Mổ thoát vị đĩa đệm và những điều nhất định phải cân nhắc

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Edouard Sabourdy

Nhiều người cho rằng việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ điều trị dứt điểm được bệnh. Thế nhưng, phương pháp này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thậm chí các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay

Mổ thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật xâm lấn giúp loại bỏ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Có 4 phương pháp phẫu thuật đĩa đệm chính, bao gồm:

1.1. Phẫu thuật cắt cung sau cột sống

Phẫu thuật cắt cung sau cột sống có tác dụng giảm áp lực đè lên tủy sống hoặc rễ thần kinh cột sống bằng cách tạo một lỗ trong vòm đốt sống (lamina). Phương pháp này cũng thường được áp dụng để điều trị các tổn thương cột sống và u cột sống.

1.2. Phẫu thuật cắt bỏ vi mô

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vi mô loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất cho những bất thường ở đốt sống lưng.

1.3. Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo

Phương pháp này sẽ thay thế đĩa đệm bị thoái hóa bằng đĩa đệm nhân tạo. Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo được chống chỉ định cho một số đối tượng như: dị ứng các thành phần của đĩa đệm nhân tạo, thoái hóa cột sống tiến triển, yếu xương,…

1.4. Hợp nhất cột sống

Bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các đốt sống bằng xương tự thân (xương trong cơ thể bạn), hoặc xương người hiến tặng, với sự hỗ trợ của vít, thanh kim loại, nhựa… để cố định. Tuy nhiên phương pháp này sẽ khiến cột sống của bạn bị cố định vĩnh viễn.

Lưu ý: Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp.

mổ thoát vị đĩa đệm
Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ lựa chọn phương pháp phẫu thuật đĩa đệm phù hợp
Thoát vị đĩa đệm có nhất thiết phải mổ?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là thắc mắc chung của nhiều người. Không ít bệnh nhân cho rằng phẫu thuật có thể điều trị dứt điểm căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình phẫu thuật thoát vị…

2. Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bao lâu thì hồi phục?

Thông thường, tình trạng của người bệnh sẽ cải thiện rõ rệt trong 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật, và vẫn tiếp tục cải thiện trong 12 tháng tiếp theo. Trong đó:

  • Các cơn đau giảm nhanh trong 2 – 6 tuần đầu.
  • Tình trạng yếu cơ, tê cứng và kim châm có thể mất vài tháng hoặc vài năm để đạt được hiệu quả rõ rệt.
Theo thống kê, có đến 10-25% bệnh nhân không thể phục hồi hoàn toàn khả năng vận động hoàn toàn sau phẫu thuật, ngoài ra cũng có khoảng 50% bệnh nhân thường xuyên có cảm giác châm chích ở vị trí mổ.

 

Các bác sĩ lưu ý người bệnh không nên thụ động chờ các triệu chứng thuyên giảm. Thay vào đó, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tập phục hồi chức năng để nhanh chóng cải thiện khả năng vận động, tăng cường sức mạnh của cơ, rút ngắn thời gian phục hồi và sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, trên thực tế yếu tố cốt lõi gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm nằm ở các cấu trúc cột sống sai lệch, gây áp lực lớn lên đĩa đệm và dây thần kinh, dẫn đến tình trạng thoát vị. Vì vậy sau khi mổ, mặc dù đĩa đệm bị thoát vị đã được xử lý nhưng phần cột sống sai lệch đó vẫn không thể chuyển động linh hoạt, tình trạng chèn ép vẫn tiếp diễn và bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Không những vậy, người bệnh còn khó tránh khỏi những biến chứng thường gặp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

Có thể bạn quan tâm: Tham khảo chi phí mổ thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY

3. Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Một số biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

Nhiễm trùng: Đây là tình trạng có thể xảy ra ở mọi ca phẫu thuật. Đặc biệt với những vết mổ hở, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nếu nhiễm trùng có liên quan đến đĩa đệm hoặc ống sống thì rất nguy hiểm, có ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Tổn thương thần kinh: Các tác động lên cột sống khi phẫu thuật có thể làm tổn thương dây thần kinh hoặc màng cứng quanh tủy sống. Khi tủy sống bị tổn thương có thể gây tê liệt một số bộ phận, tùy thuộc vào vùng dây thần kinh ảnh hưởng.

Thoái hóa cột sống: Vùng cột sống sau mổ không còn khả năng linh hoạt như ban đầu, có thể xảy ra tình trạng thoái hóa các đốt sống ở phân đoạn cột sống liên quan.

Đĩa đệm nhân tạo bị lệch: Trong một số trường hợp, đĩa đệm nhân tạo có thể lệch khỏi vị trí ban đầu. Biến chứng này thường xảy ra trước khi đĩa đệm tích hợp vào đốt sống. Lúc này, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật một lần nữa để điều chỉnh lại.

Thoát vị đĩa đệm tái phát: Theo thống kê có đến 5 – 15% trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm bị tái phát sau 6 tháng. Việc phẫu thuật chỉ giúp người bệnh giảm đau chứ không thể hồi phục hoàn toàn chức năng của đĩa đệm.

Một số biến chứng khác: Biến chứng xơ hóa, gây tê, yếu cơ vùng cột sống thắt lưng, hiện tượng xuất huyết trong mô, bại liệt, thậm chí tử vong.

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp rủi ro, khó có thể giải quyết tận gốc vấn đề
Phẫu thuật là phương pháp rủi ro, khó có thể giải quyết tận gốc vấn đề của đĩa đệm

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ cột sống

4. Mổ thoát vị đĩa đệm, chỉ nên khi nào?

Thực tế, không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng cần can thiệp phẫu thuật. Chỉ trong một số trường hợp, phương pháp này mới cần được áp dụng:

  • Không đáp ứng các phương pháp điều trị trước đó.
  • Thoát vị đĩa đệm gây tình trạng chèn ép thần kinh cấp tính, rách bao xơ hoặc thoát vị di trú.
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức hoặc gây yếu, liệt cơ.
Rách bao xơ đĩa đệm - Lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia

Rách bao xơ đĩa đệm là một tình trạng thường gặp ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động  và dần trở nên phổ biến hơn với người làm việc văn phòng, nặng hơn có thể gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Có nhiều nguyên nhân chính…

5. Nếu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại, cần làm gì tiếp theo?

Trong trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm thất bại, hoặc khi người bệnh lo lắng về các rủi ro do phẫu thuật gây ra, các phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

Tại ACC, với mong muốn mang đến cho người bệnh giải pháp điều trị an toàn và có hiệu quả lâu dài, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp với Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác.

phương pháp điều trị kết hợp tại ACC

Như vậy, có thể thấy rằng các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm thực sự rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe về lâu dài. Do vậy, bạn cần điều trị đúng hướng và nên ưu tiên điều trị bằng phương pháp bảo tồn trước, việc mổ thoát vị đĩa đệm chỉ nên là lựa chọn cuối cùng khi những cách khác không hiệu quả!

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục