10 loại thuốc hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Eric Balderree

Nhiều bệnh nhân quan tâm đến các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay. Vậy đâu là sản phẩm thuốc đáng tin cậy và nên dùng khi nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này, tìm hiểu ngay nhé!

1. Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm là gì và dùng khi nào?

Dù được tìm kiếm nhiều nhưng hiện chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm. Những loại thuốc trên thị trường thường được dùng trong trường hợp xoa dịu triệu chứng khó chịu và kết hợp với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả cho người bệnh.

Đồng thời, người bệnh cũng cần lưu ý không có loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay. Vì tùy vào cơ địa, mục đích điều trị mà mỗi loại thuốc mang lại công dụng cũng như tác dụng phụ khác nhau.

thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay
Thuốc giảm đau chỉ làm mờ triệu chứng chứ không thể chữa bệnh khỏi hẳn.

> Khám phá thêm: Tác dụng phụ của thuốc xương khớp

2. Các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thông dụng nhất hiện nay

Cùng tham khảo những loại thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

2.1 Thuốc giảm đau Paracetamol

Nằm trong nhóm thuốc giảm đau không kê đơn, Paracetamol thường được sử dụng phổ biến trong các trường hợp đau nhức xương khớp. Dù vậy, loại thuốc này chỉ có hiệu quả với tình trạng đau từ nhẹ đến vừa, không có tác dụng với bệnh nhân viêm sưng khớp cơ.

2.2 Thuốc giảm đau gây nghiện

Một số loại thuốc giảm đau gây nghiện có thể kể đến như Oxycodone-Acetaminophen (Percocet), Morphin hoặc Codein cũng có công dụng cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, vì loại thuốc này có tính gây nghiện nên chỉ giúp giảm triệu chứng trong trường hợp bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc khác nhưng không có tác dụng. 

2.3 Thuốc giảm đau thần kinh trung ương

Nhiều người bệnh băn khoăn thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì. Bệnh nhân có thể sử dụng một số thuốc giảm đau thần kinh trung ương như Gabapentin, Duloxetine, Tramadol,… giúp giảm triệu chứng thoát vị địa đệm chèn ép dây thần kinh tọa. 

Tuy nhiên, nhóm thuốc giảm đau thần kinh trung ương có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và chóng mặt. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt phù hợp.

2.4 Thuốc giãn cơ

Các loại thuốc giãn cơ như Metaxalone, Diazepam thường được kê đơn cho trường hợp thoát bị đĩa đệm gây co thắt cơ. Nhiều người nhầm tưởng đây là loại thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay vì hiệu quả tức thì, nhận thấy rõ nhưng thực chất cũng để lại nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,… Ngoài ra, loại thuốc này chống chỉ định với người bị bệnh nhược cơ năng hoặc bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 

2.5 Thuốc chống viêm nhóm Corticoid

Thuốc chống viêm nhóm Corticoid được bào chế dưới dạng thuốc đường uống hoặc tiêm vào khớp nhằm xoa dịu cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Dù loại thuốc này chỉ có công dụng giảm đau nhanh chóng nhưng cần tăng liều lượng sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả.

thuốc uống trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng thuốc thuốc chống viêm nhóm Corticoid được bào chế dưới dạng thuốc đường uống.

2.6 Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)

Khi nhắc đến các loại thuốc uống trị thoát vị đĩa đệm, có thể kể đến thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID). Nhóm thuốc này bao gồm diclofenac, celecoxib, ibuprofen hỗ trợ giảm đau và kháng viêm. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng quá liều vì có thể gây ra các biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, suy giảm thị lực,…

2.7 Thuốc tăng tái tạo bao myelin

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L4, L5 hoặc đốt sống cổ, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc tăng tái tạo bao myelin. Loại thuốc này có công dụng tác động lên dây thần kinh ngoại biên bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép, từ đó tái tạo bao myelin, bảo vệ sợi dây thần kinh và giảm đau hiệu quả.

2.8 Thuốc bổ thần kinh (vitamin B1, B6, B12)

Các loại thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12 mang đến lợi ích hỗ trợ hệ thần kinh, giảm đau, tê bì do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn được sử dụng lâu dài để giảm bớt các triệu chứng liên quan đến thần kinh.

2.9 Thuốc steroid tiêm ngoài màng cứng

Thuốc steroid tiêm ngoài màng cứng cũng là một trong những nhóm thuốc chữa đĩa đệm thông dụng. Bác sĩ thường chỉ định tiêm loại thuốc này cho trường hợp bệnh nhân đã uống thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn nhưng không có hiệu quả khả quan. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc CT scan để tìm đúng vị trí tiêm thuốc. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, tại địa chỉ chuyên khoa khớp đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

2.10 Thuốc bôi giảm đau tại chỗ

Thuốc bôi giảm đau tại chỗ như miếng dán Lidocain, Capsaicin, Gel,… giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm nhưng chỉ có tác dụng ở một vùng nhỏ. Lưu ý, trước khi bôi hoặc dán loại thuốc này, bệnh nhân cần rửa tay sạch sẽ.

các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bôi giảm đau tại chỗ để giảm bớt cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

3. Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm và những lưu ý nhất định phải biết

Một số đối tượng đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trị bệnh thoát vị đĩa đệm như người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai,…. 

Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng thuốc chữa bệnh lý thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý:

  • Không lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến các biến chứng như gây thủng ruột, thủng dạ dày, tăng nguy cơ cao huyết áp, suy tim, suy thận,…
  • Không dùng toa thuốc của người khác: Tuy cùng sử dụng một toa thuốc nhưng có bệnh nhân ổn định, lại có người gặp nhiều biến chứng. Đặc biệt với bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường, suy thận sử dụng thuốc khi chưa có chỉnh định của bác sĩ có thể tăng nguy cơ bệnh tiến triển nặng, khó kiểm soát.
  • Ngưng sử dụng thuốc nếu có dấu hiệu bất thường: Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và thăm khám bác sĩ để được xử trí đúng cách.
  • Không áp dụng phương thuốc dân gian chưa được kiểm chứng: Bệnh nhân không nên sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để tránh gây ra những hệ quả không mong muốn.

Nền y học hiện đại đang ưu tiên các phương pháp chữa trị tác động trực tiếp đến nguyên nhân gốc rễ gây bệnh để đạt hiệu quả lâu dài, mà không cần dùng thuốc – hạn chế tác dụng phụ. Tiêu biểu là phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) mang đến hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm tối ưu.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà không cần dùng thuốc tại ACC

Thấu hiểu nỗi khổ khi dùng thuốc của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh xương khớp nói chung, phòng khám ACC đã tiên phong áp dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) tại Việt Nam.

Nguyên lý điều trị của Chiropractic là thực hiện điều chỉnh các đốt xương sống bị sai lệch – nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Dựa vào nguyên lý này, các bác sĩ ACC sẽ nắn chỉnh đĩa đệm và các khớp về đúng vị trí, giảm áp lực đĩa đệm và bảo tồn các dây thần kinh đi qua đốt sống. Nhờ đó các triệu chứng bệnh được cải thiện, bệnh nhân không còn chịu đựng những cơn đau khó chịu, dai dẳng. 

thuốc chữa đĩa đệm
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được bác sĩ Luke Hamman – Phòng khám ACC tận tình tư vấn, chia sẻ về phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Bên cạnh đó, ACC còn kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Pneumex với các thiết bị hỗ trợ như thiết bị kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico,… Nhờ đó chữa lành tổn thương đĩa đệm, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Ngoài ra, các chuyên viên vật lý trị liệu tại ACC sẽ thiết kế bài tập tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ yếu, duy trì thể lực phù hợp với thể trạng và mức độ chấn thương của bệnh nhân.

Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị bằng phương pháp này tại ACC đã không phải chịu những cơn đau tái phát, sớm trở lại với cuộc sống bình thường. Trong đó có trường hợp của cô Nguyễn Thị Kim Ngân, 78 tuổi từng phải chịu nhiều cơn đau dai dẳng, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do căn bệnh vẹo cột sốngthoái hóa đốt sống lưng. Uống nhiều thuốc giảm đau nhưng bệnh tình không thuyên giảm lại còn bị thêm bệnh dạ dày. Cô đã đến khám và chữa tại Phòng khám ACC.

Đặc biệt, ngoài điều trị, các bác sĩ ACC còn tư vấn dinh dưỡng hướng dẫn bệnh nhân tập luyện tại nhà để duy trì kết quả điều trị lâu dài.

> Liên hệ với ACC để được chữa đúng cách, lành cơn đau do thoát vị đĩa đệm cùng đội ngũ chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm.

thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài viết trên cung cấp thông tin về những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thông dụng hiện nay. Lưu ý, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng thuốc không đúng cách dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục