Đứt gân duỗi ngón chân là hiện tượng rất thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, đứt gân ngón chân cái có thể giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về trường hợp bị đứt gân ngón chân cái, mời bạn đọc tiếp bài viết sau.
- 1. Đứt gân ngón chân là gì?
- 2. Dấu hiệu đứt gân ngón chân
- 3. Nguyên nhân đứt gân duỗi ngón chân
- 4. Bị đứt gân ngón chân có nguy hiểm không?
- 5. Chẩn đoán tình trạng ngón chân bị đứt gân như thế nào?
- 6. Cách điều trị ngón chân bị đứt gân
- 7. Bị đứt gân ngón chân bao lâu thì hồi phục?
- 8. Cách phòng ngừa đứt gân ngón chân
1. Đứt gân ngón chân là gì?
Gân là dải mô liên kết từ các dạng sợi đàn hồi, là cấu trúc nằm giữa cơ và xương, có khả năng chịu đựng lực căng với cường độ lớn. Tuy nhiên, khi bạn vận động hoặc co duỗi quá mức sẽ khiến cho các mô mềm và dây chằng ở khớp ngón chân bị căng hoặc đứt. Từ đó gây ra tình trạng đứt gân ngón chân.
2. Dấu hiệu đứt gân ngón chân
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy gân ngón chân bị đứt mà bạn nên biết:
- Đau dữ dội, cơn đau nhức xuất hiện khi bạn di chuyển hoặc chạm vào.
- Sưng, nóng đỏ và bầm tím ở quanh ngón chân hoặc bàn chân.
- Hạn chế khả năng di chuyển, không thể cử động hoặc co duỗi như bình thường.
- Chân sẽ mất khả năng chống đỡ trọng lượng của cơ thể.
- Cảm giác khớp ngón chân lỏng lẻo, có thể dễ dàng bật ra khỏi vị trí ban đầu.
Đứt gân ngón chân khiến nhiều người cảm thấy đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, để xác định chính xác người bệnh có bị đứt gân hay không, cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế.
3. Nguyên nhân đứt gân duỗi ngón chân
Nguyên nhân chính khiến gân ngón chân bị đứt là do chấn thương hoặc tai nạn. Chẳng hạn như khi ngón chân bị kẹt vào vật gì đó trong một tai nạn ô tô, có thể chia hoặc đứt gân kèm theo đó là những tổn thương xương và mô mềm. Ngoài ra, khi chấn thương do rơi từ trên cao xuống, tiếp đất đột ngột hoặc bước hụt chân cũng có thể bị đứt gân ngón chân cái.
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ gây đứt gân ngón chân như chơi thể thao cường độ cao, đặc biệt là các môn liên quan đến động tác bật nhảy; tuổi tác; tác dụng phụ của thuốc; giới tính; tăng cân quá mức;…
Mang dép tông có phải là nguyên nhân khiến bạn bị đứt gân ngón chân cái không? Có thể. Bởi vì hầu hết các loại dép xỏ ngón, dép tông,… thường không vừa khít bàn chân và khi sử dụng, bàn chân phải dùng nhiều sức hơn để di chuyển. Từ đó có thể dẫn đến bị đứt gân ngón chân cái. |
4. Bị đứt gân ngón chân có nguy hiểm không?
Đứt gân ngón chân là tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động của bàn chân. Khi bị đứt gân ngón chân cái hoặc bất kỳ ngón chân nào sẽ khiến bạn khó khăn khi di chuyển, thậm chí là tàn tật nếu không điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường ở bàn chân, ngón chân, bạn nên đến cơ sở uy tín để thăm khám và sớm điều trị.
5. Chẩn đoán tình trạng ngón chân bị đứt gân như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng đứt gân ngón chân bằng các phương pháp sau:
5.1 Khám lâm sàng
Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp khám lâm sàng. Theo đó, bác sĩ sẽ hỏi bạn nghề nghiệp là gì, có thường xuyên chơi thể thao hay không, loại giày/ dép bạn đi và tiền sử các vấn đề về chân của bạn . Ngoài ra, bác sĩ còn thực hiện kiểm tra bàn chân, ngón chân của bệnh nhân để xem có dấu hiệu đau và sưng hay không.
5.2 Cận lâm sàng
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI… Qua các hình ảnh chụp rõ nét phần xương khớp chân, bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ đứt gân ngón chân và phát hiện các tổn thương khác (nếu có).
Để chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh khi đứt gân ngón chân, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như X-quang, MRI,…
6. Cách điều trị ngón chân bị đứt gân
Tùy vào tình trạng đứt gân ngón chân của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Dưới đây là các cách điều trị khi bị đứt gân ngón chân cái, bạn nên biết:
6.1 Chườm lạnh
Chườm lạnh là phương pháp điều trị bảo tồn an toàn tại nhà, có thể làm giảm cơn đau nhức, sưng viêm ở ngón chân. Khi thực hiện, bạn hãy cho đá vào một khăn sạch hoặc túi nhựa rồi chườm lên khu vực bị đau trong 20 phút, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để mang lại hiệu quả cao.
Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng tấy, đau nhức khi bị đứt gân ngón chân.
Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…
6.2 Sử dụng thuốc giảm đau
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen, nhằm hỗ trợ giảm đau ở ngón chân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe.
6.3 Băng bó bằng băng dán cơ Rocktape
Những chấn thương khi bị đứt gân ngón chân cần được băng bó đúng cách nhằm hạn chế khả năng chuyển động, sưng phù nề. Do đó, một số trường hợp đứt gân ở chân, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn băng dán cơ Rocktape cho đến khi ngón chân hoàn toàn lành lại.
Băng dán cơ Rocktape giúp cố định lại ngón chân, hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn.
6.4 Đế chỉnh hình y khoa
Nhằm giảm thiểu cơn đau nhức do đứt gân ngón chân và ổn định các khớp khi di chuyển, bạn nên tham khảo sử dụng đế chỉnh hình y khoa. Đây là một loại đế đặc biệt được thiết kế chính xác để đặt vào trong giày hoặc gắn trên mặt đế của giày thể thao, giúp giữ cho bàn chân ở vị trí đúng và ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống. Nhưng lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng đế chỉnh hình y khoa cần được thiết kế đúng với kích thước, độ dày bàn chân của mỗi người.
Tại phòng khám ACC, khách hàng an tâm được bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện đo đạc với công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ. Qua đó đảm bảo cho thông số chính xác để thiết kế đế chỉnh hình có kích cỡ phù hợp bàn chân của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng hướng dẫn cặn kẽ cách dùng & bảo quản đúng cách, giúp đạt hiệu quả tốt và duy trì tuổi thọ của đế.
6.5 Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Với trường hợp không nhất thiết phải phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể phục hồi chức năng vận động của bàn chân hiệu quả theo hướng bảo tồn bằng Trị liệu thần kinh cột sống. Các bác sĩ Chiropractic thực hiện thao tác điều chỉnh nhẹ nhàng để đảm bảo sự căn chỉnh chính xác của khớp ngón chân cái và các cấu trúc khác ở bàn chân, giúp giảm áp lực lên các dây chằng bị tổn thương và giảm đau.
Bên cạnh thế mạnh về Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), phòng khám ACC còn sở hữu chuyên khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng. Tại đây, sau khi xác định mức độ và tình trạng đứt chân ngón chân, các bác sĩ của ACC sẽ thiết kế phác đồ Vật lý trị liệu cá nhân hóa có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại (laser cường độ cao thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave,…) kết hợp các bài tập cụ thể để cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của các cơ ở ngón chân và bàn chân, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.
Bác sĩ Wade Brackenbury tại ACC đang tiến hành chiếu tia laser thế hệ IV kích thích sâu đến khu vực mô tổn thương bên trong, qua đó giúp các cấu trúc sụn, mô bị tổn thương có thể tái tạo hoàn toàn tự nhiên.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị tại ACC, bạn sẽ cảm thấy thoải mái bởi cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cùng đội ngũ nhân viên tận tình, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc.
> Liên hệ ngay ACC để được thăm khám và điều trị đau nhức, đứt gân ngón chân an toàn và nhanh chóng với 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống!
6.6 Phẫu thuật
Đa phần người bị đứt gân ngón chân cái đều có thể cải thiện và phục hồi bằng các phương pháp bảo tồn (không xâm lấn). Tuy nhiên, một số ít trường hợp khi các tổn thương ngón chân đã quá nặng và không đáp ứng với các phương pháp khác, bác sĩ sẽ xem xét vị trí chấn thương, xương và mô mềm nào bị tổn thương. Nếu bị đứt gân ngón chân nặng, gân ngón chân gần như đứt hoàn toàn, bác sĩ có thể tư vấn phẫu thuật.
7. Bị đứt gân ngón chân bao lâu thì hồi phục?
Thời gian lành thương khi bị đứt gân ngón chân cái có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ chấn thương, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,… Thông thường, nếu bạn bị đứt gân ngón chân ở mức độ nhẹ và áp dụng biện pháp nghỉ ngơi là có thể khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, đối với trường hợp đứt gân ngón chân ở mức trung bình – nặng thì phải từ vài tuần đến vài tháng mới có thể hồi phục.
8. Cách phòng ngừa đứt gân ngón chân
Bạn có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng gân bị tổn thương hoặc đứt gân ở ngón chân bằng cách:
- Đi giày/ dép phù hợp để giúp giữ cho khớp ngón chân không bị cong quá mức và chịu lực khi di chuyển hoặc chơi thể thao.
- Thay đổi những thói quen sinh hoạt, làm việc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của chân.
- Luôn khởi động thật kỹ trước khi tập luyện hoặc chơi thể thao.
- Thực hiện giãn gân cơ sau khi tập luyện.
- Tăng cường tập luyện những bài tập thể thể dục nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe, sức mạnh các cơ, xương.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi (sữa, tôm, cá), uống đủ nước, ngủ sớm và đủ giấc mỗi ngày.
Mong rằng qua những thông tin trên đã giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như dấu hiệu đứt gân ngón chân. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mất khả năng vận động. Do đó, ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường ở chân, bạn nên sớm thăm khám với bác sĩ tại các trung tâm y tế uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm: Vì sao đau ngón chân út và cách điều trị hiệu quả Viêm khớp ngón chân cái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bị tê đầu ngón chân cái do đâu và cách khắc phục hiệu quả