Đau xương ống chân khiến người bệnh bị hạn chế vận động và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Không chỉ vậy, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau xương ống chân? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đau xương cẳng chân biểu hiện thế nào?
Xương ống chân (xương ống đồng, xương cẳng chân hay xương chày) là phần xương ở giữa đầu gối và bàn chân. Theo đó, đau nhức xương ống chân là tình trạng bạn cảm thấy đau nhức dọc trong xương gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
Những triệu chứng đau nhức cụ thể như sau:
- Đau âm ỉ hoặc nhức nhối ở phía trước một hay cả hai ống chân.
- Cơn đau xương chày tiến triển nặng hơn khi bạn vận động.
- Khu vực cẳng chân bị đau có tình trạng sưng nhẹ và đau khi chạm vào.
Biểu hiện khi đau xương ống chân hay bị đau cẳng chân có thể là đau âm ỉ hoặc cơn đau nhói khó chịu.
2. Nguyên nhân gây đau nhức xương ống chân
Đau nhức xương cẳng chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân dưới đây:
- Vận động (đi bộ, chạy, nhảy,…) quá nhiều khiến xương ống chân bị đau mỏi.
- Tập thể dục hay chơi thể thao nhưng không khởi động kỹ có thể gây đau xương cẳng chân.
- Mang vác vật nặng, làm việc quá sức, đứng lâu, đi lại nhiều khiến xương ống chân bị quá tải và dẫn đến nhức mỏi.
- Sử dụng giày không vừa chân, hoặc không có miếng lót đệm làm tăng áp lực cho cẳng chân và gây đau nhức.
- Tình trạng bàn chân bẹt khiến cơ và xương ống chân không thể hấp thụ hoặc phân bố lực đều nên gây đau âm ỉ hoặc dữ dội.
- Đau nhức xương ống chân còn xuất hiện do một số bệnh lý như viêm cơ, ung thư xương cẳng chân, viêm xương,…
- Trẻ em trong độ tuổi dậy thì thường bị đau nhức xương cẳng chân. Đây là dấu hiệu bình thường do cơ bắp chưa phát triển theo kịp tốc độ tăng trưởng của xương và sụn.
- Cơ thể thiếu hụt vitamin D và canxi là một trong những nguyên nhân gây đau nhức trong xương cẳng chân ở phụ nữ mang thai và sau sinh.
3. Đau xương ống chân có nguy hiểm không?
Thông thường, đau nhức xương ống chân không đe dọa đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến khả năng và hiệu suất vận động, khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách cơn đau xương chày có thể gây tê liệt và tàn phế. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng đau cẳng chân bất thường, người bệnh nên đi đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm cơn đau từ sớm.
Những cơn đau cẳng chân kéo dài có thể khiến bạn khó chịu và giảm khả năng vận động.
4. Biện pháp chẩn đoán đau nhức xương ống chân
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, các triệu chứng đau nhức hiện tại, mức độ và tần suất cơn đau xảy ra. Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Kết quả cho thấy được sự liên kết xương và giúp phát hiện các dấu hiệu như viêm, gãy xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Với kết quả MRI, bác sĩ phát hiện các vấn để bất thường ở mô, cơ, dây thần kinh, mạch máy, dây chằng, xương,… ở khu vực cẳng chân.
5. Bị đau xương ống chân phải làm sao?
Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà cơn đau nhức ở cẳng chân có thể được chữa trị bằng những cách sau:
5.1 Áp dụng cách giảm đau tại nhà
Đối với những cơn đau nhức ống chân cấp tính, bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để giảm cảm giác đau, cụ thể:
- Nghỉ ngơi: Khi bị đau xương chày, bạn nên ngưng luyện tập các môn thể thao khoảng vài tuần hoặc lâu hơn để cơ và xương hồi phục.
- Chườm lạnh: Bạn có thể chườm túi đá vào cẳng chân bị đau khoảng 10 – 20 phút và lặp lại 2- 4 lần/ngày. Nhiệt độ thấp của túi chườm lạnh sẽ làm giảm tình trạng sưng và đau ở cẳng chân hiệu quả.
- Nẹp cố định phần cẳng chân: Việc băng bó giúp cố định xương ống chân cũng như dây chằng, tránh để ống chân tổn thương và sưng đau nhiều hơn.
- Kê cao cẳng chân bị đau: Kê gối nằm bên dưới cẳng chân bị đau có thể giúp tạm thời giảm đau cũng như sưng hiệu quả.
5.2 Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân
Đối với người bị đau cẳng chân do chứng bàn chân bẹt, dùng đế chỉnh hình bàn chân là cách tối ưu. Loại đế này giúp khôi phục độ cong sinh lý của hõm chân, giảm đau đơn và đi lại linh hoạt hơn. Tuy nhiên, vì độ bẹt của bàn chân mỗi người là khác nhau, đòi hỏi đế chỉnh hình phải được thiết kế vừa vặn với chân mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên điều trị bàn chân bẹt, có máy móc hiện đại để đo và làm đế chỉnh hình phù hợp với chân.
Phòng khám ACC trang bị đầy đủ máy móc công nghệ cao hỗ trợ chẩn đoán chính xác độ bẹt bàn chân như thiết bị định vị & đo lòng bàn chân CAD-CAM hiện đại của Thụy Sĩ, máy phân tích và điều chỉnh dáng đi PneuWeight Treadmill,… Nhờ đó, ACC thiết kế đế chỉnh hình bàn chân có kích thước, độ cứng chuyên biệt cho từng bệnh nhân. Đảm bảo hỗ trợ cải thiện sự cân bằng, tư thế và triệu chứng đau nhức cẳng chân của bạn.
Công nghệ CAD-CAM giúp định vị và đo lòng bàn chân hiện đại nhất hiện nay.
5.3 Dùng thuốc giảm đau
Các loại thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofen, naproxen), kháng đau (acetaminophen),… giúp giảm triệu chứng đau xương ống chân nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ về liều lượng và tần suất uống.
Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…
5.4 Tập luyện bài tập kéo giãn xương ống chân
Các bài tập nhẹ nhàng giúp kéo giãn bắp chân, cẳng chân và mắt cá chân có thể giúp thuyên giảm tình trạng đau xương cẳng chân. Theo đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các bài duỗi chân phù hợp.
Một số bài tập kéo giãn xương ống đồng bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Duỗi bắp chân: Ngồi trên sàn với một chiếc khăn quấn quanh ngón chân và mu bàn chân. Bạn duỗi thẳng chân, đồng thời hai tay kéo 2 đầu của khăn sao cho khăn căng. Giữ nguyên tư thế duỗi trong 15 – 30 phút, lặp lại 3 lần.
- Đứng nâng ngón chân: Đặt chân thẳng trên sàn, ngả người về sau trên gót chân và nhấc ngón chân lên trong 5 giây. Lặp lại động tác 15 lần cho hai hiệp.
- Duỗi mắt cá chân: Bạn ngồi với bàn chân nhấc khỏi sàn. Sử dụng bàn thân để viết chữ trên không bằng cách di chuyển mắt cá chân theo mọi hướng.
5.5 Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu
Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu giúp kích thích quá trình chữa lành cơn đau cẳng chân, cải thiện khả năng vận động hiệu quả.
- Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Bác sĩ ứng dụng các kỹ thuật nắn chỉnh chính xác, nhẹ nhàng đưa xương khớp bị sai lệch về đúng vị trí tự nhiên ban đầu để giải phóng sự chèn ép thần kinh – nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức. Điều này giúp cầu trúc xương ống chân phục hồi, trình trạng sưng đau cũng nhờ vậy mà dần thuyên giảm và biến mất.
- Vật lý trị liệu: Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện các bài tập Vật lý trị liệu phù hợp. Phương pháp này nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi của xương ống chân, từ đó giúp bạn có thể nhanh chóng trở về cuộc sống thường ngày.
Ứng dụng liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu, phòng khám ACC đã giúp nhiều khách hàng chấm dứt tình trạng đau xương ống chân và phục hồi sức khỏe, đi lại linh hoạt như bình thường. Điều trị tại ACC, không chỉ có sự chăm sóc chu đáo mà bạn còn an tâm bởi:
- Đội ngũ 100% bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản, có đầy đủ bằng cấp – chứng chỉ và giàu kinh nghiệm trong điều trị xương khớp. Bác sĩ cam kết kiểm tra tình trạng sức khỏe kỹ càng giúp bạn tìm được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời tư vấn phác đồ điều trị tối ưu, chữa lành cơn đau xương cẳng chân hiệu quả.
Bác sĩ Timothy Gallivan – Phòng khám ACC đang thăm khám xương ống chân cho bệnh nhân.
- Mỗi khách hàng là một liệu trình điều trị chuyên biệt theo tình trạng đau xương chân và các vấn đề sức khỏe khác. Nhờ chữa trị đúng cách ngay từ đầu, bạn sẽ nhanh chóng khôi phục sức khỏe xương khớp, cải thiện khả năng vận động như bình thường.
- Liệu trình Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chuẩn quốc tế bởi ACC trang bị hệ thống máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia Laser cường độ cao thế hệ thứ IV, trị liệu Phục hồi chức năng Pneuback Pneumex, … Những thiết bị này giúp tái tạo các mô cẳng chân tổn thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục xương cẳng chân.
- Luôn có bác sĩ – chuyên viên đồng hành và hướng dẫn cặn kẽ khi tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học trong suốt hành trình phục hồi sức khỏe xương ống chân.
- Tư vấn minh bạch, chi phí rõ ràng giúp bạn có thể an tâm hiệu quả chữa trị cũng như chủ động chuẩn bị tài chính. Đồng thời, quy trình thăm khám tại ACC chuyên nghiệp, nhanh chóng, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của bạn diễn ra thuận lợi nhất có thể.
>> ACC luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn chữa lành cơn đau xương chày khó chịu. LIÊN HỆ với ngay ACC nếu bạn đang phải chịu đựng tình trạng đau nhức xương cẳng chân.
6. Cách phòng ngừa đau xương ống chân
Để ngăn ngừa đau cẳng chân một cách hiệu quả, bạn cần:
- Khởi động trước khi tập luyện các môn thể thao và các hoạt động có thể gây áp lực cho xương ống chân.
- Mang giày thể thao phù hợp cho từng hoạt động, ví dụ giày tập gym, giày đá bóng. giày leo núi,… Tránh những đôi giày có thể làm bạn đau hay khó chịu trong quá trình sử dụng.
- Nếu bạn luyện tập chạy bộ thường xuyên, hãy thay giày sau khi chạy khoảng 560 – 800km.
- Bên cạnh các môn tác động đến cẳng chân, bạn nên tập xen kẽ các bài tập nhẹ nhàng khác. Ví dụ thay vì chạy bộ mỗi ngày, hãy thử thêm các môn thể thao tác động thấp như bơi lội, yoga,…
- Bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi, magiê và kali trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp bạn tránh được các cơn đau thắt xương chày hiệu quả.
- Phân bố thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng hoặc stress liên tục.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh.
Việc nuôi dưỡng và chăm sóc xương khớp qua chế độ ăn uống là vấn đề rất cần thiết. Mỗi người chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp vào bữa ăn hàng ngày, nhằm giúp xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai, tránh…
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn phần nào biết cách nhận biết nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa đau xương ống chân. Nếu cảm giác đau xương cẳng thân không thuyên giảm sau một thời gian nghỉ ngơi tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, phòng ngừa ảnh hưởng đến các chức năng vận động về sau.
Tham khảo thêm: >>> Nguyên nhân và biện pháp điều trị hội chứng ống cổ chân >>> Triệu chứng đau khớp chân là gì? Một số cách điều trị hiệu quả