Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu. Hiện nay, biện pháp này đang được nhiều người lựa chọn thay cho những phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa truyền thống như thuốc hay phẫu thuật.
Theo thống kê từ nhiều nghiên cứu, ngày nay, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng đau dây thần kinh tọa, đặc biệt là những người làm công việc nặng nhọc hoặc thường xuyên khuân vác vật nặng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng đau thần kinh tọa có khả năng kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, chẳng hạn như teo cơ hay thậm chí là tàn phế.
Tìm hiểu: > Các biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa > Phân biệt đau thần kinh tọa và hội chứng Piriformis > Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm > Triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Trong nhiều năm qua, ngoài những phương pháp điều trị truyền thống như uống thuốc giảm đau, tiêm corticosteroid, phẫu thuật… người bị đau dây thần kinh tọa đang có xu hướng lựa chọn các biện pháp điều trị không xâm lấn. Trong số đó, phổ biến nhất là vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, liệu biện pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa có thực sự hữu dụng? Bạn nên lựa chọn đơn vị y tế uy tín nào để tiếp cận liệu pháp này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa?
Theo bác sĩ, nhằm đảm bảo kết quả vật lý trị liệu đau thần kinh tọa tốt nhất có thể, điều quan trọng là xác định chính xác nguyên nhân gây nên cơn đau cũng như vị trí tổn thương.
Thực tế, nguyên nhân phát sinh vấn đề này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:
1.1. Thoái hóa cột sống gây đau thần kinh tọa
Hiện tượng thoái hóa cột sống thường đi kèm với những tình trạng như rách đĩa đệm, xơ hóa dây chằng hay bề mặt sụn khớp bị bào mòn… Đây là những vấn đề hệ lụy sẽ phát sinh ở cấu trúc cột sống theo thời gian.
Nếu bạn không có biện pháp can thiệp kịp thời, chúng có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp khác, bao gồm cả đau thần kinh tọa.
Trước đây, thoái hóa cột sống chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các chuyên gia đã phát hiện tốc độ thoái hóa còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của mỗi người. Do đó, kể cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề trên.
1.2. Dây thần kinh tọa chịu tác động từ đĩa đệm thoát vị
Theo thống kê, khoảng 90% trường hợp đau thần kinh tọa xuất phát từ thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Cơ chế phát sinh thường xảy ra theo hai hướng, bao gồm:
- Đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu hoặc nhân đĩa đệm bị rò rỉ (rách bao đĩa đệm) trực tiếp chèn lên dây thần kinh tọa, gây ra những cơn đau ở những khu vực như thắt lưng, mông và chân.
- Một hoạt chất trong nhân đĩa đệm có tính axit rò rỉ ra ngoài gây viêm và kích ứng ở khu vực xung quanh dây thần kinh tọa, từ đó tác động đến dây thần kinh này.
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm thắt lưng có khả năng ảnh hưởng đến một hoặc cả hai chân. Trong một số trường hợp hiếm gặp, hai đĩa đệm ở vị trí liền kề còn có thể trượt khỏi vị trí ban đầu theo hai hướng khác nhau, khiến cả hai chân người bệnh đều có cảm giác đau nhức.
1.3. Hội chứng cơ hình lê gây áp lực lên dây thần kinh tọa
Cơ hình lê hay cơ tháp là nhóm cơ thuộc vùng mông. Vai trò của chúng gồm:
- Ổn định khớp hông
- Tạo điều kiện cho bạn nâng và xoay đùi dễ dàng
- Hỗ trợ giữ thăng bằng cơ thể
Các chuyên gia đánh giá hội chứng cơ hình lê là một dạng rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp. Bệnh phát sinh khi nhóm cơ tháp bị kích thích và thắt chặt. Điều này vô tình tạo áp lực đè nặng lên dây thần kinh tọa và gây đau. Tình trạng trên có nguy cơ trở nên tệ hơn nếu bạn có thói quen ngồi lâu hoặc bị té ngã.
Xem thêm: Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi lái xe đường dài
2. Người bị đau thần kinh tọa cần làm gì để loại bỏ cơn đau khó chịu?
Thông thường, mọi người sẽ nghĩ đến biện pháp dùng thuốc giảm đau đầu tiên để đẩy lui triệu chứng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp trên chỉ mang tính tạm thời vì thực tế, đau thần kinh tọa là dấu hiệu của những vấn đề tổn thương vật lý. Do đó, thuốc giảm đau không có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Vì vậy, cơn đau có thể tái phát liên tục, khiến người bệnh ngày càng phụ thuộc vào thuốc giảm đau. Việc kéo dài thời gian sử dụng thuốc có nguy cơ gây tổn thương cho một loạt cơ quan nội tạng, bao gồm dạ dày, gan và thậm chí là thận.
Để khắc phục vấn đề trên, ở nhiều quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,… các chuyên gia đã tìm ra giải pháp thay thế hiệu quả là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Ưu điểm vượt trội của hướng điều trị này bao gồm:
- Xóa bỏ tận gốc nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật
- Đem lại hiệu quả tương tự đối với nhiều vấn đề cơ xương khớp cột sống cấp và mãn tính khác
Ngày nay, ở Việt Nam, rất nhiều trung tâm và cơ sở y tế đã và đang áp dụng phương pháp kết hợp như trên. Tuy nhiên, tiếp nhận điều trị ở đâu tốt và an toàn nhất luôn là vấn đề khiến nhiều người bệnh băn khoăn, lo ngại.
Với tỷ lệ điều trị thành công hơn 95% các ca bệnh lý liên quan đến cột sống, bao gồm cả đau thần kinh tọa, phòng khám ACC được nhiều người bệnh trong và ngoài nước tin tưởng và lựa chọn làm nơi tiếp nhận trị liệu. Ngoài ra, đây cũng là đơn vị chuyên khoa đầu tiên ở Việt Nam phát triển lĩnh vực này.
3. Vì sao phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa ở phòng khám ACC được nhiều người tin tưởng?
Trị liệu thần kinh cột sống có thể giúp điều chỉnh các cấu trúc bị sai lệch, từ đó chấm dứt hoàn toàn cơn đau nhức khó chịu. Trong khi đó, vật lý trị liệu chịu trách nhiệm:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
- Đẩy nhanh quá trình điều trị
- Hỗ trợ người bệnh dần dần khôi phục chức năng của các bộ phận chịu thương tổn
Vì vậy, bệnh nhân sẽ cần thực hiện kết hợp hai liệu pháp trên với nhau nếu muốn mau chóng loại bỏ cơn đau ở dây thần kinh tọa.
Tại phòng khám ACC, để nâng cao kết quả đạt được, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao 100% người nước ngoài sẽ xây dựng phác đồ điều trị và chương trình phục hồi chức năng riêng cho mỗi người, dựa vào thể trạng hiện tại của họ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau thần kinh tọa.
Bên cạnh đó, khi điều trị tại phòng khám ACC, bệnh nhân còn được trị liệu kết hợp bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại có tác dụng:
- Giải phóng tình trạng chèn ép rễ thần kinh
- Hỗ trợ tái tạo mô bị tổn thương
- Tăng cường tuần hoàn máu
- Giảm thiểu áp lực đè nặng lên cột sống
Các thiết bị được đưa vào liệu trình vật lý trị liệu thần kinh tọa sẽ tùy vào nguyên nhân gây ra cơn đau này, ví dụ như:
Đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm
Kỹ thuật trị liệu DTS sử dụng một hệ thống thiết bị đơn giản gọi là máy kéo giãn giảm áp cột sống với mục đích giải quyết các cơn đau liên quan đến đĩa đệm và tình trạng thoái hóa cột sống. Phương pháp này đã được chứng minh về khả năng thay thế biện pháp phẫu thuật.
Ngoài ra, trị liệu DTS còn có thể đem lại hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó, so với phẫu thuật, chi phí sử dụng máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS thấp hơn đáng kể.
Mặt khác, đối với trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ còn có thể đề xuất liệu trình điều trị Pneumex PneuBack với tác dụng khôi phục chức năng cũng như độ linh hoạt của các cơ, khớp và đốt sống. Pneumex PneuBack là hệ thống gồm nhiều thiết bị công nghệ cao sản xuất ở Hoa Kỳ và chỉ có ở phòng khám ACC tại Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi những vấn đề liên quan đến cơ
Nếu nguyên nhân đau thần kinh tọa đến từ vấn đề ở cơ, bác sĩ ACC có thể đề nghị điều trị bằng sóng xung kích kết hợp với trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu.
Sóng xung kích Shockwave là một dạng sóng âm mang năng lượng cao, có khả năng tác động vào những vị trí phát sinh cơn đau, điển hình như các mô cơ, xương bị tổn thương, từ đó thúc đẩy quá trình tự chữa lành thương tổn của cơ thể.
Đồng thời, sóng xung kích còn kích thích tái tạo xương, gân cũng như các mô mềm khác. Ngoài ra, nó cũng góp phần phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Bạn có thể nhận ra cơn đau thần kinh tọa thuyên giảm đáng kể sau mỗi liệu trình điều trị.

Mặt khác, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu được đánh giá là phương pháp có khả năng tác động sâu vào mô cơ thông qua thao tác trị liệu bằng tay kết hợp với các dụng cụ vật lý trị liệu. Công dụng của phương pháp này có thể kể đến như:
- Thuyên giảm đau nhức cơ
- Thúc đẩy tuần hoàn máu
- Tăng cường khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch
- Cải thiện chế độ sinh hoạt của cơ thể
- Giải tỏa căng thẳng cũng như tình trạng mệt mỏi, suy nhược
Ngày nay, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa không còn quá xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo hiệu quả chữa trị cũng như phòng ngừa biến chứng phát sinh, bạn nên cân nhắc trong việc lựa chọn đơn vị y tế uy tín để tiếp cận liệu pháp điều trị này nhé.
Xem thêm: > Các bài tập hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa > Người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý gì khi tập thể dục? > Đau dây thần kinh tọa có quan hệ được không? > Thực đơn hằng ngày cho người đau thần kinh tọa