Thoái hóa khớp gây ra những cơn đau nhức khó chịu, khiến người bệnh gặp trở ngại trong đi lại, vận động. Để tránh bệnh lý trở nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm, bạn có thể tham khảo các cách điều trị thoái hóa khớp gối và giải pháp hỗ trợ giảm đau có trong bài viết sau đây.
1. Tổng hợp các cách điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến
Sau đây là các cách chữa thoái hóa khớp gối được áp dụng phổ biến:
1.1 Dùng thuốc giảm đau
Để xoa dịu những cơn đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thoái hóa khớp gối sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau không kê toa (OTC): Bao gồm thuốc paracetamol (acetaminophen), thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (ibuprofen, aspirin). Lưu ý khi sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân cần dùng theo liều lượng bác sĩ khuyến cáo và không vượt quá định mức ghi trên bao bì sản phẩm.
- Thuốc giảm đau kê đơn: Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt các loại thuốc giảm đau không kê toa hoặc gặp nhiều tác dụng phụ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng NSAIDs chọn lọc COX-2. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạn chế ảnh hưởng đến thận và dạ dày.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau đường uống hoặc dạng kem hoặc gel bôi ngoài theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có thể giúp giảm tình trạng đau nhức, không thể điều trị dứt điểm chứng thoái hóa khớp gối.

1.2 Tiêm nội khớp
Tiêm nội khớp cũng là một trong những cách trị thoái hóa khớp gối phổ biến. Cụ thể, phương pháp này gồm có:
- Tiêm Steroid: Nếu bệnh nhân bị đau nhức khớp gối nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid vào vị trí khớp gối để giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm. Dù vậy, đây không phải biện pháp điều trị lâu dài vì có thể làm lớp sụn ở khớp gối bị bào mòn.
- Tiêm chất nhờn nhân tạo Acid Hyaluronic: Phương pháp này giúp bôi trơn khớp gối, từ đó giảm đau và tăng cường khả năng vận động. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy giải pháp này mang lại hiệu quả giảm đau kém hơn những phương pháp khác.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP: PRP có thành phần tiểu cầu cao gấp 2-8 lần hàm lượng có trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP giúp chữa lành tổn thương, nhờ đó mang đến hiệu quả giảm đau và tăng khả năng vận động của khớp gối.
1.3 Kích thích điện qua da (TENS)
Phương pháp này sử dụng dòng điện áp thấp để làm dịu cơn đau do thoái hóa khớp gối. Người bệnh có thể dùng thiết bị kích thích điện qua da kết hợp với thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, giải pháp điều trị thoái hóa khớp gối này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
1.4 Phẫu thuật khớp gối
Phẫu thuật được đề xuất trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn không còn mang lại hiệu quả hoặc tình trạng thoái hóa khớp gối diễn tiến nghiêm trọng.

Hiện có các phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi khớp gối: Đây là kỹ thuật ngoại khoa tân tiến được thực hiện bằng cách rạch một đường nhỏ ở khớp gối và đưa dụng cụ nội soi vào bên trong. Sau đó, các thiết bị chuyên dụng sẽ cung cấp các hình ảnh bên trong khớp để bác sĩ tiến hành chữa trị. Giải pháp này có các ưu điểm như hạn chế nguy cơ gây biến chứng, giảm đau cho bệnh nhân và phòng tránh tình trạng mất máu nhiều khi phẫu thuật.
- Phẫu thuật thay khớp gối: Khi thực hiện phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần khớp bị hư tổn và thay thế bằng khớp nhân tạo được làm bằng nhựa hoặc kim loại đặc biệt. Nhờ đó khôi phục khả năng vận động khớp gối của bệnh nhân.
- Phẫu thuật đục xương chỉnh trục: Đây là hình thức phẫu thuật thực hiện bằng cách thêm hoặc bỏ đi một mảnh xương hình chênh ở xương đùi hoặc xương chày nhằm thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối. Từ đó ngăn chặn và làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.
Cần lưu ý rằng, sau khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật, tình trạng này vẫn có thể tái phát.
1.5 Vật lý trị liệu
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu. Đây là giải pháp mang đến nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm đau, cải thiện chức năng vận động của khớp gối. Nhờ vậy giúp người bệnh quay lại cuộc sống bình thường và ngăn ngừa bệnh lý tái phát. Theo đó, vật lý trị liệu khớp gối bao gồm sử dụng sóng siêu âm, dùng điện xung, tập bằng máy gập duỗi tự động và các bài tập được hướng dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu.
Xem thêm: 5 bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau hiệu quả
1.6 Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) được biết rộng rãi là phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối không sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng tay nắn chỉnh khớp xương gối sai lệch về đúng vị trí, kích thích quá trị tự lành thương của cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tại ACC, quá trình trị liệu Thần kinh Cột sống được thực hiện bởi 100% bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống nước ngoài, giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Tùy vào tình trạng khớp gối của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để giảm đau, giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn. Trong xuyên suốt quá trình tập luyện, bệnh nhân luôn có bác sĩ và kỹ thuật viên đồng hành, hướng dẫn chi tiết. Đồng thời, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Ngoài ra, quá trình điều trị tại ACC còn có sự hỗ trợ tích cực từ cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị, máy móc chuẩn quốc tế giúp nâng cao hiệu quả hồi phục của khớp gối.
>> Liên hệ với ACC để điều trị thoái hóa khớp gối và các bệnh về xương khớp an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
2. TOP 6 cách hỗ trợ giảm đau, cải thiện thoái hóa khớp gối
Bạn có thể tham khảo các cách hỗ trợ chữa thoái hóa khớp gối tại nhà sau đây:
2.1 Sử dụng nẹp đầu gối bảo vệ khớp
Việc dùng nẹp đầu gối y tế có tác dụng giảm tải trọng cơ thể đè lên khớp gối bị tổn thương. Nhờ đó giúp làm dịu cảm giác đau nhức, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân đi lại thuận tiện hơn. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại nẹp đầu gối như nẹp giúp hồi phục chức năng, nẹp giảm áp,…
2.2 Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh có tác dụng xoa dịu cơn đau đầu gối bị thoái hóa. Để thực hiện, bệnh nhân lưu ý chườm lạnh trước để giảm sưng đau. Sau đó, bạn chuyển sang chườm nóng để cải thiện tình trạng khớp gối.
2.3 Massage thư giãn khớp gối
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường gặp tình trạng co thắt cơ xung quanh. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thực hiện massage để giảm đau, thư giãn cơ bắp và thúc đẩy tuần hoàn máu. Giải pháp này dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại chỉ mang tính tạm thời.

2.4 Thực hiện các bài tập tốt cho khớp
Để hỗ trợ chữa thoái hóa khớp gối tại nhà, bạn có thể thực hiện các bài tập giúp giảm các triệu chứng đau nhức và làm chậm lại quá trình thoái hóa ở đầu gối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và không làm cho bệnh lý trở nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp.
2.5 Duy trì cân nặng phù hợp
Với bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị thừa cân hoặc béo phì thì cần duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên vùng đầu gối. Qua đó cải thiện các triệu chứng và đẩy lùi tình trạng lão hóa khớp gối.
2.6 Ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm tốt cho khớp
Song song với việc trị thoái hoá khớp gối, bệnh nhân cũng cần có chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho khớp như các loại cá lạnh (cá hồi, cá ngừ,…), nước hầm xương ống, rau xanh, đậu nành, trái cây,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên hoặc nước, đồ uống có cồn,…
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối điều trị tại nhà hiệu quả không? Những cách vừa kể trên chỉ hỗ trợ giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục. Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp. |
3. Các lưu ý quan trọng khi chữa thoái hóa khớp gối
Khi chữa trị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần lưu ý:
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa chỉ định giải pháp chữa trị đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu theo liệu trình cá nhân hóa được gợi ý từ bác sĩ. Đồng thời, trong quá trình tập luyện, bạn cũng cần có sự giám sát, điều chỉnh tư thế, động tác từ bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả như mong đợi.
- Nếu cần phẫu thuật khớp gối, bạn nên giữ vết mổ luôn sạch sẽ, khô ráo đến khi lành thương. Đồng thời, bạn nên sử dụng băng, gạc tiệt trùng để tránh quần áo ảnh hưởng đến vết thương.
Trên đây là các cách điều trị thoái hóa khớp gối và một số giải pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên, nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp gối và cách điều trị sớm là cách tốt nhất để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Do đó khi cảm thấy đầu gối có các biểu hiện bất thường, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.