Vì sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn nam giới?

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Do đặc thù giới tính và công việc của phần lớn nữ giới là ngồi nhiều, khiến không ít chị em gặp các vấn đề đau xương khớp ngay ở độ tuổi ngoài 30.

Bệnh lý cơ xương khớp ở nữ giới ngày càng trẻ hóa

NHV. – nữ luật sư 35 tuổi (ngụ Quận 7, TP.HCM) đến khám tại Phòng khám ACC trong tình trạng cơn đau lưng lan xuống chân, khiến chị không thể ngồi nhiều. Bác sĩ Luke Hamman, Chuyên khoa Thần kinh Cột sống, Phòng khám ACC chẩn đoán, bệnh nhân bị rách bao xơ đĩa đệm

Là luật sư, chị V. phải ngồi nhiều để đọc tài liệu các vụ án, văn bản luật và tham dự các phiên tòa. Ban đầu, cơn đau âm ỉ xuất hiện ở lưng, tần suất và mức độ đau tăng dần, sau đó cơ  chân ngày càng yếu, bàn chân luôn có cảm giác tê bì. 

BS Luke khám và tư vấn cho bệnh nhân bị đau xương khớp (Ảnh: ACC)
BS Luke khám và tư vấn cho bệnh nhân bị đau xương khớp (Ảnh: ACC)

“Lớp màng bọc đĩa đệm của bệnh nhân bị rách, phần dịch bên trong tràn ra, chèn ép dây thần kinh dẫn đến tình trạng yếu cơ, đau cơ, tê hai chân. Nếu không điều trị kịp thời, những biến chứng nghiêm trọng hơn như rối loạn một số chức năng khác của cơ thể, có thể dẫn tới yếu liệt vận động”, BS. Luke Hamman chia sẻ về trường hợp của nữ luật sư.

Sau 4 tuần điều trị tại ACC bằng phương pháp Chiropractic (trị liệu thần kinh cột sống), nắn chỉnh cột sống kết hợp vật lý trị liệu, chị V. vui mừng vì cơ thể phục hồi gần như hoàn toàn, không còn đau đớn và cảm giác tê bì 2 chân nữa. Giờ đây, chị có thể đi bơi, tập yoga, các hoạt động thể thao bình thường.

Tương tự, nữ bệnh nhân NHA. (33 tuổi ngụ Đồng Nai) làm nghề thợ may, đến khám tại ACC trong tình trạng đau nhức lưng, không thể ngồi được quá một tiếng. Các bác sĩ ACC phát hiện bệnh nhân bị trượt đốt sống lưng, các ống sống lưng chèn tủy sống… 

Tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ở nữ giới cao hơn nam (Ảnh: ACC)
Tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ở nữ giới cao hơn nam (Ảnh: ACC)

Phòng khám ACC tiếp nhận nhiều bệnh nhân đau xương khớp ở mọi độ tuổi, trong đó tỷ lệ nữ giới cao hơn nam và không ít bệnh nhân bị đau xương khớp từ rất trẻ như trường hợp trên. 

Lý giải về hiện tượng nữ giới dễ bị bệnh xương khớp hơn nam, BS. Luke Hamman cho biết, sau tuổi 30, mật độ xương nữ giới giảm từ 0,25-1%/năm. Quá trình mang thai, sinh con, giai đoạn tiền mãn kinh… khiến lượng estrogen, testosterone trong cơ thể nữ thiếu hụt, ảnh hưởng tới sự duy trì và phát triển của mô và xương. Hệ thống dây chằng quanh khớp gối của nữ yếu hơn nam, xương nhỏ và mỏng hơn nên dễ mắc các bệnh về khớp. Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót thì nguy cơ đau khớp gối nhiều hơn. Ngoài ra, người làm công việc phải ngồi nhiều, ít vận động dễ bị các vấn đề xương khớp từ sớm. 

Điều trị bệnh cơ xương khớp bằng phương pháp Chiropractic

Luke chỉ ra một số bệnh lý xương khớp thường gặp ở nữ như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm cột sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sống, để lại nhiều di chứng nguy hiểm, thậm chí tàn phế. 

Tuy nhiên, BS. Luke nhận thấy nhiều người xem nhẹ các triệu chứng đau xương khớp, thay vì đi khám thì mua thuốc điều trị. Tình trạng sử dụng thuốc chứa corticoid điều trị xương khớp rất phổ biến: thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị tận gốc bệnh nên sẽ tái đi tái lại. Lâu dài có thể gây tác dụng phụ như , teo cơ, loãng xương, tiểu đường, tim mạch.

Theo BS. Luke, Chiropractic là phương pháp tối ưu để điều trị bệnh cơ xương khớp. “Điều trị bệnh lý xương khớp bằng thuốc chỉ có tác dụng nhất thời và lâu dài bệnh nhân sẽ bị lờn thuốc. Còn phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng trong các bệnh lý xương khớp, vì có nguy cơ để lại di chứng và mất nhiều thời gian phục hồi”, BS. Luke giải thích. “Với Chiropractic, bệnh nhân không cần uống thuốc cũng không cần phẫu thuật, không biến chứng. Phương pháp này rất an toàn, phù hợp cả với bệnh nhân là người già, trẻ em và phụ nữ mang thai”.

 

Tại ACC, bệnh nhân được điều trị bệnh xương khớp bằng chiropractic kết hợp vật lý trị liệu (Ảnh: ACC)
Tại ACC, bệnh nhân được điều trị bệnh xương khớp bằng chiropractic kết hợp vật lý trị liệu (Ảnh: ACC)

ACC có đội ngũ bác sĩ chiropractic có nhiều năm kinh nghiệm đến từ Mỹ, NewZealand, Pháp, Hàn Quốc, Canada,… kết hợp trị liệu thần kinh cột sống với Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng để điều chỉnh cơ, dây chằng đốt sống bị lệch về đúng vị trí; từ đó, giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh, giúp cơ thể người bệnh phục hồi một cách tự nhiên. 

Bên cạnh đó, ACC được trang bị các thiết bị hỗ trợ hiện đại, công nghệ cao khác như Sóng xung kích shockwave, Máy kéo giảm áp DTS, tia Laser thế hệ IV,… giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cho bệnh nhân. 

Duy trì lối sống tích cực để phòng tránh bệnh cơ xương khớp (Ảnh: Shutterstock)
Duy trì lối sống tích cực để phòng tránh bệnh cơ xương khớp (Ảnh: Shutterstock)

Trước thực tế bệnh cơ xương khớp phổ biến ở nữ hơn nam giới, BS. Luke khuyên phái đẹp nên có lối sống tích cực: ăn uống lành mạnh (chú trọng thực phẩm giàu vitamin D, protein, canxi và axit béo omega-3); hoạt động thể chất đều đặn; giữ cân nặng hợp lý. Ngoài ra, nên chủ động thăm khám xương khớp định kỳ 6 tháng hoặc một năm nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề xương khớp.

đơn vị chuyên khoa Thần kinh Cột sống có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, ACC chữa trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh cơ xương khớp cấp và mạn tính như: Thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, Thoái hóa đốt sống cổ, Thoái hóa cột sống lưng, Vẹo cột sống…

ACC TP.HCM – Quận 1: 99 Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1 -Hotline: +84 946 740 066; Quận 5: Lầu 1, Tản Đà Court, 86 Tản Đà, P.11, Q.5 – Hotline: +84 941 970 909

ACC Hà Nội: 44 Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng – Hotline: +84 965 688 828

ACC Đà Nẵng: 112–116 đường 2 tháng 9, Q. Hải Châu – Hotline: +84 911 660 252

Website: https://acc.vn/

#chiropractic #cơxươngkhớp #phongkhamacc #đauxươngkhớp #thoátvịđĩađệm #thoáihóađốtsống

YẾN LÊ

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục