Đau cơ khi chơi thể thao chủ yếu xảy ra nếu bạn không khởi động trước đó hoặc luyện tập sai cách. Ngoài việc điều chỉnh lại chế độ tập luyện, bạn nên sớm tìm kiếm cách điều trị, tránh để tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Thường xuyên chơi thể thao có khả năng đem lại nhiều ích lợi đáng kể đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi một số người có thể cảm thấy đau nhức cơ bắp sau kết thúc mà không rõ nguyên nhân.
Theo các chuyên gia, hiện tượng đau nhức khó chịu này thường xuất phát từ những thói quen không tốt trước và trong lúc hoạt động thể chất. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau cơ khi chơi thể thao sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra biện pháp khắc phục, đồng thời từ đó xây dựng chế độ luyện tập phù hợp hơn.
3 sai lầm khiến bạn bị đau cơ khi chơi thể thao
Thực tế, đau cơ là một trong nhiều vấn đề phổ biến phát sinh sau khi tập luyện thể thao. Tình trạng này phát sinh không chỉ khiến những lợi ích của việc rèn luyện mất đi mà còn khiến người tập mệt mỏi và suy giảm sức khỏe, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.
Không ít chuyên gia cho rằng việc luyện tập thể dục thể thao chỉ đem lại hiệu quả khi người tập thực hiện bài bản, đúng cách. Một vài thói quen, quan niệm sai lầm có khả năng cao khiến cơ căng cứng và gây đau. Trong số đó, thường gặp nhất là 3 yếu tố dưới đây, bao gồm:
#1. Không khởi động trước khi chơi thể thao
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cơ khi chơi thể thao là bỏ qua quá trình khởi động hoặc khởi động loa qua, sai cách. Đây là thói quen của nhiều người không thường xuyên rèn luyện thể chất hay chơi thể thao.
Việc luyện tập ngẫu hứng rất dễ khiến các cơ cũng như dây chằng phải gắng sức để bắt kịp nhịp điệu hoạt động. Dưới áp lực do cường độ hoạt động đột ngột tăng lên, những mô mềm này có thể co giãn hoặc căng cứng quá mức và gây đau.
#2. Luyện tập sai cách sẽ dẫn đến đau cơ
Ngày nay, với guồng quay công việc mỗi ngày bề bộn, phần lớn người tập luyện thể thao đều tự thực hiện các thao tác dưới sự hướng dẫn sơ sài đến từ các clip đăng tải trên mạng hoặc bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp. Do đó, sai lầm trong việc luyện tập là điều không thể tránh khỏi. Điều này có nguy cơ khiến tình trạng đau nhức cơ bắp xảy ra.
Đối với người không có thói quen chơi thể thao, các chuyên gia khuyến khích trong thời gian đầu, họ nên tìm đến những trung tâm thể dục thể thao để được các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm tại đây hướng dẫn tập luyện bài bản. Sau đó, họ có thể tự rèn luyện tại nhà.
#3. Cường độ tập luyện quá cao gây đau cơ khi chơi thể thao
Mô cơ không kịp thích nghi với cường độ hoạt động khi chơi thể thao là nguyên nhân chủ yếu gây co thắt, căng cứng các nhóm cơ, từ đó dẫn đến đau nhức khó tả. Thêm vào đó, sự thích ứng kém này còn có thể đến từ việc:
- Người tập vốn không có thói quen vận động thể chất.
- Thường xuyên rèn luyện nhưng lại có cường độ luyện tập quá lớn, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ bắp.
Bên cạnh đó, chơi thể thao với cường độ cao không chỉ gây đau cơ mà còn dễ dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe khác, ví dụ như gãy xương, rách dây chằng, suy nhược cơ thể… Vì vậy, một số chuyên gia khuyến nghị người chơi thể thao nên điều chỉnh lại chế độ tập luyện nếu bắt gặp những dấu hiệu vận động quá sức dưới đây, bao gồm:
- Mỗi ngày luyện tập thể thao, đặc biệt với cường độ cao, nhiều hơn 60 phút.
- Sau khi kết thúc buổi tập, cơ bắp toàn thân cảm thấy đau nhức khó chịu, dù bạn đã khởi động cũng như thực hiện đúng thao tác.
- Khẩu phần ăn đột ngột tăng bất thường.
- Cảm giác uể oải, mệt mỏi luôn xảy ra.
- Tinh thần kém, luôn cảm thấy ngủ không đủ giấc nhưng lại thường xuyên khó ngủ.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (đối với nữ).
Nên làm gì nếu bị đau cơ khi chơi thể thao?
Bạn có thể khắc phục tình trạng đau nhức cơ bắp bằng cách tạm ngưng các hoạt động thể chất, chú trọng nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể. Một số người còn tìm kiếm sự hỗ trợ từ yếu tố bên ngoài để mau chóng xoa dịu cơn đau, chẳng hạn như:
- Chườm lạnh
- Xoa bóp
- Uống thuốc giảm đau
Thực tế, những biện pháp trên chỉ có tác dụng đẩy lui triệu chứng tạm thời. Điều này có nghĩa rằng tình trạng đau cơ vẫn còn đó và có khả năng tái phát bất kỳ lúc nào.
Mặt khác, người bị đau cơ khi chơi thể thao cũng nên cẩn thận nếu sử dụng thuốc giảm đau. Uống thuốc quá liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc có nguy cơ gây suy giảm chức năng của nhiều cơ quan nội tạng, bao gồm gan, dạ dày và thận.
Để chấm dứt các cơn đau nhức cơ bắp khó chịu, người bệnh cần tìm kiếm hướng điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
Liệu chữa đau cơ khi chơi thể thao không cần dùng thuốc có khả thi hay không?
Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, giải pháp tốt và lành tính nhất hiện nay cho việc điều trị đau cơ khi chơi thể thao là trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu. Để thực hiện, các chuyên viên vật lí trị liệu – phục hồi chức năng sẽ dùng tay kết hợp với một số thiết bị hỗ trợ chuyên dụng tác động sâu vào phần mô cơ bị tổn thương, từ đó giúp các múi cơ ở đây thả lỏng. Như vậy, tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể mà không cần đến thuốc.
Mặt khác, ngoài công dụng giảm đau, người bệnh còn có thể nhận được vô số ích lợi ngay từ lần trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu đầu tiên, chẳng hạn như:
- Tăng tuần hoàn máu
- Nâng cao hệ miễn dịch
- Khôi phục khả năng vận động
- Cải thiện giấc ngủ
- Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Khác với biện pháp xoa bóp đề cập bên trên, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu không chỉ đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp mà còn yêu cầu người thực hiện phải được đào tạo chuyên khoa bài bản mới có thể đem lại kết quả cuối cùng tốt nhất. Ở Việt Nam, phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị chuyên khoa có khả năng đáp ứng được vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm: Những cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao
Vì sao nên lựa chọn điều trị đau cơ khi chơi thể thao tại phòng khám ACC?
Tại ACC, đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài có chuyên môn cao về cơ xương khớp và chấn thương thể thao luôn đặt sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu. Do đó, khi tiếp nhận điều trị ở đây, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát một lần. Dựa vào kết quả đánh giá, bác sĩ ACC có thể xây dựng phác đồ điều trị kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng phù hợp riêng cho từng trường hợp, thông qua đó nâng cao hiệu quả điều trị tốt nhất có thể.
Ngoài ra, trang thiết bị tân tiến, hiện đại cũng là một thế mạnh khác của ACC giúp phòng khám “ghi điểm” trong mắt bệnh nhân. Bên cạnh trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, có thể bác sĩ cũng sẽ chỉ định điều trị kết hợp với tia laser cường độ cao thế hệ IV hoặc sóng xung kích Shockwave với mục đích giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nhờ vậy, người bị đau nhức cơ bắp do chơi thể thao có thể sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.
Nhìn chung, đau cơ khi chơi thể thao không quá nghiêm trọng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu không may rơi vào trường hợp này, bạn nên mau chóng tìm đến các đơn vị chuyên khoa uy tín như phòng khám ACC để điều trị kịp thời. Ngoài ra, đừng quên điều chỉnh lại chế độ tập luyện sau khi bình phục nhé.
Xem thêm: