Bà bầu đau lưng khi mang thai: Nguyên do, cách khắc phục

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Edouard Sabourdy

Nhiều thống kê y tế cho thấy, có khoảng 50 – 80% bà bầu bị đau lưng khi mang thai. Cơn đau có thể xuất hiện từ rất sớm, ở 3 tháng đầu thai kỳ và kéo dài đến sau khi sinh. Với một số mẹ bầu, biểu hiện đau lưng chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn, nhưng nhiều trường hợp cơn đau dai dẳng, vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tâm lý của mẹ bầu.

1. Triệu chứng đau lưng trong thai kỳ

Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ đau lưng có thể khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy nhất là:

  • Xuất hiện cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu và tăng dần lên ở 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Đau trở nặng về đêm.
  • Cảm thấy các đốt sống ngang thắt lưng, đặc biệt là lưng dưới xuất hiện nhiều cơn đau nhức hoặc bị mỏi.
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu trong suốt thời gian mang thai.
  • Đau lưng đi kèm ốm nghén, ợ chua, nhức đầu.

2. Nguyên nhân đau lưng trong thai kỳ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu đau lưng 3 tháng đầu hay trong suốt hành trình mang thai. Trong đó, phần lớn là do những thay đổi tự nhiên của cơ thể như tăng cân, tăng nội tiết tố… Song, trong nhiều trường hợp, đau lưng trong thai kỳ còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý cột sống. Cụ thể như sau:

2.1. Cột sống thắt lưng và vùng cơ bị tổn thương

Thứ nhất

Hầu hết các trường hợp bà bầu bị đau lưng thường bắt nguồn từ sự tăng cân đột ngột. Trên thực tế, cân nặng của bà bầu thường tăng từ 11 – 15 kg trong suốt 9 tháng 10 ngày. Trọng lượng cơ thể tăng khiến cột sống phải chống đỡ nặng hơn, càng tạo thêm áp lực nên rất dễ bị tổn thương.

Thứ hai

Trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu và lưng, từ đó gây ra các cơn đau khó chịu tại đây.

Thứ ba

Mang thai làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, khiến cột sống thắt lưng cong dần về phía trước. Để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu phải ngả người về phía sau gây tổn thương cột sống và kết quả là dẫn đến đau lưng.

Thứ tư

Cơ bụng có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe của vùng lưng. Thế nhưng khi mang thai, các cơ này sẽ trở nên “yếu ớt” và bị giãn do tác động thai nhi phát triển, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Từ đó, gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai.

Thứ năm

Vào những ngày cuối thai kỳ thì thai nhi quay đầu, khi đó vị trí lưng của bé ngược lại với lưng của mẹ, làm tăng sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ, gây ra tình trạng đau lưng ê ẩm.

thói quen chống tay vào lưng
Nhiều thai phụ có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi đi lại cũng khiến vùng lưng bị tổn thương, nhất là phần xương cụt.

2.2. Do mắc bệnh lý xương khớp

Bệnh lý cột sống như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,… cũng là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai. Trong đó, đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến nhất. Biểu hiện là thai phụ có cảm giác đau lưng rồi lan dần xuống mông, đùi, bắp chân kèm theo cảm giác tê bì. Đau thường xảy ở một bên chân, tăng lên khi ngồi nhiều, đi lại và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.

2.3. Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ

Khi thai nhi càng lớn dần, đặc biệt vào những tuần cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ thường tiết ra một loại hormone có tên Relaxin. Hormone này có tác dụng giãn nở dây chằng và khung chậu để tử cung dễ dàng đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, điều này lại làm phát sinh những cơn đau lưng kèm theo chứng đau vùng chậu hông.

2.4. Stress hoặc trầm cảm

Nhiều người gặp phải tình trạng đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu nhưng không biết nguyên nhân đến từ đâu. Lý do có thể đây là giai đoạn các chị em đang tập thích nghi với việc mang thai và rất dễ gặp những áp lực trong cuộc sống. Khi không thể giải tỏa những áp lực này, mẹ bầu thường có biểu hiện mệt mỏi, lo lắng quá mức, sợ hãi, đôi khi có cảm giác thất vọng về bản thân, giận dữ, khóc nhiều hơn. Cộng thêm việc nội tiết tố thay đổi cũng khiến họ càng rơi vào trạng thái stress trầm trọng. Tình trạng này cứ kéo dài sẽ gây căng cơ nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là tạo áp lực lên vùng cơ lưng, và đau lưng là triệu chứng khó tránh khỏi.

2.5. Do động thai

Động thai là tình trạng dọa sảy thai, ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ. Đôi khi nó xảy ra chỉ do một vài bất cẩn nhỏ trong ăn uống, vận động, sinh hoạt mà mẹ bầu không hề ngờ đến.

Nếu đau mỏi lưng khi mang thai kèm theo cảm giác đau tức ở bụng dưới, âm đạo chảy một ít máu đỏ hoặc đen, lẫn dịch nhầy màu hồng nhạt thì rất có thể chị em đang bị động thai. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì nếu chần chừ thì tính mạng của thai nhi có thể bị đe dọa.

3. Mẹ bầu đau lưng, có đáng lo?

Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, tình trạng bà bầu bị đau lưng là hiện tượng sinh lý bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng kéo dài không dứt, đau lưng lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân,… thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý cột sống. Nếu chủ quan, bệnh sẽ tiến triển nặng, cơn đau trở nên dữ dội hơn và có thể gây cản trở vận động, khiến giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc, dẫn đến suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

4. Các phương pháp chữa đau lưng cho mẹ bầu

Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu hay trong suốt thời kỳ mang thai đều gây ra nhiều phiền toái, khó chịu. Để vượt qua tình trạng này, mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện những cách dưới đây:

4.1. Thực hiện bài tập giảm đau lưng khi mang thai

Một vài động tác nhẹ nhàng có thể giúp thư giãn cơ lưng, giảm áp lực tại các đốt sống, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu, giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn.

> Có thể bạn quan tâm: 6 bài tập giảm đau lưng khi mang thai cực hiệu quả

4.2. Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh vùng thắt lưng cũng là cách giảm đau lưng khá hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng. Hãy bắt đầu chườm lạnh bằng túi chuyên dụng hoặc khăn bọc ít viên đá lạnh/chai nước mát trong vòng 20 phút, thực hiện khoảng vài lần một ngày. Sau hai hoặc ba ngày, sử dụng miếng nhiệt hoặc chai nước ấm chườm lên vùng bị đau.

4.3. Trị liệu Thần kinh cột sống cho thai phụ

Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay để điều chỉnh các sai lệch trong cấu trúc cột sống, từ đó giải phóng áp lực và chấm dứt cơn đau mà hoàn toàn không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Với các mẹ bầu bị đau lưng, bác sĩ Chiropractic sẽ thăm khám vùng cột sống thắt lưng thật cẩn thận và đề ra liệu trình nắn chỉnh nhẹ nhàng. Hãy an tâm vì Chiropractic được nhiều chuyên gia đánh giá an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp điều chỉnh xương chậu cân bằng, nhờ đó em bé dễ dàng di chuyển vào đúng vị trí sinh, giảm thời gian chuyển dạ và nguy cơ sinh khó cho mẹ.

trị liệu đau lưng khi mang thai
Trị liệu Thần kinh cột sống giúp khắc phục cơn đau lưng khi mang thai một cách nhẹ nhàng, mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp này và được Bộ Y tế cấp phép. Đến nay sau hơn 16 năm hoạt động, ACC đã giúp rất nhiều trường hợp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng đau nhức lưng và có một thai kỳ khỏe mạnh.

4.4. Vật lý trị liệu chữa đau lưng khi mang thai

Đây là phương pháp dùng các tác nhân vật lý (siêu âm điều trị, điện xung giảm đau, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu) và áp dụng các bài tập vận động để chữa đau lưng.

Lợi ích của Vật lý trị liệu là xoa dịu cơn đau lưng hiệu quả, đồng thời giúp cơ thể mẹ bầu thêm dẻo dai. Tuy nhiên để bắt đầu liệu trình điều trị, mẹ bầu cần tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu giỏi chuyên môn thì mới có thể đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Tại ACC, Vật lý trị liệu cũng được đưa vào liệu trình chữa đau lưng cho thai phụ (kết hợp cùng phương pháp Chiropractic) để nâng cao hiệu quả điều trị.

5. Các cách ngăn ngừa tình trạng đau lưng ở mẹ bầu

Để cơn đau lưng không “ghé thăm” trong suốt thai kỳ, các chị em hãy thực hiện theo các lời khuyên dưới đây:

5.1. Cải thiện tư thế

Mẹ bầu cần duy trì các tư thế đúng:

  • Chú ý tư thế đi bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng về một bên với 1 – 2 chiếc gối kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng sẽ làm giảm áp lực lên lưng.
  • Nếu muốn nhặt món đồ dưới đất, bà bầu nên ngồi xổm xuống, khuỵu đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng. Tránh khòm lưng hoặc cúi gập người quá mạnh, đột ngột.
  • Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
  • Tuyệt đối không mang vác vật nặng.

5.2. Tập mang giày đế bằng

Chị em nên thay thế những đôi giày cao gót bằng giày đế bằng, có độ rộng và mềm mại, vừa chân để giúp giữ thăng bằng dễ dàng hơn, giảm áp lực lên cột sống và cơ lưng.

5.3. Thay đổi ghế ngồi hoặc nệm nằm

Chọn ghế ngồi có phần tựa lưng uốn cong hoặc đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau phần thắt lưng. Đồng thời, nằm đệm có độ cứng phù hợp để giữ cột sống thẳng sẽ giảm được tình trạng đau lưng.

5.4. Luyện tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục khi mang thai giúp phòng ngừa đau lưng và đau vùng xương chậu, đồng thời cải thiện thể lực chung.

Các bộ môn an toàn cho mẹ bầu là: yoga, đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh, bơi lội, tập với xe đạp cố định… với thời gian tập mỗi ngày khoảng 30 phút. Mỗi bài tập chỉ nên duy trì ở mức độ trung bình, tránh tập quá nặng.

mẹ bầu tập thể dục
Mẹ bầu nên tích cực luyện tập mỗi ngày để phòng ngừa triệu chứng đau lưng và mệt mỏi.

5.5. Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng

Bà bầu cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 23h và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế các nguy cơ gây đau lưng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải giữ mình luôn ở trạng thái thoải mái, kiểm soát stress bằng cách: nghe nhạc, đọc sách, chia sẻ với gia đình và bạn bè.

Cuối cùng các mẹ bầu cần nhớ rằng, mặc dù đau lưng khi mang thai là một hiện tượng thường gặp nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ, chị em nên theo dõi triệu chứng đau lưng của mình. Nếu cơn đau kéo dài bất thường cần đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tham khảo nơi chữa đau thắt lưng tốt cho mẹ bầu TẠI ĐÂY

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục