Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý có nguy cơ gây tàn phế do tình trạng các khớp bị phá hủy. Chính vì thế, việc phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp rất cần thiết, nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao.
1. Ai có nguy cơ mắc viêm đa khớp dạng thấp?
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, gây ra bởi tổn thương của màng hoạt dịch bao phủ khớp. Nó xuất hiện khi hệ thống miễn dịch (vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn/virus) gặp sự cố và tấn công các mô lành trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp cặp đôi trên cơ thể, ví dụ như tay, đầu gối, bàn chân.
Viêm đa khớp dạng thấp có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những ai sở hữu các đặc điểm sau đây thì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bao gồm:
- Giới tính nữ: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, thậm chí cao gấp 2-3 lần so với nam giới.
>Xem ngay lý do vì sao phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp hơn nam giới TẠI ĐÂY
- Tuổi trung niên: Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát ở tuổi trung niên.
- Di truyền: Nếu tiền sử gia đình mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.
- Hút thuốc lá: Thói quen xấu này không chỉ là yếu tố gây hại cho phổi, mà còn có nguy cơ cao gây mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
- Tiếp xúc với chất phơi nhiễm: Những người thường xuyên phơi nhiễm amiăng hoặc silica có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
- Thừa cân, béo phì: Những ai có chỉ số BMI cao, đặc biệt là phụ nữ dưới 55 tuổi có nguy cơ mắc chứng bệnh này.
>Xem ngay những thông tin bổ ích về bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp trên Báo Sức khỏe & Đời sống TẠI ĐÂY
2. Viêm đa khớp dạng thấp: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm đa khớp dạng thấp có thể dẫn đến biến dạng các khớp do viêm, hạn chế chức năng vận động, co cơ và có thể dẫn đến tình trạng tàn phế, chiếm tỷ lệ khoảng 10-15%. Nếu viêm đa khớp dạng thấp ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, có thể gây ra biến chứng làm co quắp các ngón tay. Nguy hiểm hơn, khi ở giai đoạn mạn tính, viêm đa khớp dạng thấp có thể kéo dài suốt nhiều năm, gây ra cảm giác đau đớn và nhức nhối, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh.
2.1. Đảm bảo uống đủ nước
Trong sụn, nước chiếm hơn 70% thành phần cấu tạo, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Khi sụn mất nước, chức năng sẽ suy giảm, theo thời gian gây thoái hóa, giòn và dễ gãy, dẫn đến tình trạng viêm khớp. Để bảo vệ sức khỏe sụn và ngăn ngừa viêm đa khớp dạng thấp, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
2.2. Xây dựng chế độ ăn uống chống viêm
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát viêm đa khớp dạng thấp. Nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường, chất béo bão hòa, thức ăn nhanh hay các thực phẩm chế biến công nghiệp. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như ổi, ớt chuông, cải xoăn, bông cải xanh,… vitamin E như hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, bơ,… và canxi như sữa, phô mai, sữa chua…
>Xem thêm: Viêm, đau khớp háng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
2.3. Tập thể dục đều đặn
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn rất tốt cho cơ thể, đồng thời giúp giảm rủi ro mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cho mọi người, nhất là nhóm đối tượng nguy cơ cao. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức và mức độ tập luyện phù hợp là điều quan trọng. Các bộ môn thể thao được khuyến khích như: đi bộ, bơi lội, yoga…
>Xem thêm: Tại sao người bị thoái hóa khớp gối nên tập yoga?
2.4. Duy trì vóc dáng cân đối
Thừa cân, béo phì là yếu tố làm tăng áp lực tác động lên sụn, dễ dẫn đến tình trạng viêm. Duy trì vóc dáng cân đối thông qua việc ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên là biện pháp hiệu quả giảm bớt áp lực lên sụn và hệ cơ xương khớp.
2.5. Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, môi trường ẩm ướt
Để phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp, cần tránh tiếp xúc thường xuyên với không khí lạnh và môi trường ẩm ướt. Những người phải thường xuyên phải làm việc trong môi trường ẩm ướt như nông dân, ngư dân,… có nguy cơ mắc viêm đa khớp dạng thấp gấp đôi so với nhóm còn lại. Ngoài ra, lưu ý mặc ấm khi ra ngoài vào thời tiết lạnh và duy trì môi trường khô ráo cho cơ thể, nhất là bàn tay và bàn chân.
2.6. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe. Việc phát hiện bệnh sớm giúp tăng cơ hội điều trị dứt điểm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
>Xem thêm: Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
3. Điều trị đau do viêm đa khớp dạng thấp không cần dùng thuốc
Ngay khi có những dấu hiệu đau đớn bắt nguồn bệnh từ viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị đau do viêm đa khớp dạng thấp phổ biến như dùng thuốc giảm đau. Nếu bệnh đã diễn tiến nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân, và nhiều phương pháp khác.
Trong số đó, phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp các bài tập vật lý trị liệu, chườm nóng hoặc lạnh… có hiệu quả giảm đáng kể các cơn đau do hội chứng viêm đa khớp dạng thấp gây ra, giảm đau tự nhiên và kiểm soát được triệu chứng.
Cụ thể hơn, các bác sĩ sẽ tác động một lực nhẹ chính xác vào các khớp bị sai lệch, đưa chúng trở lại vị trí ban đầu. Nhờ đó, giải phóng áp lực lên các dây thần kinh, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây đau, đồng thời kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể, loại bỏ tình trạng viêm một cách tự nhiên giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, cơn đau được kiểm soát tối đa.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, phòng khám ACC cùng đội ngũ bác sĩ nước ngoài với hơn 10 năm kinh nghiệm, họ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về cơ xương khớp. Đặc biệt đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, giúp họ giảm bớt cơn đau do viêm đa khớp dạng thấp gây ra.
Viêm đa khớp dạng thấp khiến người bệnh phải chịu những đau đớn kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, không chỉ nhóm đối tượng nguy cơ cao mà tất cả mỗi người đều cần phải duy trì thói quen lành mạnh, phòng ngừa bệnh lý này.
Bài viết xem nhiều:
> Đứt dây chằng đầu gối có hồi phục được không?
> Bàn chân bẹt: Những sai lầm thường gặp và giải đáp đến từ chuyên gia
> Khi nào cần khám xương cột sống, 5 dấu hiệu chớ coi thường