Hội chứng đường hầm xương trụ: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Hội chứng đường hầm xương trụ là bệnh lý thần kinh phổ biến ở chi trên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy bệnh lý đường hầm xương trụ là gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ trong bài viết sau.

1. Hội chứng đường hầm xương trụ là gì?

Hội chứng đường hầm xương trụ (còn gọi là hội chứng GUYON hay hội chứng ống khuỷu tay) là sự chèn ép hoặc co kéo của dây thần kinh trụ tại khuỷu tay. Bệnh này có các triệu chứng đặc trưng như tê, đau nhói dọc theo mặt trong của cẳng tay, bao gồm nửa ngón áp út (ngón 4) và ngón út (ngón 5).

Thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính của chi trên giúp bạn cử động cẳng tay, bàn tay, một số ngón tay và gửi thông tin cảm giác (nhiệt độ nóng, lạnh, đau) đến não. Dây thần kinh này chạy từ vùng cổ xuống đến bàn tay và có thể bị chèn ép ở một số vị trí gây ra hội chứng ống khủy tay.

hội chứng đường hầm xương trụ

Khi dây thần kinh trụ bị chèn ép sẽ gây ra hội chứng ống cổ tay, ảnh hưởng khả năng vận động của người bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống khuỷu tay 

Tùy vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép mà bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Thông thường, hội chứng ống khuỷu tay được phân chia làm 3 nhóm dấu hiệu sau:

  • Tổn thương nhóm 1: Chủ yếu là do chèn ép dây thần kinh trụ. Người bệnh bị giảm cảm giác ở ngón 5 và nửa ngón 4; yếu và teo các cơ ô mô út cũng như liên cốt. Trường hợp tổn thương nặng, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng bàn tay vuốt trụ – tình trạng đốt 1 của ngón 4 và ngón 5 duỗi ra, trong khi đó đốt 2 và đốt 3 gấp lại.
  • Tổn thương nhóm 2: Nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất do nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon, sát với móc của xương móc. Với nhóm tổn thương này, người bệnh cử động tay giảm độ khéo léo và không thể dạng các ngón tay. Nếu bệnh nặng thì người bệnh có thể bị triệu chứng bàn tay vuốt trụ.
  • Tổn thương nhóm 3: Trường hợp dây thần kinh trụ bị chèn ép chỉ tổn thương nhánh nông của dây trụ, vị trí ở chỗ gần hết kênh Guyon. Lúc này, người bệnh bị tê ở ngón 4 và 5; các cơ nhỏ của bàn tay không bị ảnh hưởng.

>>> Tin liên quan: Tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? Những nguyên nhân thường gặp

3. Nguyên nhân gây hội chứng đường hầm xương trụ

Hội chứng ống khuỷu tay có thể xảy ra do các nguyên nhân dưới đây:

3.1 Chấn thương khớp khuỷu tay

Các chấn thương ở khớp khuỷu tay do tai nạn, chơi thể thao có thể gây viêm và sưng ở trong hoặc gần đường hầm xương trụ. Điều này gây ra sự chèn ép/kích ứng dây thần kinh trụ, dẫn đến triệu chứng tê, đau nhức ở ống khuỷu tay.

Điều trị viêm khớp khuỷu tay

Mặc dù viêm khớp khuỷu tay không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bệnh vẫn có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Trong cơ thể người, khuỷu tay đóng vai trò làm “cầu…

3.2 Dây thần kinh trụ bị kéo giãn

Dây thần kinh trụ nằm sau lồi cầu trong, trong quá trình gấp khớp khuỷu tay, dây thần kinh trụ bị kéo giãn. Nếu việc gấp và duỗi khuỷu tay lặp lại thường xuyên (như cong tay khi ngủ, ném bóng rổ,…) có thể khiến dây thần kinh trụ bị kéo giãn quá mức dẫn đến tổn thương.

3.3 Áp lực lên dây thần kinh trụ

Dây thần kinh trụ khá nông tại điểm lồi cầu trong. Nếu người bệnh thực hiện các động tác như tì khuỷu tay vào bàn, tường trong thời gian dài có thể tạo áp lực đè lên dây thần kinh trụ. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy cánh tay, bàn tay, nửa ngón 4 và ngón 5 bị tê bì, thậm chí đau nhói.

3.4 Gãy móc của xương móc

Xương móc là phần xương nhô ra ở mặt lòng bàn tay có vai trò bảo vệ dây thần kinh trụ. Xương móc có một phần nhổ ra gọi là ‘móc của xương’. Trường hợp móc của xương móc bị gãy do chơi các môn thể thao như tennis, golf, bóng chày,… có thể làm tổn thương dây thần kinh trụ. Lúc này, người bệnh bị mất cảm giác, tê và ngứa ran ở nửa ngón 4 và ngón 5.

bệnh đường hầm xương trụ

Tình trạng gãy móc của xương móc khiến người bệnh bị tê và đau nhói ở nửa ngón 4 và ngón 5.

3.5 Nguyên nhân bệnh lý

Hội chứng ống khuỷu tay có thể xảy ra do người bệnh mắc các bệnh lý:

  • Viêm xương khớp ở cổ tay.
  • Khối cơ dị dạng, hạch, khối u chèn ép dây thần kinh.
  • Bệnh lý liên quan đến mạch máu như huyết khối mạch máu, cục máu đông tụ trong động mạch trụ.

4. Hội chứng ống khuỷu tay có nguy hiểm không?

Hội chứng ống khuỷu tay không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Hơn nữa, các triệu chứng đau nhói và tê tay của bệnh còn gia tăng vào ban đêm (lúc ngủ). Bởi vì người bệnh thường gập cổ tay khi ngủ khiến đường hầm xương trụ bị thu hẹp, tăng áp lực chèn ép lên dây thần kinh trụ. Tình trạng đau nhói của hội chứng làm người bệnh khó ngủ, ngủ không đủ giấc, từ đó giảm năng suất làm việc.

Nếu không can thiệp sớm, hội chứng sẽ tiến triển nặng khiến cơ ở bàn tay trở nên yếu và teo. Điều này làm bạn không thể thực hiện các công việc tỉ mỉ, đau dữ dội khi nắm chặt bàn tay, gấp hoặc duỗi cổ tay,…

Hội chứng đường hầm xương trụ khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh nhân nến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị khi tình trạng tê, đau nhói ở nửa ngón 4 và ngón 5 không thuyên giảm sau 6 tuần. Hoặc các triệu chứng này tiến triển nghiêm trọng khiến người bệnh cử động khó khăn thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Nếu để lâu, tổn thương ở dây thần kinh trụ vĩnh viễn có thể xảy ra và khó điều trị hơn.

5. Hội chứng ống khuỷu tay được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán hội chứng ống khuỷu tay, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, thăm khám khuỷu tay và bàn tay để xác định dây thần kinh trụ có bị chèn ép không, vị trí bị chèn ép. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Cụ thể như:

  • Chụp X-quang: Kết quả chụp X-quang giúp kiểm tra các gai xương, viêm khớp ở khuỷu tay có chèn ép dây thần kinh trụ.
  • Điện cơ đồ (EMG): Khi thần kinh bị tổn thương, dẫn truyền thần kinh sẽ bị kéo dài hơn so với bình thường. Quá trình đo điện cơ sẽ kích thích một số vị trí của dây thần kinh và ghi lại thời gian chúng có phản ứng. Nếu thời gian này kéo dài tại vị trí nào thì có khả năng dây thần kinh trụ ở đó bị chèn ép.
  • Chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ: Các phương pháp giúp phát hiện các bất thường như hạch, khối u,… có thể đè ép dây thần kinh gây hội chứng ống khuỷu tay.

6. Các cách điều trị hội chứng đường hầm xương trụ

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị hội chứng ống khuỷu tay được áp dụng phổ biến hiện nay: 

6.1 Nẹp giữ cố định cổ tay

Bệnh nhân bị hội chứng đường hầm xương trụ nên nẹp giữ cố định cổ tay vào ban đêm hoặc cả ngày. Cách này sẽ giúp giữ cổ tay ở tư thế thẳng, không bị gập trong quá trình vận động hay ngủ. Qua đó giảm sự chèn ép lên dây thần kinh trụ, cải thiện hiệu quả các triệu chứng tê và đau nhói ở ống khuỷu tay.

nguyên nhân hội chứng đường hầm xương trụ

Nẹp giữ cố định cổ tay giúp giảm áp lực ở dây thần kinh trụ, cải thiện tình trạng tê và đau nhói hiệu quả.

6.2 Uống thuốc chống viêm không steroid

Trường hợp dây thần kinh trụ bị chèn ép nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm chống viêm không steroid như Ibuprofen, Naproxen. Thuốc sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm xung quanh dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác tê và đau nhói. Lưu ý, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe.

Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…

6.3 Tiêm corticoid quanh vùng thần kinh trụ

Corticoid là tính kháng viêm mạnh, bác sĩ sẽ sử dụng để tiêm vào xung quanh vùng thần kinh trụ bị chèn ép nhằm giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này ít khi được chỉ định vì nguy cơ gây tổn thương thần kinh. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn kỹ lưỡng trước khi áp dụng biện pháp giảm đau này.

6.3 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp phục hồi sức mạnh của cơ, tầm vận động cổ tay và bàn tay. Qua đó giúp người bệnh thực hiện các cử động thường ngày mà ít bị tê hoặc đau nhói. Các phương pháp vật lý trị liệu điều trị hội chứng đường hầm xương trụ bao gồm:

– Điều trị nhiệt: Bệnh nhân có thể chọn một trong các phương pháp nhiệt như đắp paraphin, bùn khoáng, hồng ngoài, từ trường nhiệt, sóng ngắn,… để tác động vào mặt trong cổ tay, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhói hoặc tê.

– Bài tập trượt thần kinh: Bài tập này có thể giúp dây thần kinh trụ trượt qua đường hầm khuỷu tay dễ dàng hơn, qua đó cải thiện cảm giác tê, đau do chèn ép. Bài tập trượt thần kinh như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân nâng cánh tay ngang vai với lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Bước 2: Gấp khuỷu tay về phía thân người.
  • Bước 3: Xoay lòng bàn tay ngoài và uốn cong cổ tay sao cho các ngón tay hướng về phía cơ thể.
  • Bước 4: Xoay cổ tay sao cho lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Bước 5: Khi cổ tay vẫn cong, bệnh nhân duỗi thẳng cánh tay trở vệ vị trí thẳng, các ngón tay cong về phía sàn nhà.

Lưu ý: Mỗi bước thực hiện bạn giữ 5 giây và lặp lại bài tập 3 – 5 lần/ngày.

điều trị chứng đường hầm xương trụ

Các bước thực hiện bài tập trượt thần kinh giúp giảm triệu chứng tê, đau do hội chứng đường hầm khuỷu tay gây ra.

– Xoa bóp vùng cổ tay, bàn tay: Phương pháp tác động mạnh vào cơ xung quanh thần kinh trụ, giảm các triệu chứng tê và đau nhói ở nửa ngón 4 và ngón 5.

6.4 Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được các chuyên gia đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng đau do hội chứng ống khuỷu tay và nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu này. Theo đó, các bác sĩ nước ngoài được đào tạo chuyên ngành Chiropractic chính quy của ACC sẽ sử dụng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng cấu trúc sai lệch về vị trí ban đầu. Qua đó giúp giải phóng áp lực đè nặng lên dây thần kinh trụ tại khuỷu tay, đồng thời kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Nhờ vậy, tình trạng đau nhói sẽ dần thuyên giảm rồi biến mất hoàn toàn mà không cần can thiệt từ thuốc hay phẫu thuật.

Nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục, bác sĩ ACC sẽ kết hợp phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống cùng Vật lý trị liệu với trang thiết bị hiện đại như Laser cường độ cao thế hệ IVsóng xung kích Shockwave. Hơn nữa, để duy trì hiệu quả chữa trị và ngăn ngừa tài phát, các chuyên gia vật lý trị liệu tại ACC sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập thể dục cá nhân hóa theo tình trạng bệnh.

điều trị chứng đường hầm xương trụ tại acc

Tia laser cường độ cao thế hệ IV giúp bệnh nhân giảm cảm giác tê, đau nhói do hội chứng ống khuỷu tay gây ra.

Không chỉ vậy, trong suốt quá trình điều trị hội chứng ống khuỷu tay tại ACC luôn có bác sĩ và chuyên viên đồng hành, hướng dẫn cặn kẽ khi tập luyện, chế độ ăn uống,… Nhờ đó, tình trạng đau nhói ở ống khuỷu tay cải thiện hiệu quả. Hơn nữa, khi kết thúc quá trình chữa trị bác sĩ còn chỉ dẫn cách chăm sóc để xương khớp, dây thần kinh khỏe mạnh hơn, hạn chế hội chứng tái phát.

>> Nếu bị hội chứng ống khuỷu tay làm phiền, quý khách vui lòng liên hệ ACC ngay để được tư vấn chi tiết liệu trình điều trị hiệu quả – an toàn – nhanh chóng.

6.5 Phẫu thuật

Nếu chèn ép ở dây thần kinh trụ tiến triển nặng, cơ tay bị teo, yếu sức và không thể áp dụng các phương pháp trên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn phẫu thuật. Các phương pháp điều trị phẫu thuật điều trị hội chứng ống khuỷu tay bao gồm: Giải phòng thần kinh trụ, chuyển thần kinh trụ ra trước hoặc cắt bỏ một phần mỏn trên lồi cầu trong.

Tuy nhiên, phẫu thuật không đảm bảo hội chứng ống khuỷu tay biến mất vĩnh viễn. Ngoài ra, phương pháp này còn có nguy cơ để lại các biến chứng như nhiễm trùng, tăng cảm lòng bàn tay, tê bì bàn tay,…

7. Biện pháp phòng ngừa hội chứng đường hầm xương trụ

Để phòng tránh hội chứng ống khuỷu tay, mỗi người nên:

  • Tránh tựa khuỷu tay mạnh, liên tục vào nền hoặc mặt phẳng cứng như tường, mặt bàn,…
  • Cẩn thận khi chơi thể thao, hoạt động để tránh chấn thương mặt trong của cánh tay, đặc biệt là khuỷu tay.
  • Giữ khuỷu tay, cổ tay thẳng khi ngủ.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý xương khớp, mạch máu,…

8. Câu hỏi thường gặp về hội chứng ống khuỷu tay

Để hiểu rõ hơn về hội chứng ống khuỷu tay, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi và giải đáp dưới đây:

8.1 Hội chứng GUYON mất bao lâu hồi phục sau điều trị?

Khi áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn như nẹp, vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống,… tình trạng tê, đau do hội chứng GUYON dự kiến sẽ dần cải thiện sau 4 – 6 tuần. Với trường hợp nặng phải phẫu thuật thì cần nhiều thời gian hơn.

8.2 Sự khác biệt giữa hội chứng ống khuỷu tay và hội chứng ống cổ tay là gì?

Sự khác biệt của hai hội chứng này là ở phạm vi ảnh hưởng của bệnh. Cụ thể, hội chứng ống khuỷu tay ảnh hưởng ngón út và ngón áp út của bàn tay. Trong khi hội chứng ống cổ tay tác động đến ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. 

8.3 Hội chứng GUYON có tự khỏi không?

Hội chứng có thể tự khỏi nếu tình trạng chèn ép dây thần kinh nhẹ. Đồng thời bệnh nhân tránh các hoạt động làm các triệu chứng bệnh tiến triển nghiêm trọng. Ví dụ:

  • Nếu công việc yêu cầu phải chống khuỷu tay vào mặt phẳng cứng, người bệnh hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, sử dụng đệm hoặc miếng lót để giảm áp lực lên ống khuỷu tay.
  • Nếu có thói quen cong cổ tay, khủy tay khi ngủ thì người bệnh có thể thay đổi tư thế ngủ để tránh gây áp lực lên dây thần kinh.

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn phần nào biết nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị hội chứng đường hầm xương trụ. Nếu cảm giác tê, đau nhói ở ống cổ không thuyên giảm sau một thời gian nghỉ ngơi tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị, tránh ảnh hưởng các chức năng vận động về sau.

>>> Bài viết cùng chủ đề:
Các triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến đau khuỷu tay
Top các cách giảm đau khuỷu tay khi tập tạ hiệu quả
"Bỏ túi" ngay những thực phẩm tốt cho người bị đau khuỷu tay

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục