức gót và lòng bàn chân cũng như ngăn nguy cơ tái phát bệnh.

Với các cách điều trị đau gót chân tại nhà chia sẻ trên đây, hy vọng rằng triệu chứng này không còn là nỗi ám ảnh của bất cứ ai. Tuy nhiên, một số cách trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời. Để chữa trị đau gót chân tận gốc, cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Vì thế, nếu nhận thấy cảm giác đau và khó chịu ở chân không thuyên giảm sau thời gian nghỉ ngơi tại nhà, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám kịp thời, tránh ảnh hưởng đến các chức năng vận động về sau.

Thông tin thêm: Nguyên nhân đau gót chân khi chạy bộ và cách điều trị hiệu quả

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục