Tiêm dịch nhờn vào khớp gối có tốt không? Cần lưu ý gì?

bác sĩ Hoisang Gong
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Hoisang Gong
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Tiêm dịch nhờn khớp gối mang lại hiệu quả giảm đau nhanh cho người mắc các bệnh lý về khớp gối. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nguy hiểm nếu thực hiện không đúng cách. Vậy tiêm chất nhờn vào khớp gối có tốt không và cần lưu ý gì khi thực hiện?

1. Tiêm dịch khớp gối là gì?

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật tiêm hoạt chất Acid Hyaluronic vào khớp gối giúp tăng trọng lượng và nồng độ phân tử của Acid Hyaluronic nội sinh. Từ đó cải thiện những cơn đau nhức và dần khôi phục chức năng của khớp.

Acid Hyaluronic là một thành phần trong dịch khớp, giúp bôi trơn và đệm cho các mô, chẳng hạn như khớp. Theo đó, Acid Hyaluronic có đặc tính nhớt và đàn hồi. Khi có một tác động lớn thì Acid Hyaluronic sẽ có tính đàn hồi, còn khi tác động lực nhẹ thì sẽ có tác dụng tương tự như dầu bôi trơn, giúp bảo vệ khớp. Khi khớp bị thoái hóa thì lượng Acid Hyaluronic trong dịch khớp sẽ dần suy giảm và gây ra các hiện tượng đau nhức, sưng viêm khớp.

tiêm dịch khớp gối

Tiêm chất nhờn vào khớp gối làm giảm những cơn đau nhức hiệu quả.

2. Tiêm dịch nhờn vào khớp gối có tốt không?

Tiêm dịch khớp gối được đánh giá là tốt bởi mang lại những lợi ích sau:

  • Tiêm hyaluronic vào khớp sẽ giúp ức chế cảm giác đau, qua đó làm giảm đau nhanh chóng.
  • Ngăn sinh tổng hợp PGE2, ngăn chặn tác dụng của cytokin và giúp kháng viêm.
  • Tăng hoạt tính men TIMP có khả năng ức chế sự thoái hóa của sụn khớp. 
  • Kết nối những proteoglycan và giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.
  • Có khả năng kích thích sản xuất Acid Hyaluronic nội sinh.

Tuy nhiên, tiêm dịch khớp gối cũng có một vài hạn chế như:

  • Chỉ áp dụng được cho người bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn trung bình tới nặng vừa, không đáp ứng với những phương pháp điều trị trước đó (như dùng thuốc) hoặc chưa thể tiến hành phẫu thuật thay khớp gối.
  • Một số trường hợp sau khi tiêm khớp có thể bùng phát viêm nặng hơn.
  • Tốn nhiều chi phí.
  • Chỉ đạt hiệu quả giảm đau khi được tiêm đủ liều, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời, không điều trị bệnh tận gốc.

Mặc dù tiêm dịch khớp sẽ giúp giảm đau nhanh, nhưng chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Đồng thời, tránh lạm dụng hay tự ý tiêm dịch khớp gối tại nhà vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như khiến da bầm tím, teo cơ, loãng xương, mất chức năng vận động, thậm chí liệt toàn thân.

tiêm dịch nhờn vào khớp gối có tốt không

Tiêm dịch khớp gối chỉ mang lại hiệu quả cho người bệnh có cơn đau ở mức độ từ trung bình tới nặng vừa.

3. Những trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm dịch nhờn khớp gối

Dưới đây là những trường hợp chỉ định và chống chỉ định khi tiêm dịch khớp gối:

3.1 Chỉ định

Các trường hợp thường được chỉ định tiêm dịch nhờn vào khớp gối bao gồm:

  • Người bị thoái hóa khớp gối từ mức độ trung bình đến nặng vừa. 
  • Người bệnh thoái hóa khớp gối không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị thông thường khác.
  • Trường hợp chưa thể tiến hành phẫu thuật thay khớp gối.

3.2 Chống chỉ định

Một số trường hợp chống chỉ định tiêm dịch khớp gối đó là:

  • Người bị viêm khớp, nhiễm trùng khớp gối hoặc bệnh ngoài da gần vị trí nhiễm trùng.
  • Người có cơ địa dễ dị ứng hoặc dị ứng với thành phần thuốc Acid Hyaluronic.
  • Gặp vấn đề về rối loạn hoặc một số bệnh lý khác.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên: Tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe xem có phù hợp để tiêm chất nhờn khớp gối hay không.

4. Một số lưu ý khi tiêm dịch nhờn vào khớp gối

Để đảm bảo quá trình tiêm thuốc vào khớp an toàn, cả người bệnh và bác sĩ cần chú ý các yếu tố sau:

  • Chỉ nên tiêm khớp gối đối với trường hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa khác như uống thuốc, vật lý trị liệu,…
  • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc tiêm để tiêm vào vùng khớp gối.
  • Tiêm khớp gối cần đảm bảo điều kiện vô trùng, chỉ được thực hiện bởi đội ngũ y tế chuyên khoa.
  • Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử dị ứng đối với thành phần của thuốc trước khi tiêm.
  • Sau khi tiêm dịch khớp gối, nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào (chẳng hạn như đau tạm thời, đỏ, bầm tím hoặc sưng tại vị trí tiêm…), người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

tiêm chất nhờn vào khớp gối có tốt không

Sau khi tiêm dịch khớp gối người bệnh cần theo dõi phản ứng, nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải báo ngay với bác sĩ!

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn tiêm dịch nhờn vào khớp gối có tốt không. Nhìn chung, tiêm dịch khớp gối chỉ hỗ trợ giảm đau khớp gối tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây ra cơn đau. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có lộ trình điều trị hiệu quả.

Hoạt động theo phương châm không dùng thuốc – không phẫu thuật, hơn 18 năm qua phòng khám ACC đã ứng dụng liệu trình điều trị bảo tồn (không xâm lấn) bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Qua đó đã thành công giúp nhiều khách giảm tình trạng đau nhức khớp gối một cách an toàn, hiệu quả. 

Khi đến ACC, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Chiropractic trực tiếp thăm khám và lên phác đồ điều trị chi tiết. Thông qua các thao tác nắn chỉnh chính xác, các bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa các cấu trúc sai lệch về đúng vị trí để giải phóng áp lực, xua tan cơn đau tự nhiên, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Đồng thời, lộ trình điều trị bác sĩ còn kết hợp các bài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại như máy kéo giãn DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… Qua đó sẽ rút ngắn thời gian và gia tăng hiệu quả điều trị các cơn đau ở khớp gối một cách tối ưu. 

tiêm dịch nhờn khớp gối

Bệnh nhân đang được trị liệu với tia laser thế hệ IV, giúp kích thích quá trình tái tạo các mô sinh học từ đó chữa lành tận gốc các cơn đau.

> Đặt hẹn thăm khám tại ACC ngay, an tâm chữa lành cơn đau đúng cách với liệu trình điều trị tối ưu và an toàn, không phải dùng thuốc hay phẫu thuật!

5. Câu hỏi thường gặp

Xoay quanh những vấn đề về tiêm dịch khớp gối, nhiều người có những thắc mắc như sau:

5.1 Ngoài Acid Hyaluronic, còn có thể tiêm gì để giảm đau khớp gối?

Ngoài Acid Hyaluronic, người bệnh đau khớp gối có thể tiêm Collagen để giúp đảm bảo độ dẻo dai của sụn khớp và bảo vệ xương dưới sụn. Đồng thời, collagen còn là chất trung gian kích thích sản xuất chất giảm đau, giảm sưng khớp gối hiệu quả.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào khớp gối thoái hóa giúp chữa lành tổn thương, giảm đau và sưng viêm đồng thời phục hồi chức năng của khớp gối.

5.2 Hiệu quả của tiêm dịch nhờn vào khớp gối kéo dài bao lâu?

Hầu hết người bệnh có thể thấy hiệu quả sau khi tiêm dịch khớp gối sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiệu quả của thủ thuật này chỉ có thể kéo dài đến vài tuần.

5.3 Tiêm khớp gối bao lâu mới hết đau?

Thời gian cụ thể để thấy kết quả sau khi tiêm dịch nhờn khớp gối còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng của mỗi người. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy hết đau trong vòng 4 tuần điều trị hoặc đôi khi có thể mất gần 8 – 12 tuần.

>>> Xem thêm:
Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại khi sử dụng hay không?
Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?
Bệnh khô khớp gối do đâu? Triệu chứng và cách điều trị

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục