Tràn dịch khớp háng có thể khắc phục hiệu quả nếu được nhận biết và điều trị sớm. Ngược lại, việc chữa trị chậm trễ sẽ khiến tình trạng trở nên phức tạp, gây ra nhiều biến chứng, giảm khả năng vận động của đôi chân. Do đó, hiểu rõ những dấu hiệu tràn dịch ở khớp háng rất quan trọng, là yếu tố giúp bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, cải thiện bệnh tốt hơn.
- 1. Tràn dịch khớp háng là gì?
- 2. Nguyên nhân tràn dịch khớp háng
- 3. Dấu hiệu nhận biết khớp háng bị tràn dịch
- 4. Tràn dịch khớp háng có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 5. Cách chẩn đoán tình trạng tràn dịch khớp háng
- 6. Phương pháp điều trị tràn dịch khớp háng
- 7. Lời khuyên từ bác sĩ giúp phòng ngừa khớp háng bị tràn dịch
1. Tràn dịch khớp háng là gì?
Khớp háng là một trong những khớp lớn của cơ thể, có hình dáng chỏm cầu, là khớp hoạt dịch nằm giữa xương chậu và xương đùi. Do đó chức năng của khớp háng là nâng đỡ tải trọng của cơ thể, quyết định phần lớn đến khả năng vận động của chi dưới.
Tràn dịch khớp háng là tình trạng tăng sinh dịch nhiều, tích tụ trong ổ khớp háng gây viêm sưng.
Tràn dịch khớp háng là tình trạng tích tụ lượng lớn dịch bên trong khớp, dẫn đến tình trạng viêm sưng, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi cố gắng cử động phần khớp háng. Được biết, tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt là những đối tượng:
- Người có tiền sử bị tràn dịch khớp háng trước đó.
- Người đang/thường mắc bệnh xương khớp tại vùng háng.
- Người cao tuổi đang gặp quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên.
- Những người thường hoạt động khớp háng với cường độ cao như vận động viên, người lao động chân tay,…
2. Nguyên nhân tràn dịch khớp háng
Tràn dịch khớp háng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:
2.1 Chấn thương
Các chấn thương do va đập mạnh, tai nạn nghiêm trọng,… khiến khớp háng bị tổn thương bên trong. Nếu không phát hiện kịp thời mà người bệnh vẫn tiếp tục hoạt động khớp háng, có thể làm tăng sinh dịch khớp bất thường. Lâu dần sẽ gây nên tình trạng tràn dịch, khớp háng đau nhói, sưng tấy và bất động tạm thời.
2.2 Tuổi tác
Tuổi tác càng lớn, cơ thể bước vào quá trình lão hóa tự nhiên. Trong đó xương khớp cũng bắt đầu suy yếu, bào mòn, dẫn đến thoái hóa khớp háng, tăng sinh tiết dịch khớp bất thường. Khi tích tụ lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng tràn dịch khớp háng, ảnh hưởng đến việc vận động và sinh hoạt của người bệnh.
2.3 Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, với triệu chứng là đau khớp đối xứng hai bên cơ thể, cứng khớp, bất động khớp buổi sáng,… Trong đó, tràn dịch khớp háng là biến chứng do viêm khớp dạng thấp, khi bao hoạt dịch ở khớp háng bị tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp háng như thoái hóa, chấn thương, bệnh lý xương khớp,…
2.4 Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch, khiến tăng sinh chất nhầy trong khớp háng đột ngột, dẫn đến tràn dịch khớp gối. Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bao hoạt dịch có thể là lão hóa do tuổi tác, bệnh lý cơ xương khớp (viêm khớp dạng thấp, bệnh gút,…), thói quen vận động không tốt,…
2.5 Nhiễm khuẩn khớp
Đây là bệnh lý nhiễm trùng khớp, xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập vào khớp qua vết thương hở (không được xử lý đúng cách) hoặc đường máu. Khi gặp tình trạng nhiễm khuẩn khớp người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn ở khớp dữ dội, khớp sưng đỏ,… Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn khớp ở vùng háng phát triển tràn dịch khớp háng,
2.6 Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng khiến chức năng của xương khớp suy yếu, khiến khớp háng căng cứng, mất đi sự linh hoạt. Trường hợp này xảy ra lâu dài sẽ khiến phần xương cọ xát trực tiếp vào nhau, có thể bào mòn lớp bảo vệ sụn khớp, làm tăng tiết dịch khớp để bù đắp cho phần bị hao mòn, dẫn đến tràn dịch trong ổ khớp háng.
3. Dấu hiệu nhận biết khớp háng bị tràn dịch
Tràn dịch khớp háng có biểu hiện đặc trưng là cơn đau cấp tính/mãn tính khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển. Trường hợp nặng, người bệnh cảm thấy cơn đau nhói khi chạm nhẹ vào khớp háng, không cử động vùng khớp bị tổn thương.
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:
- Sưng, sinh nhiệt tại khớp tràn dịch.
- Giảm biên độ chuyển động khớp háng do khớp bị sưng, đau.
- Cảm giác mềm khi ấn vào vị trí tổn thương.
- Khó mở rộng hoặc uốn cong khớp háng hoàn toàn.
- Đau nhức ở phần háng, với các cơn đau kéo dài âm ỉ.
- Bầm tím bất thường ở khớp háng cảnh báo tình trạng đang diễn tiến nặng hơn.
4. Tràn dịch khớp háng có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đây là bệnh lý xương khớp lành tính, có thể điều trị nội khoa bằng thuốc uống nếu can thiệp sớm. Tuy nhiên, nếu để lâu, hoặc khớp háng tràn dịch tái phát liên tục, bệnh có nguy cơ tiến triển thành biến chứng như teo cơ, mất khả năng vận động,…
Ngoài ra, những triệu chứng lâm sàng của bệnh còn dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác. Điều này khiến người bệnh khó xác định đúng bệnh, điều trị sai hướng khiếm bệnh kéo dài. Do đó, ngay khi có triệu chứng đau khớp ở vùng háng, người bệnh nên đi khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, có hướng điều trị hiệu quả.
Bằng các phương pháp cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng tràn dịch khớp hàng. Do đó, khi có triệu chứng nghi ngờ, nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
5. Cách chẩn đoán tình trạng tràn dịch khớp háng
Để xác định tràn dịch khớp háng, trước tiên bác sĩ tiến hàng khám lâm sàng bằng cách kiểm tra độ sưng, cứng khớp và tầm vận động của người bệnh. Để kết quả chẩn đoán thêm rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:
- Kiểm tra dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập các dấu hiệu lâm sàng bao gồm tình trạng đau, thời gian phát bệnh, tiền sử bệnh lý,… thông qua các câu hỏi và sờ nắn phần khớp háng. Việc làm này giúp bác sĩ có những thông tin chẩn đoán ban đầu và đưa ra chỉ định kiểm tra cận lâm sàng tiêp theo.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là kỹ thuật chụp sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến nhằm tạo ra hình ảnh mô mềm chi tiết. Điều này giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp háng.
- Chụp X-quang: Kiểm tra này giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương ở phần xương khớp háng. Từ đó xác định nguyên nhân và phương hướng điều trị phù hợp.
- Siêu âm: Có thể giúp xác định tình trạng tiết dịch quá mức ở ổ khớp đang ở mức độ nào, cùng với đó là kiểm tra các mô, mạch máu,… xung quanh có bị tổn thương hay không.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT giúp tạo ra hình ảnh được kết hợp thành các lát cắt 3 chiều, giúp bác sĩ theo dõi chi tiết hơn về những tổn thương trong ổ khớp háng.
6. Phương pháp điều trị tràn dịch khớp háng
Để chữa trị tràn dịch khớp háng hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng, tùy vào tình trạng của bệnh nhân sau chấn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị khác nhau, cụ thể là:
6.1 Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thông qua thuốc uống được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng tình trạng tràn dịch khớp gối, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng. Một số loại thuốc bác sĩ kê đơn điều trị tràn dịch khớp háng bao gồm thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau, kháng sinh, colchicine, corticoid,…. Bệnh nhân lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng khoa học để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thuốc uống có thể hỗ trợ xoa dịu cơn đau tạm thời.
6.2 Tiêm khớp corticosteroid
Đây là cách điều trị tràn dịch khớp gối cho các bệnh nhân có triệu chứng đau nặng. Khi tiêm một liều corticosteroid, cơn đau ở vùng khớp háng sẽ được giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp nên được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ, bởi nếu sử dụng sai cách và sai liều lượng corticosteroid có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
6.3 Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu
Với nền y học hiện đại ngày nay, nhiều người bệnh đã chữa tràn dịch khớp háng hiệu quả mà không gây xâm lấn hay ảnh hưởng sức khỏe nhờ vào phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu. Được biết:
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) sẽ giúp đưa các cấu trúc khớp sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu, hỗ trợ giảm sưng đau và kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
- Vật lý trị liệu kích thích tái tạo mô tổn thương, cải thiện khả năng vận động của khớp háng hiệu quả.
Vật lý trị liệu tại ACC luôn được bác sĩ theo dõi cặn kẽ.
Với 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống và liệu trình Vật lý Trị liệu cá nhân hóa cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, ACC tự hào giúp nhiều người bệnh thoát khỏi các bệnh lý xương khớp gây đau nhức, vận động khó khăn. Nhiều khách hàng cảm nhận hài lòng hiệu quả điều trị tại ACC bởi:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp: Bác sĩ ACC được đào tạo bài bản từ các nền y học tiên tiến như Mỹ, Pháp, New Zealand,… có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề cùng kinh nghiệm điều trị dày dặn. Bác sĩ tư vấn trung thực và cặn kẽ các chỉ định, giúp người bệnh hiểu rõ và cùng phối hợp điều trị để mang lại kết quả tối ưu nhất.
- Kế hoạch điều trị cá nhân hóa theo tình trạng bệnh: Sau quá trình chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ giải thích rõ nguyên nhân bệnh nhân gặp phải tình trạng tràn dịch khớp háng. Tiếp đến, bác sĩ tại ACC sẽ thiết kế phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục xương tự nhiên, cải thiện chức năng vận động hiệu quả.
- Vật lý trị liệu chất lượng: Được hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại chuẩn quốc tế, không gian tập vật lý trị liệu sạch sẽ, khang trang giúp khách hàng cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt, sự kết hợp giữa bác sĩ bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống và chuyên viên Vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra hướng điều trị mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.
- Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng: Các bước từ khâu làm hồ sơ, khám bệnh, tái khám tại ACC đều được các nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo. Nhờ đó giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, trải nghiệm dịch vụ điều trị chuẩn quốc tế.
- Tư vấn chi phí minh bạch: Tất cả chi phí đều được nhân viên tại ACC tư vấn đầy đủ, chi tiết và công khai theo đúng phương pháp, lộ trình điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, phòng khám ACC nói KHÔNG với việc đưa thêm các dịch vụ, xét nghiệm, chụp CT,… không rõ ràng vào bảng giá.
Bác sĩ tại ACC tư vấn kỹ lưỡng tình trạng bạn đang gặp phải và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
>> Đặt lịch hẹn tư vấn với bác sĩ chuyên khoa của ACC TẠI ĐÂY, giúp bạn “đánh bay” nỗi lo tràn dịch khớp gối.
6.4 Phẫu thuật
Phẫu thuật khớp háng được chỉ định cho các trường hợp tràn dịch khớp háng làm mất gần hết hoặc hoàn toàn chức năng của khớp. Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật là thay khớp háng nhân tạo và tái tạo khớp háng. Tuy nhiên, việc phẫu thuật khớp háng sẽ đước các bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên kết quả điều trị nội khoa trước đó và chức năng của khớp.
7. Lời khuyên từ bác sĩ giúp phòng ngừa khớp háng bị tràn dịch
Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia, giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tràn dịch khớp háng hiệu quả:
- Hạn chế vận động khớp háng quá sức, tạo áp lực lên khớp háng.
- Nghỉ ngơi hợp lý để khớp háng ổn định sau thời gian hoạt động nặng.
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao nhằm giảm áp lực cho vùng khớp háng.
- Khi tập thể dục cần đeo đồ bảo hộ, ngăn ngừa chấn thương vùng khớp háng.
- Có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khớp háng.
Tràn dịch khớp háng là bệnh lý xương khớp thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tuổi tác, chấn thương, viêm khớp dạng thấp,… Nếu bạn đang gặp tình trạng đau khớp đột ngột, dai dẳng hoặc các biểu hiện khác như nội dung bài viết trên thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng khắc phục đúng ngay từ đầu.
>>> Xem thêm: Trật khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Tràn dịch khớp gối: Điều trị sớm và ngăn ngừa biến chứng Tràn dịch khớp cổ tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị