Tương tự các tình trạng thoái hóa ở các khớp khác, thoái hóa khớp tay cũng sẽ cần được kiểm soát, điều trị hiệu quả ngay từ đầu nhằm hạn chế biến chứng, tránh gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoái hóa khớp tay là thuật ngữ dùng để chỉ chung các tình trạng viêm xương khớp phát sinh ở:
- Cổ tay
- Bàn tay
- Ngón tay (chủ yếu ở khớp giữa ngón tay)
Hầu hết người gặp phải vấn đề sức khỏe này thường thuộc độ tuổi 60 – 65. Trong đó, tỷ lệ người bệnh là phụ nữ chiếm đến 75% trường hợp. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể thay đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sụn khớp.
Tuy nhiên, thực tế chứng thoái hóa khớp tay vẫn có nguy cơ cao xảy ra ở những người chưa đến 60 tuổi bởi nhiều yếu tố khác nhau. Xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xương khớp tay có thể giúp bạn dễ dàng tìm kiếm giải pháp điều trị hiệu quả hơn.
1. Vì sao bạn bị thoái hóa khớp tay?
Nguyên nhân thoái hóa khớp tay có thể đến từ nhiều yếu tố như:
Tuổi tác
Thoái hóa là hiện tượng tự nhiên diễn ra theo thời gian, gây suy giảm chức năng xương khớp trong cơ thể. Khi về già, phụ nữ hay bị thiếu hụt estrogen, một loại hormone giới tính góp phần duy trì sức khỏe xương khớp, nên dễ chịu ảnh hưởng của tình trạng thoái hóa hơn so với đàn ông.
Thêm vào đó, hệ tuần hoàn của người cao tuổi thường không tốt, dẫn đến vấn đề tế bào khớp tay không nhận đủ hồng cầu mang oxy và chất dinh dưỡng. Do đó, không chỉ sức khỏe mà cả khả năng chịu đựng của khớp tay trước áp lực công việc hàng ngày sẽ suy giảm, dần dần trở thành thoái hóa.
Tiền sử mắc bệnh cơ xương khớp và một số bệnh lý liên quan
Mặc dù thoái hóa khớp tay phổ biến ở người cao tuổi nhưng thực tế, người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Trong trường hợp này, tình trạng viêm xương khớp chủ yếu xảy ra sau khi bạn gặp chấn thương xương khớp nhưng không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Chúng có thể là gãy xương, trật khớp hay viêm khớp dạng thấp…
Do sự tương đồng giữa các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp nên nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt hai bệnh trên. Sự nhầm lẫn tai hại này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị, khiến kết quả cuối cùng…
Ngoài ra, đôi khi thoái hóa khớp còn là biến chứng của một số bệnh mãn tính như gout hay đái tháo đường.
Thiếu hụt canxi
Một nguyên nhân khác gây nên vấn đề viêm xương khớp, đặc biệt ở bàn tay và ngón tay, là thiếu canxi. Đây cũng là vấn đề thường gặp của không ít phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
Tay thường xuyên hoạt động
Những người làm công việc cần sử dụng tay nhiều như nội trợ, thợ thủ công, nhân viên vệ sinh… rất dễ bị thoái hóa khớp tay sớm. Hầu hết tình trạng thoái hóa sẽ diễn ra ở tay thuận nhiều hơn so với tay không thuận.
Thêm vào đó, nếu các đối tượng này còn có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp, rủi ro khớp ở cả hai tay bị biến dạng sẽ tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do bệnh viêm khớp tự miễn này chủ yếu ảnh hưởng đến những khớp nhỏ trước tiên, đặc biệt là khớp giữa ngón tay.
Tìm hiểu thêm thông tin về thoái hóa khớp: TẠI ĐÂY
2. Vì sao nên sớm chữa thoái hóa khớp tay?
Tùy vào vị trí khớp bị thoái hóa và mức độ tiến triển của bệnh, triệu chứng của mỗi người có thể không giống nhau. Tuy nhiên, phần lớn người mắc chứng thoái hóa khớp tay đều phải chịu đựng cảm giác:
- Lực tay yếu đi đáng kể so với lúc trước
- Đau nhức khó tả mỗi khi dùng tay để sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả động tác đơn giản như cầm, nắm đồ vật
- Khó khăn khi cử động ngón tay
- Cứng khớp sau khi ngủ dậy
- Khớp sưng và biến dạng
Như vậy, có thể thấy triệu chứng viêm xương khớp tay gây không ít cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, thoái hóa khớp lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến xương, khớp mà còn tác động đến nhiều bộ phận xung quanh, ví dụ như mạch máu, dây thần kinh… Nếu bệnh không được kiểm soát tốt và chữa trị kịp thời, rủi ro tê liệt hoặc thậm chí là tàn phế tay hoàn toàn có khả năng xảy ra.
3. Làm thế nào để điều trị thoái hóa khớp tay hiệu quả?
Nhìn chung, vấn đề viêm xương khớp ở những vị trí như cổ tay, bàn tay hay ngón tay thường được điều trị bằng một số phương pháp quen thuộc như sau, bao gồm:
Uống thuốc giảm đau
Thoái hóa khớp tay thường đi chung với những cơn đau nhức khó chịu vô cùng. Để khắc phục tình trạng này, không ít bệnh nhân lựa chọn giải pháp sử dụng thuốc giảm đau.
Thông thường, thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) sẽ được lựa chọn để ngăn chặn các phản ứng viêm xảy ra, đồng thời loại bỏ cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, công dụng xoa dịu cơn đau của thuốc chỉ mang tính tạm thời. Do đó, không ít người bệnh chọn cách uống thuốc liên tục để duy trì tác dụng trên. Thực tế, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Sử dụng thuốc NSAIDs trong thời gian dài hoặc liều lượng lớn không có khả năng chấm dứt cơn đau do viêm xương khớp ở tay đem đến. Ngược lại, chúng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như loét dạ dày hay suy giảm chức năng thận, gan.
Vì vậy, nếu bạn muốn kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp tay bằng phương pháp này, hãy đảm bảo tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng cũng như thời gian uống thuốc phù hợp.
Rèn luyện sức khỏe cho tay
Viêm xương khớp ở tay không chỉ gây đau mà còn khiến ngón tay cứng lại, mất độ linh hoạt. Để khôi phục khả năng hoạt động của tay, bệnh nhân nên cố gắng tập luyện bằng một số động tác đơn giản sau, ví dụ như:
- Di chuyển ngón tay trên tường hoặc bàn
- Co duỗi ngón tay
- Cố gắng để các ngón tay chạm vào nhau
Tuy các bài tập trên có thể giúp phục hồi chức năng của tay nhưng thực tế, chúng chỉ hữu hiệu đối với trường hợp nhẹ, khi độ linh hoạt của tay chỉ mất đi một phần. Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn sẽ cần kết hợp việc tập luyện với phương pháp điều trị đặc hiệu hơn.
Trị liệu Thần kinh Cột sống: cách chữa thoái hóa khớp tay an toàn và hiệu quả
Với nền y học phát triển vượt trội như hiện nay, chữa đau do thoái hóa khớp ở tay không dùng thuốc không còn là vấn đề nan giải.
Nhìn chung, cấu trúc xương, khớp sẽ bị sai lệch ít nhiều khi tình trạng thoái hóa diễn ra, tạo nên sức ép đè nặng lên các dây thần kinh xung quanh. Từ đó, người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức lẫn tê ngứa chạy dọc cánh tay, thậm chí là lan đến ngón tay.
Một người bị tê đầu ngón tay có thể gặp khó khăn trong việc cầm, nắm đồ vật do không thể điều khiển các ngón tay hoạt động như mong muốn. Tình trạng này thường diễn ra chung với những dấu hiệu đặc trưng như ngứa ran hoặc châm chích…
Để điều trị triệt để vấn đề trên, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất.
Thủ thuật này đề cập đến việc sử dụng lực tay phù hợp nhằm nắn chỉnh lại các sai lệch trong cấu trúc xương, khớp về đúng vị trí cũ. Thông qua đó, không chỉ áp lực chèn ép dây thần kinh được giải phóng mà cơ chế chữa lành thương tổn của cơ thể cũng bắt đầu tiến hành.
Nhờ vậy, tình trạng đau nhức, tê ngứa ở tay có thể thuyên giảm mà không cần đến thuốc giảm đau. Đây cũng chính là lời giải đáp cho việc Trị liệu Thần kinh Cột sống được nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh cơ xương khớp đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như mức độ lành tính.
Chữa thoái hóa khớp tay bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu mới tốt?
Một trong các yếu tố thiết yếu để Trị liệu Thần kinh Cột sống luôn đem lại hiệu quả như mong đợi, chính là thủ thuật nắn chỉnh bằng tay do bác sĩ chuyên khoa đã qua đào tạo bài bản, chuyên sâu, thực hiện.
Tuy nhiên, điều này tương đối khó khăn đối với phần lớn trung tâm y tế đang triển khai hướng điều trị này ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do lĩnh vực y khoa thần kinh cột sống vẫn chưa phổ biến tại đây, dẫn đến việc các chuyên viên của những cơ sở này có thể không biết cách xác định vị trí cần nắn chỉnh, đồng thời kiểm soát lực đạo ở tay sao cho phù hợp.
Trong số ít trung tâm có khả năng đáp ứng yêu cầu trên, phòng khám ACC được đánh giá là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu. Nhờ sở hữu đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống 100% đến từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, New Zealand… ACC tự hào đã thành công trong việc chữa đau tận gốc liên quan đến bệnh cơ xương khớp – cột sống cho hàng chục nghìn bệnh nhân người Việt.
Mặt khác, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi, bác sĩ ACC sẽ thiết kế chương trình phục hồi chức năng cho từng trường hợp riêng biệt, dựa vào thể trạng của bệnh nhân và tiến độ chữa trị.
Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội tiếp xúc với nhiều thiết bị tân tiến như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV… Chúng có thể góp phần giúp người bệnh sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.
So với những khớp lớn như đầu gối, vai… khớp tay thường ít bị thoái hóa hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không thể xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Nếu bạn bắt gặp triệu chứng thoái hóa khớp tay phát sinh, hãy sớm tìm đến các bác sĩ chuyên khoa, uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhé.
Xem thêm các tình trạng thoái hóa khác: