Trong cơ thể chúng ta, bàn tay giữ vai trò thực hiện các hoạt động cầm nắm một cách linh hoạt và khéo léo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chi tiết về giải phẫu xương bàn tay và các vấn đề thường gặp ở khu vực này. Để nắm rõ hơn cấu tạo bàn tay và các bệnh lý thường gặp, mời bạn cùng ACC tham khảo bài viết sau đây.
- 1. Tổng quan về xương bàn tay
- 2. Xương bàn tay có vai trò gì?
- 3. Khám phá chi tiết giải phẫu xương bàn tay (cấu tạo xương bàn tay)
- 4. Dấu hiệu cho thấy xương bàn tay đang gặp vấn đề
- 5. Các chấn thương và bệnh lý thường gặp ở xương bàn tay
- 6. Chẩn đoán các vấn đề ở xương bàn tay
- 7. Các phương pháp điều trị các vấn đề liên quan đến xương bàn tay phổ biến
- 8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý và chấn thương cho xương bàn tay?
1. Tổng quan về xương bàn tay
Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nằm ở phần cuối cùng của cánh tay. Cấu tạo bàn tay gồm 5 ngón tay được hình thành từ hệ xương khớp liên kết cùng các mô, cơ và dây thần kinh. Trong đó, xương bàn tay có tổng cộng 27 chiếc.
2. Xương bàn tay có vai trò gì?
Xương bàn tay giữ những vai trò thiết yếu như:
- Liên kết giữa các mô và cơ ở bàn tay.
- Dự trữ photpho, canxi, các khoáng chất cần thiết để cơ thể sử dụng khi cần.
- Dự trữ năng lượng cung cấp cho cơ thể.
- Sản sinh các tế bào máu trong tủy đỏ.
- Kết nối với hệ cơ giúp bàn tay co duỗi, thực hiện các hoạt động cầm nắm đồ vật linh hoạt, dễ dàng.
3. Khám phá chi tiết giải phẫu xương bàn tay (cấu tạo xương bàn tay)
Về mặt giải phẫu, xương bàn tay bao gồm xương cổ tay, xương lòng bàn tay và xương ngón tay. Chi tiết cấu tạo từng phần như sau:
3.1 Xương cổ tay (carpals)
Xương cổ tay có tổng cộng 8 xương. Những xương này có hình dạng không đồng đều nằm ở phần cổ tay và được sắp xếp thành 2 hàng (4 xương/hàng). Trong đó, hàng dưới bao gồm xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu. Còn hàng trên có xương thang, xương thê, xương cả và xương móc.
Về vai trò, xương cổ tay có khả năng kết nối với nhiều xương, cơ và dây chằng xung quanh cẳng tay và bàn tay, giúp các mô mềm ở bàn tay hoạt động linh hoạt hơn.

3.2 Xương lòng bàn tay (metacarpals)
Khi đề cập về cấu tạo xương bàn tay thì không thể bỏ qua xương lòng bàn tay. Đây là nhóm 5 xương nằm giữa đốt ngón tay và xương cổ tay. Dù có kích thước nhỏ nhưng xương lòng bàn tay có cấu trúc xương dài. Mỗi xương bao gồm đầu xương trên (nền), thân xương và đầu xương dưới (chỏm). Các xương lòng bàn tay nối với xương cổ tay ở vị trí đầu trên, và khớp với các đốt ngón tay bằng đầu dưới.
3.3 Xương ngón tay (phalanges)
Xương ngón tay bao gồm 14 xương trên một bàn tay. Riêng ngón cái có 2 xương đốt (đốt gần và đốt xa), các ngón còn lại được cấu tạo với 3 xương đốt (gồm đốt gần, đốt giữa và đốt xa). Trên mỗi xương đốt ngón tay gồm có phần nền, thân và chỏm. Trong đó, phần nền kết nối với xương cổ tay, phần thân nằm giữa và phần chỏm nằm ở trên cùng khớp với các xương đốt ngón tay.
4. Dấu hiệu cho thấy xương bàn tay đang gặp vấn đề
Khi xương bàn tay gặp chấn thương hoặc bệnh lý, bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu thường gặp như:
- Đau nhức hoặc đau rát nghiêm trọng.
- Cảm thấy đau khi nắm chặt bàn tay hoặc co duỗi liên tục.
- Đau và cứng khớp.
- Quanh khớp có triệu chứng sưng đỏ.
- Các khớp trở nên lỏng lẻo.
- Vận động bàn tay suy yếu.
- Sốt.

5. Các chấn thương và bệnh lý thường gặp ở xương bàn tay
Bên cạnh tìm hiểu về giải phẫu xương bàn tay, bạn cũng cần tham khảo một số vấn đề thường gặp ở khu vực này như:
- Gãy xương: Chấn thương này thường gặp phải khi bệnh nhân bị ngã và cố gắng chống cổ tay xuống sàn hoặc mặt đất. Khi bị gãy xương, bệnh nhân có các triệu chứng bao gồm đau, sưng ở hõm thuốc lá giải phẫu (hõm hình tam giác nằm giữa hai đường gân và gần mép ngoài của bàn tay khi chúng ta duỗi tay). Nếu gãy xương không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng thiếu máu, từ đó tăng nguy cơ hoại tử xương vô mạch.
- Hội chứng ống cổ tay: Đây là bệnh lý xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép trong quá trình đi qua ống cổ tay. Khi gặp hội chứng ống cổ tay, bệnh nhân có các triệu chứng như đau hoặc tê, nóng rát hoặc ngứa ran ở tay, sưng ở các ngón tay, khó khăn khi cầm nắm đồ vật,… Nguyên nhân của tình trạng này có thể do hoạt động cổ tay quá mức, hoặc liên quan đến các bệnh lý khác như bệnh u tủy, bệnh gout, suy giáp,…
6. Chẩn đoán các vấn đề ở xương bàn tay
Khi gặp các vấn đề ở xương bàn tay, bác sĩ thực hiện các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi bệnh nhân về bệnh sử và các triệu chứng gặp phải. Đồng thời, bác sĩ có thể kiểm tra sức mạnh của bàn tay, yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thao tác như gập cổ tay, cử động các ngón tay,… Qua đó giúp bác sĩ hiểu rõ hơn xương bàn tay của bạn đang gặp phải những vấn đề nào và đưa ra chỉ định tiếp theo.
- Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhân có thể được yêu cầu chụp X-quang, chụp cắt lớp (CT Scan), cộng hưởng từ (MRI). Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá chi tiết tình trạng xương bàn tay.
- Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch khớp. Nhờ đó phát hiện bệnh lý tiềm ẩn gây ra vấn đề ở xương bàn tay.
7. Các phương pháp điều trị các vấn đề liên quan đến xương bàn tay phổ biến
Tùy vào vấn đề xương bàn tay, mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:
7.1 Nghỉ ngơi
Để giảm triệu chứng đau nhức xương bàn tay, bệnh nhân nên hạn chế vận động tay. Đồng thời, bệnh nhân cần tích cực nghỉ ngơi để vết thương nhanh hồi phục.

7.2 Chườm lạnh/ nóng
Bạn chườm túi đá lên vị trí xương bàn tay bị đau trong 10-15 phút giúp cải thiện cơn đau, giảm sưng viêm và làm mờ những vết thâm tím. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm túi nóng giúp thư giãn các cơ bị xơ cứng, đồng thời tăng cường lưu thông máu và giảm đau khớp.
7.3 Dùng thuốc giảm đau
Khi bị đau nhức xương bàn tay, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như: thuốc giảm đau (tramadol, paracetamol,…), thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (diclofenac, naproxen, ibuprofen,…), thuốc giãn cơ (mydocalm, coltramyl,…). Dù vậy, hiệu quả giảm đau của các loại thuốc này có tính chất tạm thời, vì thế cơn đau có thể tái phát trở lại.
Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn cần dùng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ kê toa để tránh gặp các tác dụng phụ như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…
7.4 Chiropractic kết hợp Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là giải pháp điều trị các vấn đề về xương bàn tay được đánh giá cao về hiệu quả và độ lành tính. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng tay nắn chỉnh nhẹ nhàng các sai lệch về xương khớp về đúng vị trí tự nhiên. Qua đó giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giúp cơn đau xương khớp bàn tay cũng dần thuyên giảm và hết hẳn. Ngoài ra, liệu trình Chiropractic kết hợp của Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng mang đến hiệu quả vượt trội, cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp và ngăn ngừa tái phát.
Tại ACC, liệu trình Chiropractic kết hợp của Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng đã giúp rất nhiều bệnh nhân “thoát khỏi” các vấn đề về xương khớp, nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. Đến đây, bạn được điều trị trực tiếp cùng đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn, trực tiếp thăm khám và xây dựng lộ trình điều trị cá nhân hóa. Nhờ đó mang đến hiệu quả tối ưu, rút ngăn thời gian điều trị.
Đồng thời ACC còn trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, chuẩn quốc tế giúp bạn có trải nghiệm tập vật lý trị liệu với nhiều thiết bị hiện đại như thiết bị giảm áp Vertetrac, tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… Trong suốt quá trình điều trị tại ACC, khách hàng luôn có bác sĩ đồng hành liên tục, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để sớm phục hồi sức khỏe.

>> Đặt hẹn với ACC để giải quyết hiệu quả các vấn đề xương khớp, giúp bạn tận hưởng cuộc sống vui vẻ hơn.
7.5 Phẫu thuật
Bác sĩ có thể chỉ thực hiện định phẫu thuật để giải quyết các vấn đề về xương bàn tay. Tuy nhiên, đây là giải pháp sau cùng nếu bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Vì phẫu thuật bàn tay tiềm ẩn các rủi ro như nhiễm trùng, vẫn tồn tại tỷ lệ tái phát, bàn tay bị mất cảm giác hoặc khả năng vật động,….
8. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý và chấn thương cho xương bàn tay?
Để phòng tránh các bệnh lý, chấn thương có thể xảy ra với xương bàn tay, bạn cần lưu ý:
- Vận động bàn tay vừa sức, tránh làm việc liên tục trong nhiều giờ mà không nghỉ ngơi.
- Tránh xách đồ vật nặng bằng cổ tay, bạn nên dùng lực cả bàn tay, cánh tay để không làm tổn thương cổ tay.
- Tập các bài tập dành riêng cho bàn tay thường xuyên giúp tăng sức mạnh, thư giãn hệ xương khớp.
- Có chế độ ăn uống hợp lý với nhiều thực phẩm có lợi cho xương khớp như cá hồi, các loại rau màu xanh sẫm (rau bina, cải xanh,…), sữa và các sản phẩm từ sữa,… Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu chất oxy hóa như trà xanh, nghệ,…
Hy vọng nội dung chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nắm khái quát về giải phẫu xương bàn tay và các bệnh lý, chấn thương thường xảy ra ở khu vực này. Để điều trị các vấn đề về xương bàn tay, bạn nên thăm khám cơ sở y tế uy tín và ưu tiên chọn phương pháp an toàn và lành tính tối đa nhưng vẫn đảm bảo mang đến hiệu quả tối ưu.