Đau nhức chân tay là một triệu chứng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này có thể khiến người bệnh luôn trong trạng thái uể oải, làm việc kém năng suất. Đặc biệt, khi những cơn đau mỏi chân tay xảy ra thường xuyên hơn, không ít người lo lắng và không biết có nguy hiểm không?
Bài viết sau sẽ giải đáp vì sao bị nhức mỏi tay chân và cách chữa trị thế nào? Cùng tìm hiểu ngay!
1. Đau mỏi chân tay – Triệu chứng không của riêng ai
Tay chân đau nhức là tình trạng rối loạn cơ bắp và mô mềm ở xung quanh gân, dây chằng. Về lâu dài, điều này làm cho dây thần kinh bị tổn thương và gây ra các cơn đau nhức (âm ỉ hoặc dữ dội), tê mỏi, sưng cứng và có cảm giác kiến bò trong xương khớp.
Đau nhức chân tay thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết, vào ban đêm hoặc lúc sáng mới ngủ dậy. Những cơn đau nhói đầy khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Đau nhức chân tay là bệnh gì?
Đau nhức các khớp tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng hoặc thói quen sinh hoạt không tốt như:
Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp khiến cho các khớp bị biến dạng, sưng cứng, tay chân đau nhức và gây ra nhiều khó khăn khi vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất khả năng lao động hoặc bị tàn phế.
Các bệnh lý chèn ép dây thần kinh cột sống: Những bệnh lý về thần kinh cột sống như hẹp cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa khiến cho sụn khớp bị bào mòn, hư hỏng. Từ đó, chèn ép dây thần kinh và gây nên hiện tượng sưng viêm, đau nhức chân tay khi thay đổi thời tiết.
Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh viêm đa rễ thần kinh là tình trạng viêm và tổn thương bao Myelin, gây đau nhức các khớp tay chân, yếu cơ, liệt vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn thần kinh thực vật,…
Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng dây thần kinh giữa bị chèn ép, làm đau mỏi chân tay kèm theo tê bì, ngứa ran, sưng phồng, yếu cơ, chuột rút và khó khăn khi cầm nắm đồ vật.
Đa xơ cứng: Bao Myelin bị hư tổn do hệ thống tự miễn gặp trục trặc, tấn công vào hệ thần kinh trung ương và gây đau nhức khớp chân tay cùng với tê ngứa, nóng ran, châm chích, sinh hoạt hạn chế, thị lực gặp vấn đề.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Bệnh động mạch ngoại biên là sự tổn thương ở nhiều đoạn động mạch, làm cho các chi hoặc cơ quan bị thiếu máu. Người mắc phải bệnh này sẽ bị đau nhức chân tay, tê bì, yếu cơ, nhức mỏi và hạn chế khả năng vận động.
Bệnh tiểu đường: Lượng cholesterol tăng cao có thể hình thành nên các mảng xơ vữa, làm mạch máu lưu thông đến tay và chân bị tắc nghẽn, khiến cho người mệt mỏi chân tay đau nhức.
Cúm hoặc bệnh lý nhiễm trùng khác: Khi bị cúm hoặc các bệnh lý nhiễm trùng khác, virus tấn công vào cơ thể, làm cho người bệnh bị nghẹt mũi, sốt và đau nhức khớp tay chân.
Bệnh gút: Người bị bệnh gút do cơ thể tiêu thụ quá nhiều đạm có thể gây ra tình trạng sưng nóng, tay chân đau nhức, đồng thời kèm theo triệu chứng sốt, đau đầu và người mệt mỏi.
Suy giãn tĩnh mạch: Bệnh suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch chịu áp lực lớn, dẫn đến sưng phù, chuột rút, tê mỏi, nóng rát và đau nhức các khớp tay chân.
Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, đau nhức tay chân còn có thể xuất phát từ:
- Mất cân bằng điện giải: Các khoáng chất cần thiết của cơ thể bị tăng hoặc giảm bất thường có thể làm xuất hiện các triệu chứng như đau mỏi chân tay, tê bì, ngứa ran, yếu cơ, nhức đầu và nhịp tim không ổn định.
- Căng cơ: Cơ bắp khi bị kéo giãn quá mức có thể làm rách cơ và gây ra các cơn đau nhức chân tay về đêm khó chịu, có vết sưng tấy hoặc bầm tím, yếu gân cơ và khó khăn trong vận động cơ thể.
- Thiếu chất khoáng vi lượng: Khi cơ thể bị thiếu những khoáng chất vi lượng như canxi, magie, kali, natri,… sẽ gây đau nhức tay chân, đau kèm chuột rút và gây nhiều hạn chế trong sinh hoạt thường ngày.
- Ít vận động: Với những người làm văn phòng, thường xuyên ngồi trước máy tính và ít vận động cơ thể có thể làm cho lượng axit lactic tăng lên, lượng ion kali bị thoát ra ngoài, khiến tay chân đau nhức kèm theo mệt mỏi.
- Ngồi làm việc sai tư thế: Trường hợp ngồi làm việc sai tư thế như khom lưng, vắt chéo chân,… cũng làm cho các dây thần kinh bị chèn ép và dẫn đến đau nhức khớp tay chân.
Tham khảo ngay: Tư thế ngồi đúng để tránh bị đau lưng, cong vẹo cột sống
3. Người mệt mỏi, chân tay đau nhức có nguy hiểm không?
Đau mỏi chân tay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể do thói quen sinh hoạt hoặc là do những bệnh lý đã đề cập ở trên.
Nếu người bị tay chân đau nhức do các thói quen sinh hoạt không tốt thì chỉ cần ăn uống điều độ, tập luyện đúng cách và điều chỉnh tư thế là có thể khắc phục được. Tuy nhiên, trường hợp nguyên nhân do bệnh lý, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, gây tổn hại lớn đến sức khỏe.
Vì vậy, ngay khi xuất hiện các cơn đau mỏi chân tay thì vẫn nên nhanh chóng đi thăm khám với bác sĩ để sớm được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
4. Cách khắc phục tình trạng đau nhức chân tay hiệu quả
Đau nhức các khớp tay chân có thể được điều trị bằng cách cách như sau:
4.1. Điều trị tay chân đau nhức tại nhà
Luyện tập thể thao, vận động phù hợp: Người bị đau nhức chân tay nên lựa chọn những bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, aerobic, yoga, bơi lội,… để nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai của xương khớp, giảm đau nhức và tăng khả năng phục hồi cơ thể.
Xông hơi: Xông hơi giảm mỏi chân tay bằng các loại nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, trinh nữ, quế chi,…trong khoảng 5 – 15 phút đến khi mồ hôi ra đều toàn thân. Sau đó người bệnh lau khô người, không tắm nước lạnh, không đi ra ngoài trời gió và uống 1 tách trà nóng làm ấm người.
Massage khớp và xung quanh khớp: Thực hiện massage ở các khớp và xung quanh khớp chân tay 3 – 5 lần/tuần để tăng lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau nhức khớp tay chân.
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng, làm giảm đau đớn và thúc đẩy hồi phục xương khớp. Một số thực phẩm người bệnh nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, rau xanh, hoa quả, sữa, trứng,…
4.2. Dùng thuốc giảm đau nhức chân tay
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ giảm đau tạm thời. Một vài loại thuốc thường dùng có thể kể đến như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid…
Khuyến cáo, việc sử dụng thuốc giảm đau cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng vì có thể gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
4.3. Trị liệu thần kinh cột sống
Với các trường hợp đau nhức chân tay do bệnh lý xương khớp, phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được nhiều chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng.
Chiropractic bao gồm các kỹ thuật chuyên khoa giúp điều chỉnh các sai lệch trong cấu trúc cột sống, xương khớp về vị trí bình thường. Từ đó, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và cắt giảm cơn đau tận gốc mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Vì vậy, có thể giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ do thuốc và phẫu thuật gây ra.
Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên được cấp giấy phép áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống vào điều trị các vấn đề liên quan cơ xương khớp. Với hơn 15 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, người bị đau mỏi chân tay có thể được chữa trị dứt điểm cơn đau, hiệu quả lâu dài, an toàn và hạn chế tái phát về sau. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà các bác sĩ ACC sẽ ứng dụng Chiropractic kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để rút ngắn thời gian điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể.
4.4. Xua tan cơn đau nhức với liệu trình trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu bằng tay kết hợp với dụng cụ vật lý trị liệu sẽ tác động sâu đến các mô cơ, có tác dụng làm giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng, giảm đau nhức và cải thiện vận động cơ thể.
Tại phòng khám ACC, liệu trình trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu được thực hiện bởi các chuyên viên giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại bậc nhất. Chỉ sau 20 phút thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau nhức chân tay rõ rệt và dễ dàng vận động hơn.
Nhìn chung, đau nhức chân tay là một triệu chứng khá phổ biến và sẽ không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Chính vì vậy, khi gặp những cơn đau bất thường, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm nhé.
Xem thêm: Tê nhức mỏi tay chân và những điều cần biết về chứng bệnh này