Hội chứng ống cổ tay là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị?

bác sĩ Eric Balderree
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Eric Balderree
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Hội chứng ống cổ tay (hay còn gọi hội chứng đường hầm cổ tay) là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Giai đoạn đầu người bệnh thường bị đau, tê, ngứa ran ở bàn tay hay ngón tay, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng, gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Về giải phẫu học, ống cổ tay là một khoang rỗng được bao quanh bởi mạc giữ gân gấp, xương và dây chằng. Trong đó, chạy dọc ống cổ tay là dây thần kinh giữa, điều khiển cảm nhận và vận động các cơ ở tay.

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay, biểu hiện bằng cơn đau nhức, tê ran và ngứa ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, có thể lan dần lên cẳng tay về phía vai kèm theo cơn đau cơ, chuột rút.

Hội chứng ống cổ tay
Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay có thể gây ra cơn đau, tê bì hay loạn cảm các ngón tay

2. Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay thường khó nhận biết do chúng khởi phát chậm mà không có chấn thương cụ thể nào xảy ra trước đó. Đôi khi, triệu chứng xuất hiện vào ban đêm khi người bệnh ngủ với cổ tay bị cong, gây áp lực lên dây thần kinh giữa.

Một số triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:

  • Tê bì tay vào ban đêm.
  • Ngứa ran, đau nhức chủ yếu ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
  • Mất khả năng nhận thức ở các đầu ngón tay.
  • Cảm giác ngứa ran có thể di chuyển lên cẳng tay về phía vai.
Tê nhức mỏi tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nhức mỏi tay chân là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Nhất là khi thời tiết thay đổi thì cơn đau càng nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vậy tê đau nhức chân tay là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, có…

Khi hội chứng ống cổ tay nặng hơn, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn:

  • Đau cơ và chuột rút nhiều hơn.
  • Tay yếu, ít lực cầm nắm khiến bạn khó thực hiện các động tác bình thường như viết, cài cúc áo, gõ bàn phím, sử dụng điện thoại… 
  • Phản ứng xung thần kinh chậm hơn hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ống cổ tay không thuyên giảm, thậm chí là gây cản trở các hoạt động bình thường và giấc ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, tổn thương cơ bàn tay vĩnh viễn có thể xảy ra và khó điều trị hơn.

3. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Hầu hết, các trường hợp hội chứng ống cổ tay đều không xác định rõ nguyên nhân. Tình trạng này là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau gây chèn ép lên dây thần kinh giữa, cụ thể:

  • Làm việc với các dụng cụ rung hoặc tư thế đòi hỏi phải gập cổ tay lâu lặp đi lặp lại có thể dồn áp lực lên dây thần kinh giữa, đặc biệt nếu công việc được thực hiện trong môi trường nhiệt độ lạnh.
  • Các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương.
  • Viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác có yếu tố gây viêm có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc xung quanh gân ở cổ tay.
  • Yếu tố di truyền, thành viên trong gia đình có ống cổ tay nhỏ.
  • Mang thai có thể làm tăng thể tích ống cổ tay, thường xuất hiện vào giữa và cuối thai kỳ.
  • Do các bệnh về chuyển hóa, bệnh hệ thống như suy giáp, béo phì, bệnh to đầu chi và tiểu đường.
  • Sử dụng thuốc điều trị ung thư vú anastrozole (Arimidex).
  • Một số tình trạng khác như mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, suy thận và phù bạch huyết, có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng ống cổ tay.
Phụ nữ dễ mắc hội chứng ống cổ tay hơn nam giới
Phụ nữ có xu hướng mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp 3 lần nam giới, do khu vực ống cổ tay ở nữ tương đối nhỏ

4. Ai có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay

Những người làm các công việc thường xuyên sử dụng bàn tay và lặp lại một động tác trong thời gian dài là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay, bao gồm:

  • Công nhân dây chuyền lắp ráp.
  • Tài xế lái xe.
  • Thư ký, đánh máy.
  • Thợ cắt tóc.
  • Thợ làm bánh.
  • Thợ thủ công.
  • Thu ngân.
  • Nhạc công.

5. Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Nhìn chung, hội chứng ống cổ tay có thể diễn ra ở mức độ nhẹ và nặng. Lúc đầu, triệu chứng đau xuất hiện và chấm dứt sau vài ngày, sau đó bạn có thể vận động bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng chèn ép thần kinh giữa kéo dài, có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng của hội chứng ống cổ tay như: Hẹp ống cổ tay, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, thậm chí có thể gây teo cơ (liệt cơ vùng mô cái), giảm chức năng vận động bàn tay.

6. Hội chứng ống cổ tay được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra, bao gồm:

  • Nghiệm pháp Tinel: Gõ vào vùng ống cổ tay (bằng tay hoặc búa phản xạ) nhằm xác định người bệnh có cảm giác ngứa ran hoặc đau ở các ngón tay không.
  • Nghiệm pháp Phalen: Cho bệnh nhân gập cổ tay trong vòng 60 giây, nếu triệu chứng tê và ngứa ran ở ngón tay xuất hiện càng nhanh thì hội chứng cổ tay càng nặng.
  • Chụp X-quang cổ tay: Để xác định hội chứng ống cổ tay có phải do viêm khớp hoặc chấn thương gây ra không.
  • Điện cơ (EMG) và dẫn truyền thần kinh: Để chẩn đoán hoạt động của dây thần kinh giữa và mức độ chuyển động của cơ đối với dòng điện.

7. Các cách điều trị bệnh hội chứng ống cổ tay

Dưới đây là các cách điều trị hội chứng ống cổ tay được áp dụng phổ biến hiện nay: 

7.1. Nẹp giữ cố định cổ tay

Nẹp sẽ giúp giữ cổ tay ở tư thế thẳng hoặc trung tính, làm giảm áp lực lên dây thần kinh trong ống cổ tay. Bạn có thể đeo nẹp trong khi ngủ để vừa giúp cổ tay không bị gập, vừa cải thiện triệu chứng tê và đau tay do bệnh gây ra.

Đeo nẹp giúp cố định cổ tay
Đeo nẹp trong lúc làm việc giúp giữ cổ tay ở vị trí song song với bàn phím

7.2. Uống các thuốc giảm đau, chống viêm

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giúp giảm đau ống cổ tay trong thời gian ngắn như paracetamol hoặc ibuprofen. Khi sử dụng thuốc cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi tự ý mua hay sử dụng thuốc quá liều lượng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

7.3. Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay được áp dụng khi tình trạng quá nặng, sau khi đã sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác một thời gian dài mà không mang lại hiệu quả, hoặc đã có dấu hiệu teo cơ. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ dây chằng ngang ống cổ tay nhằm làm tăng kích thước không gian, giải phóng áp lực chèn ép lên các dây thần kinh và gân gấp.

Trong quá trình thực hiện, người bệnh được gây tê tại vị trí cổ tay hoặc toàn thân nên có nguy cơ phản ứng với thuốc như dị ứng, sốc phản vệ.

Bên cạnh đó, một số biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Tổn thương dây thần kinh giữa hoặc phân nhánh.
  • Chấn thương gân cơ, mạch máu, dây chằng hoặc các cấu trúc khác.

7.4. Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay

Các bài tập vật lý trị liệu, yoga, siêu âm trị liệu, châm cứu… có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả, đồng thời tăng cường sức mạnh các cơ trong lòng bàn tay. Từ đó, hỗ trợ khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.

Tùy vào tình trạng ống cổ tay và sức khỏe của mỗi người, liệu trình vật lý trị liệu sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, để phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao và tránh gây ra các tổn thương khác, người bệnh nên tập đúng liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ hướng dẫn.

7.5. Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic được chứng minh là phương pháp trị liệu hiệu quả và an toàn đối với những cơn đau về cơ xương khớp mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật, nhất là trong các trường hợp hội chứng ống cổ tay do viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn hay đa dây thần kinh, chấn thương cổ tay…

Bài viết liên quan:
> Nguyên nhân và cách điều trị đau cổ tay
> Cách chữa trị trật khớp cổ tay
> Nguyên nhân gây cứng khớp cổ tay và cách điều trị

Hiện nay, ở Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng các cấu trúc sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu, nhờ đó giải phóng áp lực đè nặng lên dây thần kinh xung quanh, đồng thời giúp kích thích cơ thể tự chữa lành thương tổn. Từ đó, tình trạng đau nhức sẽ dần dần thuyên giảm rồi biến mất hoàn toàn.

Điều trị hội chứng ống cổ tay tại Phòng khám ACC
Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp chữa lành hội chứng ống cổ tay tận gốc, người bệnh được bác sĩ ACC thăm khám cẩn thận, chẩn đoán chính xác nguyên nhân

Nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục và giảm đau hiệu quả, các bác sĩ có thể kết hợp thêm phương pháp vật lý trị liệu với các trang thiết bị, máy móc hiện đại như tia Laser cường độ cao thế hệ IVsóng xung kích Shockwave. Đồng thời, để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa tái phát, các chuyên viên vật lý trị liệu tại ACC sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập thể dục dành riêng cho cổ tay.

Cải thiện tình trạng đau cổ tay – 5 phút mỗi ngày cùng ACC

8. Phòng ngừa tái phát hội chứng ống cổ tay

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị trên, bạn cần phải biết rằng, dù là đã phẫu thuật nhưng hội chứng này vẫn có thể tái phát nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Do đó, để giảm thiểu căng thẳng cho bàn tay và cổ tay, hạn chế cơn đau tái phát, bạn cần chú ý các điều sau:

  • Luôn giữ tay thẳng và đặt cổ tay ở một vị trí thoải mái song song với bàn phím.
  • Giảm lực và thả lỏng tay cầm khi gõ phím, viết bài, thao tác với máy tính tiền… 
  • Để cổ tay được nghỉ ngơi vài phút mỗi 30-45 phút làm việc.
  • Thực hiện các động tác co duỗi, uốn cong tay vài phút vào giờ giải lao.
  • Tránh gập hay uốn cong cổ tay nhiều lần.
  • Cải thiện tư thế ngồi, tránh đưa vai và cổ về phía trước quá nhiều vì sẽ làm các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, từ đó gây ảnh hưởng đến cổ tay, ngón tay và bàn tay.
  • Thay chuột máy tính nếu bạn cảm thấy không thoải mái và mỏi cổ tay khi sử dụng.
  • Nếu làm việc trong môi trường lạnh, hãy đeo găng tay cụt ngón để giữ ấm cho bàn tay và cổ tay.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về hội chứng ống cổ tay trên đây thực sự hữu ích với bạn. Khi phát hiện bản thân có dấu hiệu tê, ngứa, đau nhức cổ tay và bàn tay bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục