Bệnh cứng khớp nên ăn gì thì tốt?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Edouard Sabourdy

Ngoài việc theo đuổi phương pháp điều trị hợp lý, chế độ ăn uống khoa học cũng là điều bệnh nhân cần quan tâm. Theo đó, tại phòng khám ACC, các bác sĩ nhận được rất nhiều câu hỏi “Bệnh cứng khớp ăn gì để nhanh khỏi bệnh?”.

Đây là tình trạng thường gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi với triệu chứng đặc trưng cứng khớp vào buổi sáng, kéo dài trong 10 phút hoặc nửa giờ ở các khớp tay, chân, ngón tay, ngón chân, khớp cổ hoặc khớp gối. Cứng khớp có thể kèm theo triệu chứng đau khớp, làm cản trở sinh hoạt và thực hiện các công việc thường ngày.

Có thể bạn quan tâm: Thói quen nguy hiểm gây cứng khớp ngón tay

1. Người bị cứng khớp nên ăn gì?

Về cơ bản, khẩu phần ăn của người bị cứng khớp vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính là đạm, bột đường, chất béo và vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, thực đơn dinh dưỡng của người bị cứng khớp cần bổ sung các thực phẩm giàu A-xít béo Omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, tôm, cua, dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu.

thực phẩm cho bệnh nhân cứng khớp
Thực phẩm giàu A-xít béo Omega-3 tốt cho bệnh nhân cứng khớp

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Y học Saudi cho biết vitamin E có tác dụng làm giảm các triệu chứng đặc trưng của viêm khớp. Do đó người bị cứng khớp nên quan tâm rau mầm lúa mì, các loại hạt, ngô, ô liu, rau lá xanh, cà chua, đu đủ, xoài, kiwi là nguồn cung cấp vitamin E rất tốt.

Ngoài ra, chất xơ cũng góp phần làm giảm tình trạng viêm khớp, cứng khớp, do đó các loại trái cây tươi và rau củ quả cũng nên được ưu tiên trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy người cứng khớp nên ăn gì? Đối với những người bị cứng khớp do thoái hóa khớp nên thường xuyên ăn bơ, vì những dưỡng chất trong loại quả này có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Hàm lượng phytosterol, carotenoid, axit béo omega-3 có trong bơ giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, táo cũng là loại quả rất quan trọng có khả năng chống lại các phản ứng viêm.

Nguồn thực phẩm tốt cho xương khớp không thể thiếu sữa, đậu hũ và rau xanh. Vì chúng chứa một lượng lớn canxi quan trọng trong việc thúc đẩy và hình thành hệ xương khớp chắc khỏe. Theo khuyến cáo, người bệnh nên uống 2 ly sữa mỗi ngày, có thể lựa chọn sữa ít béo hoặc không béo tùy sở thích. Hơn nữa, 1 nửa chén đậu phụ cũng đáp ứng khoảng 20% lượng canxi cần thiết. Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoong, rau bina, súp lơ xanh, bắp cải chứa nhiều canxi và cả các chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng viêm khớp.

Bài viết liên quan: Những thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn tuổi không thể bỏ qua

Có nhiều loại nấm tốt cho người cao tuổi, có tác dụng chống viêm, giảm cứng khớp và đau khớp, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại. Người bệnh có thể chọn canh nấm đông cô, nấm hương xào thập cẩm, lẩu nấm… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Một nhóm thực phẩm nữa cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh là: ngũ cốc, lúa mì, gạo lứt, lúa mạch đen…

Ngoài việc lựa chọn các thực phẩm như trên, người bệnh khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Bài viết liên quan: Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân xương khớp

2. Người bị cứng khớp nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm hữu ích, người bệnh cũng cần tránh những loại thực phẩm gây viêm đau như:

– Thực phẩm giàu muối (thức ăn nhanh, khoai tây chiên, dưa muối) dẫn đến lượng muối dư thừa trong cơ thể, các tế bào của khớp có thể giữ nước, gây viêm sưng.

– Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê…) chứa rất nhiều axít béo omega-6, cholesterol, càng làm cho tình trạng viêm thêm trầm trọng, triệu chứng cứng khớp càng tái phát nhiều lần.

– Thực phẩm chiên (thịt chiên, khoai tây chiên…) làm tăng viêm khớp, đồng thời giảm hiệu quả phòng thủ tự nhiên của cơ thể.

– Rượu, bia nếu tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về khớp, làm nặng thêm các triệu chứng cứng khớp và đau khớp hiện có.

– Kiêng ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn đối với bệnh nhân bị cứng khớp do viêm đa khớp dạng thấp có tình trạng dinh dưỡng kém.

Xem thêm: Viêm đa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Đồng thời bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, bởi theo một số nghiên cứu, các mô mỡ sản xuất ra các hormone trực tiếp dẫn đến viêm, đau và cứng khớp là khó tránh khỏi. Hơn nữa, thừa cân có thể làm cho các khớp ở hông và đầu gối phải chịu thêm nhiều áp lực. Nếu đã viêm khớp thì áp lực này từ trọng lượng cơ thể càng khiến khớp nhanh hư hại.

Cứng khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Khớp gối là bộ phận rất quan trọng, vừa giúp cơ thể thực hiện các chức năng vận động, vừa hỗ trợ chống đỡ trọng lực toàn bộ cơ thể. Cứng khớp khối là triệu chứng ban đầu, báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng như hư tổn sụn khớp,…

Chọn đúng thực phẩm, ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên khuyến cáo ban đầu, bệnh nhân cứng khớp cần được thăm khám và chữa trị kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng kèm theo cảm giác đau nhức hoặc khó khăn khi vận động. Tại phòng khám ACC – đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam sử dụng liệu trình trị liệu thần kinh cột sống, chữa lành các cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Đặc biệt với thiết bị trị liệu tia laser cường độ caosóng xung kích Shockwave tại ACC, nhiều bệnh nhân đã nhanh chóng phục hồi, cải thiện cấu trúc khớp, giảm tình trạng sưng viêm và cứng khớp đáng kể.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục