Giãn dây chằng cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Marc Tafuro

Giãn dây chằng cổ tay là tình trạng khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt ở đối tượng thường xuyên bưng vác nặng hoặc chơi các môn thể thao dùng nhiều lực cổ tay. Tuy rằng giãn dây chằng ở cổ tay không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại các di chứng và gây khó khăn cho vận động về sau.

Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì và cách chữa giãn dây chằng cổ tay như thế nào? Cùng ACC tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

1. Giãn dây chằng cổ tay là gì?

Cổ tay bị giãn dây chằng là hiện tượng dây chằng bị kéo căng quá mức sau chấn thương như trượt té hoặc nâng vật nặng quá sức. Những người lao động nặng nhọc, vận động viên thể thao, tập gym, vũ công,… đều là những đối tượng dễ bị giãn dây chằng ở cổ tay.

Dây chằng là một bộ phận gắn liền hai đầu xương lại với nhau để giúp khớp vững vàng và vận động trơn tru. Vì thế, khi dây chằng gặp vấn đề, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, các khớp trở nên lỏng lẻo và gặp khó khăn khi cử động.

Giãn dây chằng cổ tay
Dây chằng ở cổ tay bị giãn hoặc viêm có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Giãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

“Trong một lần tai nạn giao thông, tôi bị giãn dây chằng ở lưng ở mức độ nhẹ. Sau đó khoảng 1 tháng, lưng dần hết đau. Tuy nhiên dạo gần đây, lưng trở nên đau lại mỗi khi tôi vận động quá sức. Cho hỏi cách chữa giãn dây…

2. Nguyên nhân nào gây giãn dây chằng cổ tay?

Giãn dây chằng cổ tay có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

Bệnh lý xương khớp

Một số bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa dây chằng cổ tay, sai khớp có thể làm tăng nguy cơ giãn dây chằng ở cổ tay.

Chơi thể thao

Các môn thể thao dùng lực tay nhiều như bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt (tennis), cầu lông, golf,… khiến cổ tay phải uốn cong về phía sau hoặc xoắn bất ngờ, dễ khiến cho dây chằng cổ tay cùng các mô mềm bao quanh bị tổn thương. Ngoài ra, một số môn thể thao khác như đạp xe leo núi, nhảy cao, trượt ván,… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm dây chằng cổ tay.

>> Xem thêm: Các loại chấn thương thể thao thường gặp và cách điều trị

Chấn thương

Các chấn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trượt ngã khiến bàn tay bị bẻ cong về phía cẳng tay, làm dây chằng bị căng giãn, gây đau nhói, sưng tấy và nóng rát. Nếu nghiêm trọng hơn, dây chằng cổ tay có thể bị rách hoặc đứt cùng với nứt hoặc gãy xương.

Sử dụng cổ tay quá mức

Việc lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài như đánh máy, mang vác vật nặng, tập gym… đều khiến dây chằng cổ tay bị kéo căng, tổn thương và gây ra các cơn đau nhức khó chịu.

3. Biểu hiện và biến chứng nguy hiểm

Giãn dây chằng cổ tay bao gồm 3 mức độ:

Mức độ 1: Dây chằng giãn nhẹ, đau âm ỉ và mất cân bằng khớp tạm thời.

Mức độ 2: Tổn thương dây chằng nặng, đau nhức nhiều hơn, có cảm giác lỏng lẻo ở khớp và hạn chế khả năng vận động.

Mức độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn, đau dữ dội, không thể cử động cổ tay và có thể xuất hiện biến dạng khớp.

Một số dấu hiệu khác cảnh báo cổ tay bị giãn dây chằng như:

  • Viêm dây chằng cổ tay với biểu hiện là sưng tấy, đau nhức.
  • Xung quanh cổ tay có cảm giác ấm nóng.
  • Đau tăng khi vận động hoặc đau khi ấn vào cổ tay.
  • Cảm giác rách hoặc cộm cổ tay.
  • Có tiếng kêu sau khi chấn thương.
  • Yếu cơ, khó khăn khi cầm nắm.

Giãn dây chằng cổ tay nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau mãn tính, viêm khớp cổ tay, viêm màng bao hoạt dịch, teo cơ hoặc dị tật.

Nên đi khám cổ tay khi thấy các biểu hiện bất thường
Cổ tay bị giãn dây chằng có thể hồi phục nếu được điều trị đúng cách.

4. Giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì khỏi?

Tùy vào mức độ chấn thương, thời gian phát hiện và cách chữa giãn dây chằng cổ tay được áp dụng mà tốc độ hồi phục ở mỗi người sẽ khác nhau. Trong thời gian này, người bệnh không nên vận động cổ tay mạnh để tránh vết thương trở nên tồi tệ hơn và cần phải đi khám ngay nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm.

>> Có thể bạn quan tâm: Đau cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

5. Giãn dây chằng cổ tay được chẩn đoán bằng cách nào?

Giãn hoặc viêm dây chằng cổ tay có thể được chẩn đoán qua:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ thăm khám và hỏi qua về các dấu hiệu, tiền sử bệnh và những vấn đề liên quan đến cổ tay để xác định vị trí, mức độ đau, khả năng vận động, biến dạng xương khớp,… của người bệnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau đó, bác sĩ tiến hành làm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT/MRI/X-quang để xác định chính xác hơn về tình trạng tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

bs-marc
Bác sĩ Marc Tafuro tiến hành kiểm tra và chẩn đoán cẩn thận, giúp người bệnh tìm ra cách chữa trị phù hợp.

6. Cách chữa giãn dây chằng cổ tay

Tùy vào từng mức độ giãn hoặc viêm dây chằng cổ tay mà người bệnh có thể xử trí tại nhà hoặc điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.

6.1. Xử trí tại nhà

Nghỉ ngơi

Bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao để cổ tay được thư giãn và nhanh hồi phục hơn trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Khi nằm nghỉ, người bệnh nên giữ cánh tay ngang với mặt phẳng, ngửa bàn tay, cổ tay và kê cổ tay cao hơn tim.

Chườm lạnh

Khi mới bị chấn thương, phần cổ tay sẽ bị sưng tấy và nóng rát. Lúc này người bệnh có thể chườm đá lạnh lên vết thương để giảm sưng viêm, ngăn không cho máu dồn xuống chỗ bị thương. Người bệnh nên chườm lạnh trong 20 phút, sau 4 tiếng thì lặp lại lần nữa.

Băng hoặc nẹp cố định khớp cổ tay

Băng, nẹp giúp định hình cổ tay, giảm sưng đau và hạn chế các cử động mạnh. Tuy nhiên, khi áp dụng cách chữa giãn dây chằng cổ tay này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ vì nếu thực hiện sai cách sẽ khiến cho cổ tay bị căng cứng hoặc yếu đi sau khi hồi phục.

Băng bó cố định cổ tay
Phương pháp chữa giãn dây chằng cổ tay tại nhà chỉ phù hợp với tình trạng chấn thương nhẹ.

6.2. Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau cũng là một phương pháp được nhiều người tìm đến vì hiệu quả giảm đau nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid,… Tuy nhiên, việc dùng thuốc vẫn cần phải hạn chế, không nên lạm dụng vì dễ khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc, làm tăng khả năng làm loét vết thương hở.

6.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ giảm đau do giãn hay viêm dây chằng cổ tay khá an toàn vì không cần dùng thuốc hay xâm lấn. Cụ thể, vật lý trị liệu sẽ dùng đến các máy móc, thiết bị hiện đại kết hợp cùng bài tập trị liệu để kích thích các xung thần kinh giúp giảm đau, sưng viêm và tăng cường khả năng phục hồi dây chằng cổ tay.

Tại phòng khám ACC, nhờ sự dày dặn trong kinh nghiệm của các bác sĩ nước ngoài cùng với trang bị máy móc hiện đại bậc nhất, nhiều người bị giãn dây chằng cổ tay đã được chữa khỏi và quay trở lại với nhịp sống thường ngày.

Điều trị giãn dây chằng cổ tay tại ACC
Chuyên viên vật lý trị liệu – Phòng khám ACC tiến hành chữa trị cho người bị giãn dây chằng ở cổ tay.

Bác sĩ ACC cùng với các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập chuyên biệt tùy theo từng mức độ chấn thương của bệnh nhân. Kết hợp sử dụng các loại máy móc như sóng xung kích Shockwave, chiếu laser thế hệ thứ IV, băng dán Rocktape để giải quyết dứt điểm cơn đau, hiệu quả lâu dài, an toàn và phòng ngừa tái phát.

6.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách chữa giãn dây chằng cổ tay chỉ nên áp dụng khi bệnh đã nghiêm trọng, dây chằng đứt hoặc rách, không thể phục hồi lại hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả. 

Hiện nay, có 3 loại phẫu thuật viêm dây chằng cổ tay gồm nội soi khớp, cố định khớp và nối dây chằng. Lưu ý rằng, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như nhiễm trùng, thời gian hồi phục lâu, có thể tái phát lại,… Thế nên, bạn cần phải trao đổi kỹ lưỡng với các bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.

7. Các biện pháp phòng ngừa viêm hoặc giãn dây chằng cổ tay

Áp dụng một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ cổ tay bị giãn dây chằng:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất gồm canxi, vitamin D, magie,… đồng thời hạn chế các loại thức ăn nhanh, bia rượu, các loại thức uống có cồn.
  • Trước khi chơi thể thao, bạn cần khởi động đúng cách và đeo đồ bảo hộ cho cổ tay.
  • Nên thử các bài tập tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho dây chằng cổ tay.
  • Tránh mang vác vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động cổ tay mạnh.
  • Di chuyển cẩn thận, hạn chế bị té ngã.

Tham khảo ngay 4 bài tập giảm đau cổ tay đơn giản tại nhà:

Nhìn chung, giãn dây chằng cổ tay có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và tiếp cận đúng phương pháp điều trị. Vì vậy, nếu chẳng may bị thương ở cổ tay, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán nhé.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục