Tê tay khi ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều người gây khó chịu và ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày. Những biểu hiện này có thể xuất phát từ thói quen ngủ sai tư thế, tuổi tác,.. nhưng cũng có khả năng là biểu hiện nhận biết của nhiều bệnh lý. Vậy chính xác ngủ dậy bị tê tay là do đâu, nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết giải đáp chi tiết bạn nhé!
1. Những nguyên nhân gây tê tay khi ngủ
Nguyên nhân ngủ dậy hay bị tê tay được chia thành 2 nhóm:
1.1 Nguyên nhân do bệnh lý
Tình trạng ngủ dậy hay tê tay là bệnh gì? Tê bì tay khi ngủ dậy có thể là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một trong những bệnh lý dưới đây:
1.1.1 Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Bệnh có biểu hiện phổ biến là cảm giác tê cứng, đau nhức ở cả hai bên tay, xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Trường hợp bệnh nặng, cơn đau có thể khiến người bệnh mất ngủ và vị trí đau nhức lan rộng sang các khu vực lân cận.
Vì sao khi ngủ bị tê tay? Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh hay bị tê tay khi ngủ dậy.
Hội chứng ống cổ tay (còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay) gây ra nhiều khó chịu với các biểu hiện tê bì và ngứa ran các ngón tay, thậm chí là mất cảm giác và suy yếu khả năng cầm nắm. Hiện nay có nhiều phương pháp…
1.1.2 Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống. Không chỉ làm hẹp các lỗ liên hợp nằm sau đốt sống, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu, bệnh còn gây chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tay. Điều này khiến người bệnh bị đau nhức, tê bì tay khi ngủ, thậm chí là khó cầm nắm và vận động tay.
Tham khảo thêm: >>> Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh và những biến chứng nguy hiểm >>> Các biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ mà bạn nhất định phải biết >>> Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu: Nhận biết dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
1.1.3 Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý có thể gây ra tình trạng tê bì tay khi ngủ. Bởi vì chỉ số đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương vi mạch dẫn đến tình trạng thiếu hụt máu cung cấp nuôi dưỡng dây thần kinh ở các bộ phận, trong đó có cánh tay. Điều này khiến người bệnh bị tê cứng tay khi ngủ.
1.1.4 Các bệnh về tim mạch
Các bệnh như thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, viêm cơ tim,… sẽ khiến tim hoạt động không hiệu quả, làm quá trình đưa máu đến các cơ quan trọng cơ thể không đều. Điều này gây ra tình trạng đầu ngón tay – bộ phận ở xa tim nhất không nhận đủ lượng màu nên bị sưng tê, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
1.2 Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân ngủ dậy bị tê tay còn có thể do một số lý do sinh lý dưới đây:
1.2.1 Ảnh hưởng tuổi tác
Tuổi tác càng lớn đồng nghĩa với tốc độ lão hóa của cơ thể càng diễn ra nhanh hơn. Lúc này, không chỉ cơ quan như sụn, khớp, xương, cơ bị bào mòn mà hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng gây ra triệu chứng tê chân tay khi ngủ.
1.2.2 Ngủ sai tư thế
Thói quen nằm nghiêng một bên, gối tay lên đầu khi ngủ có thể gây ra hiện tượng tê bì tay khi ngủ mà nhiều người gặp phải. Bởi vì các tư thế ngủ này khiến tay bị đè trong một khoảng thời gian dài lúc ngủ. Điều này làm máu lưu thông kém dẫn đến bị tê bì, rối loạn cảm giác.
Tê bàn tay, cánh tay khi ngủ có thể là do bạn nằm sai hay nằm quá lâu ở một tư thế.
1.2.3 Tình trạng liệt giấc ngủ
Liệt giấc ngủ là hiện tượng não bộ gửi tín hiệu tê liệt đến các chi hoặc toàn bộ cơ thể khi đang ngủ nhằm mục đích ngăn cản các giấc mơ. Điều này dẫn đến tình trạng tay tạm thời bị tê liệt trong lúc ngủ. Khi thức dậy, bạn vẫn nhận thức được tình trạng cơ thể nhưng không cử động được tay.
1.2.4 Máu lưu thông kém
Tê tay khi ngủ do máu lưu thông kém thường xuất hiện khi phụ nữ đang ở những tháng cuối thai kỳ. Bởi lúc này, thai nhi phát triển gây sự chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh. Điều này khiến máu lưu thông kém và các bộ phận ở xa như tay bị tê bì, nhất là khi ngủ dậy.
1.2.5 Cơ thể thiếu chất
Cơ thể thiếu chất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình trao đổi chất, tuần hoàn và các chức năng của các bộ phận. Theo đó, hiện tượng ngủ dậy hay tê tay chính là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể người bệnh đang thiếu chất, cụ thể là các vitamin nhóm B, canxi,…
Tê tay là tình trạng mất cảm giác ở một trong các vị trí trên tay (ngón tay, bàn tay hay cánh tay), do các rễ thần kinh đang bị tác động, chèn ép lên hoặc đang bị chèn ép. Ngoài khởi phát do yếu tố bệnh lý, chế độ…
1.3 Các yếu tố nguy cơ khác
Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể khiến tay tê bì khi ngủ mà bạn nên chú ý:
- Thừa cân, béo phì, ít vận động làm cản trở quá trình lưu thông máu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các chi và hệ xương khớp.
- Thói quen thường xuyên sử dụng bia, rượu hoặc bị chấn thương, mắc phải một số bệnh lý như bệnh tự miễn, viêm dây thần kinh ngoại biên… cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sau khi ngủ dậy bị tê chân tay.
2. Ngủ dậy bị tê tay có sao không? Khi nào nên đi khám?
Đối với tình trạng tê tay tạm thời khi thức dậy, diễn ra trong thời gian ngắn là hiện tượng thường gặp do ngủ sai tư thế, bạn đừng quá lo lắng. Lúc này bạn hãy lắc tay, thay đổi ngay tư thế nằm, ngồi hoặc đứng lên vận động cơ thể cho thoải mái và tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với tình trạng ngủ dậy hay bị tê tay. Vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ thăm khám nếu bị tê tay khi ngủ thường xuyên hoặc đi kèm các triệu chứng:
- Thời gian tê tay diễn ra liên tục hơn 4 tuần.
- Tay thay đổi màu sắc, hình dạng, nhiệt độ.
- Chóng mặt, đau đầu, khó thở, hay quên, co giật.
- Không kiểm soát được bàng quang, ruột.
- Khó khăn khi vận động cầm nắm, nâng đỡ,…
Khi ngủ dậy hay tê tay liên tục hơn 4 tuần kèm theo các dấu hiệu bất thường như mất khả năng vận động, chóng mặt, đau đầu,… thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
3. Khắc phục hiệu quả tình trạng tê tay khi ngủ
Khi ngủ thức dậy bị tê tay thường xuyên kèm theo các dấu hiệu bất thường bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân cũng như thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật…
Với trường hợp ngủ dậy bị tê tay liên quan đến bệnh lý cột sống và xương khớp, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu là giải pháp giúp loại bỏ tình trạng khó chịu này:
- Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Bác sĩ chuyên môn sử dụng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để khôi phục cấu trúc cột sống bị sai lệch về đúng vị trí ban đầu, từ đó kích hoạt quá trình giải phóng và chữa lành tổn thương ở dây thần kinh của cơ thể. Điều này giúp các triệu chứng tê ở cánh tay và bàn tay thuyên giảm.
- Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng: Phương pháp vật lý trị liệu sử dụng vận động cơ học, ánh sáng, nhiệt, sóng âm,… để tác động sâu vào các mô tổn thương, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể. Qua đó, tình trạng đau nhức, tê bì tay sau khi ngủ được cải thiện đáng kể.
Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là một trong những cách điều trị tê tay khi ngủ được nhiều bệnh nhân áp dụng thành công.
Bằng liệu trình kết hợp trên, hơn 18 năm qua, Phòng khám ACC đã điều trị thành công nhiều trường hợp tê bì tay chân do chèn ép dây thần kinh, sai lệch cấu trúc xương khớp. Điều trị tại ACC, khách hàng an tâm là:
- 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu thần kinh Cột sống: Phòng khám ACC tự hào có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản tại trường đại học lớn trên thế giới như Palmer University, New York Chiropractic, Cleveland University, Life University. Cùng bề dày kinh nghiệm, các bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch điều trị hiệu quả để người bệnh nhanh chóng phục hồi.
- Trang thiết bị, máy móc hiện đại: ACC đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại đại chuẩn quốc tế bởi thấu hiểu rằng đây là một yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả và thời gian trị liệu. Theo đó, các thiết bị được sử dụng trong liệu trình vật lý trị liệu tại ACC gồm có tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, máy kéo giãn giảm áp lực cột sống DTS,…
- Hướng dẫn phục hồi tại nhà, chăm sóc sức khỏe xương khớp khỏe mạnh: Sau mỗi buổi điều trị, người bệnh còn được bác sĩ tận tình hướng dẫn tập luyện tại nhà, giải đáp thắc mắc về dinh dưỡng,… Qua đó có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi, đồng thời ngăn ngừa tê tay tái phát dài lâu.
Liệu trình vật lý trị liệu tại phòng khám ACC có sự hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại, tăng tỷ lệ điều trị thành công, hạn chế tình trạng tê tay tái phát.
>> Liên hệ với phòng khám ACC để được tư vấn chi tiết, điều trị tận gốc tình trạng tê tay.
Song song, để tránh tình trạng này lặp lại, bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện một số cách sau tại nhà:
- Trong lúc ngủ, bạn nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên. Đồng thời, bạn hãy chọn gối có độ cao phù hợp, bỏ thói quen lấy tay làm gối hoặc gác tay lên trán.
- Xoa bóp tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi làm việc hoặc chơi thể thao để tăng cường lưu thông máu, hạn chế chứng tê bì tay khi ngủ.
- Bạn nên tập thói quen ngâm tay chân trong nước ấm để giúp cơ thể giữ ẩm, thúc đẩy máu lưu thông đều khắp cơ thể, cải thiện tình trạng tê cứng chân tay.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất, tránh xa những loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường,… và uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật, trong đó có tình trạng ngủ dậy hay bị tê tay.
- Bạn nên hạn chế vận động (chơi thể thao, làm việc) quá sức gây chèn ép cổ chân cổ tay quá mức. Đồng thời, bạn cũng tránh các hoạt động thể thao mạo hiểm vì có thể gây chấn thương cổ tay.
4. Cách ngăn ngừa tình trạng tê tay khi ngủ
Để hạn chế tình trạng tê tay hoặc cánh tay, trước khi chuẩn bị đi ngủ, bạn hãy chú ý:
- Bạn không nên tựa đầu vào bàn tay hoặc cẳng tay khi ngủ.
- Không nên ngủ với tư thế bào thai (nằm nghiêng, cúi đầu về phía trước, cong lưng dưới và co đầu gối lên gần ngực) vì cách ngủ này sẽ khiến vai bị chèn ép khiến tay bị tê.
- Nên giữ bàn tay và các ngón tay thẳng, tránh nắm chặt tay khi ngủ.
- Cố gắng giữ cánh tay thư giãn và khuỷu tay không cong quá 90 độ.
- Bạn hãy sử dụng gối để kê bàn tay và cánh tay khi ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa.
- Tránh tư thế ngủ nằm sấp vì dễ gây áp lực lên cánh tay và khuỷu tay gây ra tình trạng tê bì, đau nhức.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tê tay khi ngủ hiệu quả. Khi xuất hiện các dấu hiệu tê cánh tay, bán tay liên tục kèm theo các dấu hiệu bất thường,bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách. Bạn tránh chủ quan, để tình trạng bệnh tiến triển ngày càng trầm trọng.
Xem thêm: >>> Tê bàn tay do đâu? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả >>> Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? >>> Top bài tập giúp giảm tê bì chân tay mà bạn không nên bỏ lỡ