Việc phát hiện sớm hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ để điều trị kịp thời sẽ tăng cơ hội chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Nhưng làm cách nào để cha mẹ sớm nhận biết chứng bàn chân bẹt cho con mình?
Dưới đây là một số cách giúp nhận biết bé nhà bạn có bị hội chứng bàn chân bẹt hay không.

1. Nhận biết bàn chân bẹt thông qua quan sát bằng mắt thường
Để nhận biết trẻ có bàn chân bẹt hay không, các bậc phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển của con khi bé ở độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi. Khi đó, khung xương chân của trẻ đang phát triển nhanh chóng và cũng là thời điểm “vàng” điều trị bàn chân bẹt. Cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp kiểm tra chân trẻ, có thể thực hiện tại nhà, như sau:
1.1. Quan sát bàn chân khi trẻ đứng trên mặt phẳng
Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám Đốc Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống (ACC) chia sẻ trên báo VNEXPRESS: “Mỗi bàn chân đều phải có ba vòm khung nâng đỡ cả cơ thể. Nếu một trong các vòm khung thay đổi, sẽ gây ra chứng mất cân bằng của bàn chân và tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể”.
Để nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ, trước tiên, cha mẹ cho bé đứng trên bề mặt phẳng, sau đó quan sát: Với những trẻ bị bàn chân bẹt, đầu gối có xu hướng chụm vào nhau, chân hơi cong. Lòng bàn chân có vẻ phẳng so với bình thường. Phần cổ chân bị xoay vào trong, góc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều.
> Xem thêm: Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
1.2. Kiểm tra dấu chân của trẻ
Chuẩn bị tờ giấy hoặc tấm vải, cho trẻ làm ướt bàn chân bằng nước màu, sau đó để trẻ đặt chân lên. Nếu trên đó in dấu cả bàn chân, không có vết lõm thì trẻ có nguy cơ cao bị bàn chân bẹt.
Ngoài ra, có thể cho trẻ bước đi trên cát, sau đó quan sát dấu chân trẻ sau mỗi bước. Nếu chúng in dấu cả bàn chân, điều đó chứng tỏ trẻ có nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt.

1.3. Dùng tay để kiểm tra độ lõm lòng bàn chân
Đầu tiên, cho bé đứng trên sàn. Sau đó, bố mẹ sẽ sử dụng ngón tay mình để luồn vào lòng bàn chân của bé. Nếu ngón tay không thể luồn vào được hay gặp khó khăn khi cố gắng luồn vào, thì có thể thấy rằng bé có nguy cơ cao mắc chứng bàn chân bẹt.
Với những bé bị bàn chân bị bẹt, lòng bàn chân sẽ không có độ lõm và phẳng hơn bình thường. Do đó, cha mẹ sẽ gặp khó khăn khi cố gắng luồn ngón tay vào lòng bàn chân của bé.
>Xem thêm: Trẻ bị bàn chân bẹt: Bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì?
2. Đưa trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt
“Tật bàn chân bẹt dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng cần các thiết bị chẩn đoán xương khớp để đo lường mức độ nặng hay nhẹ. Cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa nếu phát hiện triệu chứng của tật (trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất)” – Bác sĩ Brackenbury khuyên.
Tại Việt Nam, phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống (ACC) là đơn vị hàng đầu về khám và chữa trị bàn chân bẹt, tự hào có đội ngũ 100% các bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm.
Nhận thấy có tới 50% trẻ em Châu Á mắc chứng bàn chân bẹt, một tỷ lệ khá cao, bác sĩ Wade Brackenbury đã quyết định tổ chức định kỳ các chương trình tầm soát bàn chân bẹt hàng năm tại 4 cơ sở của ACC tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Sau khi được chuyên viên tư vấn về tình trạng, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị cho trẻ bằng các phương pháp như:
- Thiết bị scan dấu chân Podoscope: Trẻ được hướngdẫn đặt bàn chân lên thiết bị này để lấy hình ảnh lòng bàn chân. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá một cách chính xác tình trạng bàn chân của trẻ.

- Công nghệ đo thông số lòng bàn chân Cad-Cam: Đây là một công nghệ hiện đại đến từ Thụy Sĩ và được phòng khám ACC tiên phong sử dụng tại Việt Nam. Phương pháp này giúp đo thông số lòng bàn chân trẻ một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra đánh giá chi tiết về tình trạng bàn chân của trẻ.

- Máy Treadmill theo dõi dáng đi: Trẻ sẽ được yêu cầu đi bộ trên máy Treadmill để theo dõi và đánh giá dáng đi và những chức năng khác trên cơ thể có bị ảnh hưởng bởi tình trạng bàn chân bẹt hay không. Điều này giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của bàn chân bẹt đến hoạt động cơ thể.
Từ các phương pháp tầm soát bàn chân bẹt kể trên, phòng khám ACC có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bàn chân bẹt của trẻ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển vòm bàn chân một cách tự nhiên nhất.
Cha mẹ quan sát và phát hiện trẻ nhỏ có những dấu hiệu mắc chứng bàn chân bẹt. Nhanh chóng LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN với chúng tôi ngay để được tư vấn!
Bài viết liên quan:
> Đừng chủ quan với những cơn đau do hội chứng bàn chân bẹt
> Cha mẹ cần hiểu đúng về bàn chân bẹt, đừng quá hoang mang
> Đáng lo nếu trẻ mắc tật bàn chân bẹt lâu ngày không chữa sớm
Tham khảo thông tin về tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ – HTV9 Chuyên mục Alo Bác Sĩ Nhi Đồng:
[ACC] Đừng chủ quan với Tật Bàn Chân Bẹt ở trẻ nhỏ – HTV9 Chuyên mục Alo Bác Sĩ Nhi Đồng