Bên cạnh thay đổi tư thế hoạt động, nẹp cổ tay hay sử dụng thuốc thì tập luyện cũng hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng hội chứng ống cổ tay hiệu quả. Cùng ACC tìm hiểu các bài tập hội chứng ống cổ tay hiệu quả, dễ thực hiện trong bài viết sau.
Hội chứng ống cổ tay – Căn bệnh ‘không của riêng ai’ Ống cổ tay là một khoảng rỗng được bao quanh bởi mạc giữ gân gấp, dây chằng và xương. Trong đó, chạy dọc ống cổ tay là dây chằng thần kinh giữa, điều khiển cảm giác và vận động của các cơ ở tay. Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong khu vực ống cổ tay. Khi mắc bệnh này, cơ thể người bệnh xuất hiện một số triệu chứng sau:
|
1. Lợi ích của các bài tập chữa hội chứng ống cổ tay
Khi luyện tập các bài tập cho hội chứng ống cổ tay theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh sẽ nhận được các lợi ích như:
- Tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị khác: Các bài tập kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác như nẹp cổ tay, tiêm corticosteroid,… có thể giúp giảm triệu chứng hội chứng ống cổ tay từ nhẹ đến trung bình.
- Ngăn ngừa sẹo thần kinh (trường hợp phẫu thuật ống cổ tay): Các bài tập cải thiện khả năng chuyển động sẽ hỗ trợ vết mổ ống cổ tay hồi phục thuận lợi, hạn chế hình thành sẹo thần kinh.
Các bài tập không chỉ giảm triệu chứng của hội chứng ống cổ tay mà còn hỗ trợ phòng tránh sẹo thần kinh.
2. Tổng hợp các bài tập hội chứng ống cổ tay đơn giản, cải thiện tốt
Dưới đây là 9 bài tập cho bệnh nhân hội chứng ống cổ tay. Người bệnh hãy tham khảo và luyện tập để hỗ trợ cổ tay sớm hồi phục khả năng vận động, giảm đau nhức.
2.1 Bài tập thứ 1: Tư thế cầu nguyện
Bài tập giúp kéo căng gân gan bàn tay và các cấu trúc ống cổ tay. Qua đó, giảm đáng kể tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay. Cách thực hiện tư thế cầu nguyện như sau:
- Người bệnh đứng thẳng, hai lòng bàn tay áp vào nhau như đang cầu nguyện.
- Giữ hai bàn tay trước mặt và áp hai cánh tay vào nhau sao cho hai khuỷu tay chạm nhau.
- Giữ hai lòng bàn tay áp vào nhau rồi từ từ mở hai khuỷu tay ra, đồng thời hạ bàn tay xuống ngang eo.
- Duy trì tư thế trong 10 – 30 giây rồi lặp lại các bước.
2.2 Bài tập thứ 2: Lắc tay
Bài tập lắc tay giúp giải phóng chèn ép ở các cơ gấp của bàn tay và hệ thống dây thần kinh giữa. Qua đó, tình trạng căng cứng, tê bì do hội chứng ống cổ tay được cải thiện hiệu quả. Để tập luyện bài tập này, người bệnh thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Người bệnh thực hiện lắc tay giống với tư thế lắc tay khi vừa rửa tay xong.
- Động tác này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi có thời gian hoặc sau khi vận động liên tục một động tác.
* Lưu ý: Thực hiện thao tác nhẹ nhàng, không nên dùng sức lắc quá mạnh để tránh chấn thương.
2.3 Bài tập thứ 3: Uốn cong cổ tay
Khi tập luyện cổ tay uốn cong, sự chèn ép ở hệ thống thần kinh giữa được giảm đáng kể. Nhờ vậy, các cơn tê rần, đau nhức ở khu vực cổ tay cũng thuyên giảm đáng kể. Cách thực hiện động tác cổ tay uốn cong như sau:
- Giữ cánh tay phải thằng về phía trước với lòng bàn tay hướng xuống, nhẹ nhàng uốn cong cổ tay xuống.
- Dùng tay trái keo các ngón tay phải về phía cơ thể và giữ trong 15 – 30 giây.
- Sau đó, người bệnh duỗi thẳng cổ tay lại tư thế ban đầu.
- Xoay cổ tay hướng lên trên và ngón tay hướng xuống đất.
- Tiếp tục, dùng tay trái kéo các ngón tay về phía thân mình và giữa trong 15 – 30 giây.
- Thực hiện động tác 3 lần với mỗi cổ tay.
Bài tập uốn cong cổ tay giúp giảm chèn ép ở dây thần kinh giữa của ống cổ tay.
2.4 Bài tập thứ 4: Uốn cong ngón tay
Bài tập hội chứng ống cổ tay này giúp kéo căng cơ ngón tay và gan bàn tay, từ đó cải thiện tình trạng tê rần, đau nhức hiệu quả. Dưới đây là các bước thực hiện động tác uốn cong ngón tay chi tiết.
- Người bệnh duỗi thẳng các ngón tay.
- Uốn xong khớp giữa của ngón tay xuống phía lòng bàn tay và giữ trong 5 giây.
- Lặp lại động tác 10 lần/hiệp và 3 hiệp/bàn tay.
2.5 Bài tập 5: Bóp tay
Động tác bóp tay bằng bóng cao su giúp kéo giãn nhẹ nhàng cơ ngón tay và gan bàn tay. Qua đó các triệu chứng tê rần, đau nhức ở ống cổ tay được cải thiện. Để tập bóp tay, người bệnh thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Người bệnh giữ trong tay 1 quả bóng cao su.
- Bóp quả bóng nhẹ nhàng và giữ trong 5 giây.
- Thực hiện động tác 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
Bóp bóng là bài tập chữa hội chứng ống cổ tay đơn giản mà hiệu quả.
2.6 Bài tập 6: Trượt gân
Bài tập trượt tay giúp kéo gân, cơ khu vực ngón tay, gan bàn tay và cả cổ tay. Nhờ đó, tình trạng tê bì, đau nhức do hội chứng ống cổ tay được thuyên giản hiệu quả. Bài tập hội chứng ống cổ tay này có 2 chuỗi thao tác gồm:
– Chuỗi động tác A
- Để bàn tay phía trước mặt và giữ cổ tay thẳng, các ngón tay hướng lên trên.
- Gấp các đầu ngón tay xuống tạo thành hình các móc, các đốt ngón tay hướng lên trên.
- Nắm chặt bàn tay lại sao cho ngón cái nằm bên ngoài các ngón tay còn lại.
– Chuỗi động tác B
- Để bàn tay ở phía trước mặt và giữ cổ tay thẳng, các ngón tay hướng thẳng lên trên.
- Gập các ngón tay ngang xuống và giữ thẳng.
- Cong các ngón tay vào trong sao cho chúng chạm vào lòng bàn tay.
3. Một số lưu ý về cách chăm sóc người bệnh hội chứng ống cổ tay nên biết
Bên cạnh tập luyện thường xuyên, người bệnh lưu ý một số điều sau để hỗ trợ cải thiện bệnh hội chứng ống cổ tay:
3.1 Nghỉ ngơi điều độ
Nếu công việc cần hoạt động cổ tay thường xuyên, yêu cầu sức lực lớn như điều khiển máy khoan, cuốc đất, đánh máy tính,… thì người bệnh hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau 30 – 45 phút vận động. Cách này sẽ giúp giảm áp lực cho dây thần kinh giữa, từ đó cải thiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay hiệu quả.
3.2 Giữ cổ tay thẳng
Người bệnh hội chứng ống cổ tay nên tránh các động tác khiến cổ tay uốn cong quá nhiều về cả hai hướng. Tốt nhất, bệnh nhân nên giữ cho tay thẳng để giảm chèn ép dây thần kinh. Với những người bệnh có công việc cần hoạt động cổ tay liên tục, nên trang bị thiết bị bảo hộ tay khi làm việc.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ giúp giữ cổ tay luôn thẳng, giảm áp lực cho dây thần kinh giữa trong quá trình làm việc.
3.3 Giữ ấm tay
Con đau, tê nhức do hội chứng ống cổ tay có xu hướng nặng hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh. Do đó, người bệnh nên sử dụng găng tay không che ngón hoặc gang tay cho lòng bàn tay để giữ ẩm tay, từ đó giảm hiệu quả các triệu chứng của bệnh.
3.4 Thư giãn
Người bệnh hội chứng ống cổ tay nên thư giãn và luyện tập cử động cổ thường xuyên 1 – 2 giờ mỗi ngày. Đặc biệt, khi cảm thấy bản thân đang bị căng thẳng quá mức, hãy điều chỉnh công việc để có thời gian nghỉ ngơi và tập luyện nhiều hơn. Điều này giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, từ đó rút ngắn tối đa thời gian điều trị bệnh.
3.5 Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để hỗ trợ ông cổ tay phục hồi nhanh chóng, người bệnh nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, thực đơn nên bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa (hạt chia, dầu ô-liu, quả mọng,…); canxi (sữa và chế phẩm từ sữa, cá, các loại hạt,…) và vitamin D (nấm, sữa chua, cá hồi,…). Đồng thời, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm có khả năng gây viêm như đồ ăn quá mặn, quá ngọt và thức ăn nhanh.
Nhìn chung, áp dụng các bài tập hội chứng ống cổ tay trên đây có thể hỗ trợ điều trị các trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng hoặc cấp tính. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên vì vậy mà chủ quan, bởi hội chứng ống cổ tay rất dễ tái phát và tiến triển thành biến chứng nguy hiểm. Do đó ngoài vận động tại nhà, người bệnh cần thăm khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tác động trực tiếp nguyên nhân, giúp sớm hồi phục sức khỏe.
Hiện nay, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu là liệu trình được phòng khám ACC áp dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay, giúp hàng nghìn bệnh loại bỏ cơn đau, phục hồi khả năng vận động tay như bình thường.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng ống cổ tay là do hệ thống dây chằng thần kinh giữa bị chèn ép. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống giàu kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Hàn Quốc,… của ACC sẽ nắn chỉnh những sai lệch về cấu trúc cổ tay về đúng vị trí tự nhiên ban đầu. Qua đó, giải phóng sự chèn ép ở các dây thần kinh giữa tại cổ tay, giúp cơn đau nhức, tê bì thuyên giảm tự nhiên mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc.
- Vật lý trị liệu: Liệu trình vật lý trị liệu hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị tiên tiến sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV,… giúp kích thích quá trình hồi phục của các mô và tế bào ở cổ tay. Nhờ đó giải quyết dứt điểm cơn đau, tê rần, đồng thời phục hồi khả năng vận động và rút ngắn thời gian điều trị. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân còn được xây dựng liệu trình phục hồi chức năng gồm các bài tập chuyên biệt. Qua đó, cải thiện sức mạnh cơ, dây chằng giúp hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.
Tại Phòng khám ACC, người bệnh được điều trị bằng các thiết bị hiện đại giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, khám và điều trị hội chứng ống cổ tay tại ACC người bệnh hoàn toàn hài lòng bởi:
- Tư vấn minh bạch, chi phí rõ ràng: Đến ACC, bệnh nhân được bác sĩ chuyên môn giỏi thăm khám trực tiếp và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, minh bạch, chi phí rõ ràng trước khi quyết định điều trị. Nhờ vậy, người bệnh có thể chủ động chuẩn bị tài chính, giúp quá trình khám và chữa bệnh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
- Khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi: Quy trình khám và điều trị bệnh tại ACC diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp. Đồng thời, đội ngũ nhân viên tận tâm luôn hỗ trợ tận tình, giúp người bệnh không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Quy trình khám chữa bệnh tại ACC gồm 5 bước chuyên nghiệp giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian.
>> Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh hội chứng ống cổ tay, người bệnh vui lòng liên hệ ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu lành và cách chăm sóc hiệu quả Tổng hợp các bài tập giảm đau khớp tại nhà đơn giản và hiệu quả Cứng khớp cổ tay do đâu và cách điều trị