Trật khớp háng: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Trật khớp háng là vấn đề xương khớp nguy hiểm, có thể gây đau đớn nặng ở vùng hông, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Nếu không điều trị kịp thời, trật khớp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn các thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng lệch khớp háng.

1. Tìm hiểu trật khớp háng là gì?

Trật khớp háng là tình trạng đầu xương đùi bị trật ra khỏi ổ cối, thường xảy ra do chấn thương nghiêm trọng. Đây là trường hợp hiếm gặp, khi theo thống kê chỉ có 5% trật khớp háng trong tổng số trường hợp trật khớp, bởi phần khớp háng có cấu tạo chắc chắn và nằm ẩn sâu bên trong nên rất khó tổn thương.  

Hiện nay gồm có các kiểu trật khớp háng là:  

  • Trật khớp hàng trước: Là hiện tượng chỏm xương đùi trật khỏi ổ cối, hướng về phía trước. 
  • Trật khớp hàng sau: Khi lực lớn dồn nén lên xương đùi, khiến nó bị đẩy ra khỏi ổ cối và hướng ra sau.  
  • Trật khớp háng trung tâm: Chỏm xương đùi bị trật ẩn sâu bên trong khớp ổ cối, đây là trường hợp hiếm gặp. 

nắn trật khớp háng

Trật khớp háng là phần đầu xương đùi bị trật khỏi ổ cối, gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh. 

2. Nguyên nhân gây lệch khớp háng

Nguyên nhân trật khớp háng thường gặp là chấn thương nặng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chơi thể thao. Một số ít trường hợp bị trật khớp háng do bẩm sinh bởi các bệnh như loạn sản xương hông, hội chứng di truyền như Down hay Ehlers-Danlos. 

3. Triệu chứng trật khớp háng như thế nào?

Khi bị trật khớp háng, người bệnh sẽ cảm nhận được các dấu hiệu dưới đây: 

– Triệu chứng tại chỗ:

  • Đau và sưng ở vùng khớp háng bị trật.
  • Không thể cử động chân, đi lại khó khăn.
  • Co thắt cơ. 
  • Mất cảm giác ở hông hoặc chân. 
  • Cảm nhận được rõ ràng xương hông lệch khỏi vị trí. 

– Triệu chứng toàn thân: 

  • Da và niêm mạc nhạt.
  • Mạch nhanh.
  • Huyết áp tụt.
  • Nóng rang quanh vùng khớp háng. 
  • Không thể đứng thẳng. 
Trật khớp háng khi nào nên gặp bác sĩ?

Lệch khớp háng là trường hợp cấp cứu y tế, khi xảy ra chấn thương cần thăm khám ngay. Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc răng rắc ở bất kỳ phần nào của xương hông.
  • Đau hông hoặc đau háng.
  • Không thể dồn trọng lượng lên hông và khí đi lại.

4. Trật khớp háng có nguy hiểm không?

Lệch khớp háng nếu không can thiệp kịp thời có nguy cơ tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chấn thương thần kinh tọa: Việc khớp háng bị trật có thể làm chèn ép lên dây thần kinh tọa (dây thần kinh lớn nhất cơ thể xuất phát từ phần lưng dưới qua hông, xuống chân và phân nhánh vào bàn chân, ngón chân), ảnh hưởng đến khả năng vận động của chi dưới. 
  • Hoại tử chỏm xương đùi vô mạch: Hay còn gọi là hoại tử chỏm xương đùi. Khi lệch khớp háng, nếu không xử lý kịp thời có thể làm tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương, có thể dẫn đến hoại tử chỏm xương đùi.  
  • Thoái hóa khớp háng: Chấn thương gây trật khớp vùng háng có thể làm hỏng các sụn trong ổ cối và bao quanh vùng cối, từ đó tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng. 
  • Chênh lệch chiều dài chi: Thường gặp ở các trường hợp không điều trị kịp thời, hay bị trật khớp háng bẩm sinh (DDH) làm ảnh hưởng đến chức năng và dáng đi. 

trật khớp háng

Khớp háng bị trật là một chấn thương nguy hiểm, cần được khắc phục sớm.

5. Phương pháp chẩn đoán trật khớp háng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng này thông qua việc quan sát vị trí khớp háng bị chấn thương. Những trường hợp trật khớp kèm theo các chấn thương bổ sung, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá thể chất bằng hình ảnh thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X quang, chụp CT,… nhằm xác định chính xác vị trí trật khớp, xương có bị gãy hay không cùng các tổn thương đi kèm.

6. Phương pháp điều trị trật khớp háng

Dưới đây là các cách chữa trật khớp háng được chỉ định trong trường hợp khác nhau, cụ thể là:

6.1 Chăm sóc khẩn cấp

Thời điểm gặp chấn thương trật khớp háng, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, do đó việc chăm sóc khẩn cấp nhanh chóng giúp giảm đau và giảm tổn thương lâu dài. Khi nghi ngờ bệnh nhân có các dấu hiệu trật khớp háng, không nên di chuyển người bệnh, thay vào đó cần gọi cấp cứu ngay được nhân viên y tế có chuyên môn cấp cứu kịp thời.  

6.2 Nắn trật khớp háng

Khớp háng có thể được nắn bằng các kỹ thuật sau:

  • Kỹ thuật Allis: Đây là cách kéo nắn trật khớp háng hiệu quả và an toàn. Khi bệnh nhân được đặt trên tấm ván cứng kê trên sàn nhà, có dây đai hoặc nẹp được sử dụng để giữ chặt hông, bác sĩ sẽ thao tác gập nhẹ háng 90 độ, tạo một lực kéo dọc xương đùi để nắn chỉnh khớp háng về đúng vị trí. 
  • Kỹ thuật Captain Morgan: Vị trí bị thương của người bệnh được giữ chặt bởi dây đai. Bác sĩ đặt gối của mình bên dưới gối của bệnh nhân, sau đó thao tác vừa kéo đùi theo trục và nâng gối ở phần khớp háng bị trật lên. 
  • Kỹ thuật phóng tên lửa: Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ ngồi xổm cùng bên chân bị lệch khớp, gối bên trật khớp đặt lên vai người nắn, đồng thời giữ cẳng chân bệnh nhân giống như khi phóng tên lửa. Khớp háng của bệnh nhân sẽ được dang rộng và xoay cẳng chân vào trong, cùng lúc người nắn đứng lên từ từ giúp dùng lực nắn kéo một lực dọc theo xương đùi. 

lệch khớp háng

Để đảm bảo an toàn, nắn trật khớp háng cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. 

6.3 Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định uống thuốc giảm đau, chống viêm,… nhằm giúp giảm các cơn đau dữ dội, các cơn co thắt và chống viêm nhiễm. Nếu sử dụng hết thuốc giảm đau bác sĩ kê đơn, người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống, thay vào đó nên đến bệnh viện tái khám theo đúng lịch hẹn để được bác sĩ tư vấn chi tiết. 

6.4 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được đánh giá là giải pháp hỗ trợ khớp háng có thể sớm hoạt động bình thường và lấy lại chức năng ban đầu. Để mang lại hiệu quả cao, liệu trình vật lý trị liệu cần được thiết kế cá nhân hóa và có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại. 

Phòng khám ACC – Thành viên Tập đoàn FV, Chuyên khoa Chiropractic đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam được nhiều bệnh nhân tin chọn trong điều trị các bệnh lý xương khớp bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống (Chiropractic) kết hợp vật lý trị liệu. Trong đó có các trường hợp hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng sau trật khớp háng. 

Tại ACC, với liệu trình điều trị được cá nhân hóa, dựa trên tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, nhờ đó mang lại hiệu quả tối ưu trong thời gian ngắn nhất. Người bệnh sẽ được bác sĩ Chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống thăm khám kỹ lưỡng, theo dõi sát sao quá trình thực hiện các bài tập và điều chỉnh thiết bị phù hợp với lộ trình điều trị trật khớp háng.  

dấu hiệu trật khớp háng

Các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị trật khớp háng hoặc phục hồi chức năng sau trật khớp háng được bác sĩ thiết kế phù hợp với người bệnh. 

Bên cạnh việc áp dụng liệu trình Vật lý trị liệu, bệnh nhân còn được hỗ trợ phục hồi tối ưu nhờ phương pháp Chiropractic. Đây là kỹ thuật nắn chỉnh các khớp xương, giúp đưa chúng về đúng vị trí tự nhiên, đồng thời giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Nhờ đó, áp lực lên vùng tổn thương tại khớp háng được giảm thiểu, hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng cho người bệnh.

cách chữa trật khớp háng

Chiropractic là phương pháp điều trị lành tính, giúp đưa xương khớp sai lệch về vị trí tự nhiên.

>>   Đặt lịch hẹn thăm khám tại ACC TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị tối ưu, cải thiện tình trạng trật khớp háng hiệu quả. 

6.5 Phẫu thuật

Trong trường hợp trật khớp háng nghiêm trọng, các biện pháp nắn chỉnh không còn tối ưu, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để tránh các tổn thương có thể xảy ra với dây thần kinh và mạch máu. 

Những trường hợp lệch khớp háng được chỉ định phẫu thuật bao gồm: Nắn trật khớp háng thất bại, thời gian điều trị chậm trễ, chụp phim cho thấy có mảnh gãy xương lớn mắc trong khớp,… 

7. Biện pháp phòng ngừa trật khớp háng

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn có thể phòng ngừa tình trạng trật khớp háng hiệu quả: 

  • Tuân theo hướng dẫn an toàn khi di chuyển, chơi thể thao, lái xe như thắt dây an toàn khi đi ô tô, mặc đồ bảo hộ,…
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ, giúp phát hiện sớm các nguy cơ gây lệch khớp háng. 
  • Nếu trẻ mắc phải loạn sản khớp háng cần được điều trị càng sớm càng tốt.  

8. Câu hỏi thường gặp

Cùng tìm hiểu một số câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về trật khớp háng dưới đây, giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích: 

8.1 Trật khớp háng có đi được không?

Khi bị trật khớp háng, chân không có khả năng chịu lực cùng với cơn đau dữ dội nên người bệnh di chuyển rất khó khăn. Tốt hơn hết, người bệnh nên đi thăm khám ngay nếu không may chấn thương này xảy ra.

8.2 Tình trạng trật khớp háng có tự hết không?

Trật khớp háng không tự hết. Đây là vấn đề nguy cấp, cần được can thiệp y khoa trong thời gian sớm nhất để khôi phục khả năng vận động và hạn chế các biến chứng.

8.3 Trật khớp háng bao lâu thì khỏi?

Điều này còn phụ thuộc vào các tổn thương và độ nặng của trật khớp. Với trường hợp bệnh nhân bị trật khớp háng đơn giản (không gãy xương), sau nắn chỉnh khớp trụ vững thì người bệnh cần phải chống chân chịu lực và phục hồi chức năng trong 4 – 6 tuần. Đối với trường hợp phức tạp hơn (có gãy xương), người bệnh chống chân chịu lực hoàn toàn trong 6 – 8 tuần đến 3 – 6 tháng cho xương lành hẳn.  

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về tình trạng trật khớp háng, từ nguyên nhân, triệu chứng đến phương pháp điều trị. Lệch khớp háng là chấn thương nghiêm trọng, bạn không nên tự xử lý tại nhà vì có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Hãy liên hệ ngay với cấp cứu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm thiểu tối đa biến chứng.

>>> Xem thêm:
Tràn dịch khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Trật xương bánh chè: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Đau xương cụt do đâu và cách điều trị hiệu quả

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục