Thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay và các dấu hiệu nhận biết

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Edouard Sabourdy

Thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay là triệu chứng rất thường gặp ở Việt Nam. Những đối tượng thường làm việc với tư thế cổ tay gập hoặc bị rung nhiều như nhân viên văn phòng sử dụng máy tính liên tục hay phải ngồi suốt ngày dần dần bị chứng bệnh này thậm chí từ khi còn rất trẻ. Triệu chứng tê tay nếu không điều trị sẽ trở thành bệnh kinh niên, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống, gây yếu liệt và mất khả năng hoạt động của tay.

Theo các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, để chữa dứt và hiệu quả, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác và tìm hiểu nguyên nhân gây tê tay để từ đó có được hướng điều trị.

1. Nguyên nhân chính gây tê tay và triệu chứng đi kèm

Các đốt sống cổ được nối với nhau bằng đĩa đệm, ở giữa các đốt sống này đều có một lỗ liên hợp để dây thần kinh đi ra. Các dây thần kinh này sẽ chi phối hoạt động ở vùng cổ, vai gáy, cánh tay, cổ tay và ngón tay. Thoái hoá cột sống cổ kèm theo thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh tuỷ sống gây ra các triệu chứng tê tay, đau mỏi ở cổ.

Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những vấn đề cột sống thường gặp xuất phát do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời…

Những người thường ngồi nhiều từ 8 đến 10 tiếng với máy tính, ngồi sai tư thế, thường xuyên cúi người hay gục đầu trên bàn làm việc sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay:

  • Cánh tay, bàn tay bị đau nhức, tê, gây khó khăn trong hoạt động.
  • Xuất hiện các cơn đau mỏi vai gáy.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Thoái hoá đốt sống cổ gây đau đầu: Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như hoạt động học tập và lao động. Nhận biết các triệu chứng và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nghiêm trọng về sau. 1.…

Tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ còn xảy ra với những người nằm ngủ sai tư thế, thường xuyên vác vật nặng một bên tạo áp lực lên cột sống và hệ thần kinh.

Hội chứng ống cổ tay cũng là một trong những nguyên nhân gây tê tay ở những nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng chuột máy tính. Do hoạt động trên bàn phím và chuột máy tính sẽ tạo nên những áp lực bất thường ở cổ tay, khuỷu tay khiến tay người bệnh bị tê, giảm cảm giác, hoạt động kém linh hoạt, vụng về. Nếu để lâu không điều trị, người bệnh sẽ bị mất trương lực nắm và kẹp chặt, dễ làm rơi đồ vật.

 Nhân viên văn phòng thường hay bị tê tay
Nhân viên văn phòng thường hay bị tê tay

2. Cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

Chẩn đoán chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng trong việc chữa trị hiệu quả và tận gốc căn bệnh. Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng làm mờ triệu chứng, giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác tê và đau tay, hoàn toàn không thể chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Vì vậy, tại Phòng Khám ACC, các bác sĩ chuyên khoa sử dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống để nắn chỉnh cấu trúc đốt sống về vị trí tự nhiên, kết hợp các bài tập vật lý trị liệu nhằm loại bỏ sự chèn ép gây ra bởi sai khớp nhẹ cũng như sự thoái hoá dọc theo cột sống, giúp phục hồi hiệu quả chức năng hoạt động của hệ thần kinh.

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ tại Phòng khám ACC

Nếu không tích cực tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ, nhiều bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn tiền đình. Vật lý trị liệu có…

Ngoài ra, trị liệu bằng công nghệ tia laser thế hệ IV cũng giúp các mô trong khớp xương được kích thích sâu và làm quá trình phục hồi nhanh hơn.

bệnh nhân đang điều trị tê tay với tia laser tại phòng khám ACC
Bệnh nhân đang được điều trị với máy chiếu tia laser thế hệ IV tại Phòng Khám ACC

Bên cạnh việc điều trị với các phương pháp trị liệu thần kinh cột sống và các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh cần thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt hằng ngày để đẩy nhanh tiến độ hồi phục cũng như tránh được khả năng tái phát bệnh:

  • Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp, chú ý xoay tròn cổ tay trước khi chơi thể thao hoặc làm việc.
  • Khi sử dụng chuột máy tính, bạn nên điều chỉnh chiều cao của ghế để cổ tay và bàn tay trên mặt phẳng song song với mặt bàn, tránh tình trạng cổ tay bị ưỡn quá mức.
  • Thay đổi tư thế làm việc, nên đứng dậy đi lại thư giãn hoặc tập các bài thể dục ngừa thoái hóa đốt sống cổ nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng làm việc.
Tư thế làm việc đúng để tránh bị tê tay
Tư thế làm việc đúng để tránh bị tê tay

Dưới đây là 4 bài tập yoga giúp trị đau mỏi cổ cho người bị thoái hóa đốt sống cổ, giới văn phòng thường ngồi nhiều và ít vận động. Bạn hãy dành ra 10 phút mỗi ngày để tập luyện, những bài tập sau sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

Bài tập yoga điều trị thoái hóa đốt sống cổ tại nhà

Bài viết cùng chủ đề:
> Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên khám ở đâu?
> Biến chứng rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ
> Dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ không thể bỏ qua
> Nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối tê tay

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục