Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến mang thai không?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Eric Balderree

“Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến mang thai không?” là câu hỏi mà phòng khám ACC đã nhận được từ khá nhiều bệnh nhân.

1. Thoát vị đĩa đệm khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, đối với chị em đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc có tiền sử mắc các bệnh xương khớp, mang thai là niềm vui lớn nhưng cũng kéo theo rất nhiều nỗi lo.

Có đến 90% phụ nữ mang thai sẽ bị đau lưng và vùng xương chậu ở một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Trong số đó, khoảng 1/3 thai phụ phải chịu đựng các cơn đau thắt dữ dội.

Hầu hết phụ nữ mang thai ở châu Á không được tiếp cận với các phương pháp chữa đau hiệu quả. Theo cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi các bác sĩ ACC, khoảng 85% phụ nữ không được cung cấp các liệu trình chữa đau an toàn, hiệu quả để điều trị chứng đau lưng và các vấn đề đĩa đệm trong các tháng thai kì cũng như giai đoạn sau sinh.

thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không
Thoát vị đĩa đệm khiến thai phụ thường xuyên mệt mỏi với những cơn đau

Thực tế, thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến kết quả có thai cũng như không gây nguy hiểm trong quá trình sinh con nhưng sẽ khiến 9 tháng thai kỳ của người phụ nữ trở nên rất mệt mỏi và khó khăn hơn người bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

2. Bạn có nên mang thai khi đang bị thoát vị đĩa đệm?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Các cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện khiến thai phụ khỏe mạnh cũng có thể bị mệt mỏi với tâm trạng khó chịu, bức bối.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm sẽ phải chịu đựng cơn đau dữ dội hơn nhiều lần, do sức ép của thai nhi lên vùng cột sống lưng sẽ càng tăng theo thời gian. Ngoài ra, lựa chọn các phương pháp giảm đau khi mang thai sẽ bị giới hạn khá nhiều. Thai phụ tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian này vì có thể gây những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của thai nhi, gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Vì vậy, nếu có điều kiện và thời gian, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi quyết định mang thai. Trong trường hợp đang điều trị bệnh nhưng mong muốn có con, bạn nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra các phương pháp điều trị bảo tồn nhằm giảm đau khi mang thai mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Với hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC đã nhiều lần tiếp nhận điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi mang thai, trong đó phổ biến nhất là các trường hợp thoát vị đĩa đệm L4 – L5 và L5 – S1. Trước khi đến với ACC,…

3. Phát hiện thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Phụ nữ mang thai là 1 trong những đối tượng có nguy cơ cao bị thoát bị đĩa đệm do những nguyên nhân sau:

  • Cân nặng tăng, tập trung ở vùng bụng, gây áp lực lên vùng cột sống lưng và vùng xương chậu.
  • Đứng sai tư thế khi gồng người về phía sau, gây sai lệch cấu trúc cột sống.
  • Sự thay đổi hormone, nội tiết tố khiến dây chằng và các cơ bị yếu, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.

Do triệu chứng của thoát vị đĩa đệm trong các tháng thai kỳ rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau mỏi bình thường khiến người bệnh dễ lơ là, chủ quan. Đến khi phát hiện, các chấn thương đĩa đệm đã trở nên trầm trọng và quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn.

4. Trị liệu thần kinh cột sống chữa đau lưng hiệu quả và an toàn cho thai phụ

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật, được các chuyên gia y tế thế giới đánh giá rất cao. Phương pháp này giúp điều chỉnh các khớp bị sai lệch trong cơ thể, phổ biến ở cột sống, giảm chèn ép dây thần kinh, từ đó xoa dịu cơn đau và khôi phục chức năng toàn cơ thể.

Trị liệu thần kinh cột sống đã được chứng minh an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai trong điều trị đau lưng. Tại Mỹ, trị liệu thần kinh cột sống là lựa chọn hàng đầu của các thai phụ bị thoát vị đĩa đệm.

Mang thai nhẹ nhàng cùng Trị liệu thần kinh cột sống

Ngoài hỗ trợ chữa trị thoát vị đĩa đệm, phương pháp nắn chỉnh xương khớp còn mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Duy trì thai kỳ khỏe mạnh;
  • Kiểm soát triệu chứng ốm nghén;
  • Rút ngắn thời gian chuyển dạ;
  • Giảm đau mỏi cổ, lưng và các cơn đau khớp.

Với cấu trúc xương chậu cân bằng, em bé sẽ dễ dàng di chuyển vào đúng vị trí khi sinh, giúp quá trình “vượt cạn” trở nên dễ dàng, giảm nguy cơ sinh khó cho người mẹ.

Được sáng lập tại Việt Nam vào năm 2005 bởi bác sĩ người Mỹ Wade Brackenbury – Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, bộ môn nắn chỉnh cột sống đã mang lại thành công vượt trội trong chữa đau cho nhiều bệnh nhân trong đó có phụ nữ mang thai mà không cần sự can thiệp của thuốc hay phẫu thuật.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến mang thai không?
Cấu trúc xương chậu cân bằng giúp quá trình “vượt cạn” trở nên dễ dàng

Bên cạnh trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ ACC còn kết hợp sử dụng vật lý trị liệu bằng hệ thống máy móc hiện đại tối tân đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ nhằm giảm chèn ép dây thần kinh cột sống, kích thích quá trình làm lành đĩa đệm, giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, khôi phục và tăng sự linh hoạt các khớp cơ bị co cứng, rút ngắn thời gian chữa trị.

Với những phản hồi tích cực từ các bệnh nhân, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn những liệu trình không dùng thuốc của ACC để chữa tận gốc các cơn đau vùng cột sống, mà không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và người mẹ.

Nếu bạn cũng đang mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm khi mang thai, hãy đến ngay phòng khám ACC để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để không phải chờ lâu, hãy đặt hẹn trước với chúng tôi để được sắp xếp lịch phù hợp.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục